Chuyện bánh chưng tết

24/01/2020 10:59
Chuyện bánh chưng tết

Nói về bánh chưng, có mà nguyên ngày cũng chửa dứt. Chiếc bánh chưng không chỉ gắn bó với Tết Nguyên đán theo lịch mặt trăng mà với cả nếp sống sinh hoạt của người Việt.

Lứa chúng tôi hồi nhỏ, hầu như đứa nào cũng thuộc đôi câu đối đặc sản tết, liệt kê đủ món cổ truyền “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bây giờ, nhiều món đã thất truyền, bị loại bỏ, chẳng hạn thịt mỡ người ta kiêng do sợ béo phì, mỡ máu, cây nêu cũng chả mấy nhà trồng bởi giờ sợ người hơn sợ quỷ, câu đối ít người treo khi chữ Hán đã mai một, thua kém chữ quốc ngữ, còn pháo lại càng tịt, đơn giản là nhà nước cấm tiệt đã hai mấy năm rồi. Rốt cuộc chỉ còn trụ vững, tồn tại cùng Tết, cùng người, cùng mùa xuân là bánh chưng.

Tôi nhớ, cũng vẫn từ hồi còn bé tí, thày (bố) tôi cắt nghĩa rằng nếu nói về ăn gạo nếp thì người bên Lào họ ăn nhiều hơn ta, quanh năm suốt tháng chỉ có nếp, như ta ăn cơm tẻ vậy. Ông anh tôi lè lưỡi rùng mình, thế thì ngán tới tận cổ. Thày tôi lại bảo, nhưng chế biến nếp thành cái bánh chưng ngon tuyệt thì chỉ có người Việt ta, nó như một thứ đặc sản của dân tộc. Nghe tới bánh chưng, đám chúng tôi đứa nào cũng thèm rỏ dãi. Thời ấy, gần như cả năm mới được một lần ăn bánh chưng, mà chỉ vài miếng, ăn rồi vẫn thòm thèm. Có đứa mong Tết để thày bu mua cho bộ quần áo mới, được nghỉ học, được khỏi ra đồng tưới tắm cuốc đất đập nương, được tiền mừng tuổi, nhưng cũng nhiều đứa chỉ chờ Tết mong chén miếng bánh chưng.

Chuyện tôi đang kể đây vẫn đậm trong ký ức, về thời chiến tranh và bao cấp ở nông thôn miền Bắc. Những năm 60 và 70 cực kỳ thiếu thốn, khốn khó với đại đa số dân chúng, nhất là nông dân. Nhưng dù nghèo tới mấy, vẫn phải rướn lên tí chút với cái tết, vừa để đỡ tủi thân, vừa cho con cái được sống vài ngày vui vẻ trong chuỗi dài dằng dặc những lo âu, vất vả.

Quê tôi đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, thuần nông, làng thôn ngay chân núi Chè (núi Trà Phương), huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Cả làng chỉ có vài ba nhà khá giả, còn lại đều nghèo. Nhà cán bộ xã cũng nghèo. Không phải Tết đến thì nhà nào cũng gói bánh chưng. Suốt tuổi thơ (những năm 60) tôi để ý chỉ nhà nào “có điều kiện” lắm mới gói riêng, còn phần lớn chung nhau, góp đỗ nếp thịt, mỗi nhà vài ba chiếc để bày lên bàn thờ cúng tổ tiên ông bà. Một nồi luộc có khi bánh của 4 - 5 nhà, nếu gói riêng thì đánh dấu bằng nút lạt cho khỏi lẫn. Tôi để ý có những nhà nghèo như nhà cụ Đẹn, nhà ông Hâm điếc, nhà chị Nhỡ… gần như chả bao giờ gói. Ngay cả nhà tôi, bu tôi làm ăn tháo vát, buôn bán giỏi giang thế nhưng chỉ trước khi vào hợp tác xã mới hay gói, còn sau này chỉ năm thì mười họa.

Thời ấy, gạo tẻ đã ít, cơm chẳng đủ no nên nếp lại càng hiếm. Mỗi lần thổi xôi, nấu cơm nếp cúng rằm, chỉ văng ra vài hạt nếp, thày tôi vẫn nhặt lại cho bằng được. Nếp là thứ nguyên liệu chính của bánh chưng. Tiếp nữa là thịt lợn, đỗ xanh, tiêu bắc, muối. Áo của bánh chưng là lá dong hoặc lá chuối. Trong sách lớp 1 có câu đố “Nhà xanh lại đóng đố xanh/Tra đỗ giồng hành thả lợn vào trong”, đố là cái gì, trả lời: cái bánh chưng. Ở đây cũng cần nói thêm về “đóng đố xanh”, đố chứ không phải đỗ như người ta hay nhầm. Đố là cái vỏ, tấm che đậy phía ngoài. Ta thường nói “giàu nứt đổ đổ vách”. Chiếc bánh chưng được gói bằng là dong, lá chuối xanh, đóng đố xanh nghĩa là vậy. Thời này, có khi vừa cúng ông Táo xong là thiên hạ đã lục tục rộn rịp chuẩn bị gói bánh chưng. Trước kia cứ phải đợi sát Tết, trước giao thừa 1 - 2 ngày thôi. Đơn giản là tới lúc ấy mới có thịt. Được hợp tác xã và chính quyền cho phép, vài nhà đụng nhau một con lợn. Nhà nào tự ý giết mổ không phép có thể bị phạt, bị tịch thu thịt.

Thường khoảng 29 tết thì mổ lợn, chọn miếng thịt ngon nhất làm giò chả, tiếp nữa để gói bánh, sau đó mới dùng vào việc xào nấu kho. Bu tôi đã ngâm sẵn gạo nếp tối hôm trước, cả đỗ xanh nữa. Nhà tôi có chiếc cối đá quay tay chuyên để xay đỗ, sát tết bà con trong làng tới nhờ xay đông nghìn nghịt, đỗ gói bánh hoặc thổi xôi. Tiêu bắc mua theo bìa mua hàng tết, mỗi nhà được gói nhỏ cỡ ngón chân cái, hơn trăm hột. Cả miền Bắc chỉ có mỗi vùng Vĩnh Linh trồng tiêu, thời chiến tranh ác liệt, nơi này là cái túi bom nên hạt tiêu quý như hạt vàng.

Năm nào đụng được thịt lợn thì bu tôi mới quyết định việc gói bánh chưng. Nhà tôi và nhà bác Ỷ, có năm cùng nhà anh Huy, chung nhau luộc một nồi. Thày tôi, bác Ỷ, anh Huy đều khéo tay gói bánh. Chiếc bánh vuông vức chằn chặn, lạt buộc thật khéo, cái nào cũng như cái nào. Tụi trẻ con ngồi chầu chực xung quanh, vừa ngắm các đấng bậc thao tác thoăn thoắt khéo léo, vừa thầm cầu gạo đỗ thịt thà dôi ra chút ít để có cái bánh mụi. Anh Huy vốn dạy học, thoáng nhìn bọn trẻ con là biết chúng muốn gì, nên thường chừa ra một hai cái bánh mụi cho chúng nó vui, tích cực trông chừng nồi luộc.

Sự luộc bánh là cả mớ kỷ niệm khó quên. Nhà tôi có chiếc nồi đồng khá to, xếp vào đó được cả chục chiếc. Cái nồi này bu tôi mua lại của một nhà bần cố nông trong làng được chia quả thực dạo cải cách ruộng đất. Xưa kia, chỉ nhà địa chủ mới dám sắm thứ vật dụng khủng như vậy. Bánh gói xong, xếp kín trong nồi, đổ nước xâm xấp. Trước đó, anh Uy tôi đã theo chỉ đạo của tư lệnh thày, khệ nệ ra sau nhà bưng ra hơn chục hòn gạch xếp thành đầu rau ở góc sân đất. Suốt đêm lạnh trước thềm xuân, ngồi với nhau quanh bếp lửa rừng rực luộc bánh chưng, chuyện nọ xọ chuyện kia, ngắm sao trời nhấp nháy, ngửi mùi bánh chín tỏa ra dìu dịu khó cưỡng nổi cơn thèm.

Thường phải luộc từ 8 - 10 tiếng đồng hồ thì bánh mới rền, không bị sượng, không bị lại gạo. Cạnh nồi luộc bánh bao giờ cũng có bếp phụ đun sẵn nồi nước sôi, “thợ” luộc nhắc nhau trông chừng, thấy nước chỉ còn phân nửa là phải châm tiếp vào. Đứa nào cũng căn giờ vớt bánh mụi, bởi nó nhỏ nên chỉ cần vài tiếng là chín. Vả lại cái bụng thèm bánh chưng đang sôi òng ọc, không thể hoãn nổi. Ngay trong đêm, khi nồi bánh còn chưa chín thì chúng tôi đã xực xong chiếc bánh mụi, ngon không thể tả.

Không phải lúc nào việc luộc bánh cũng trôi chảy. Năm ấy 1969, Tết Kỷ Dậu, tôi chớm vào học cấp 3, thày bu như thường lệ giao cho chúng tôi trông nồi bánh. Nửa đêm, củi chất vào đáy nồi cháy đùng đùng, mắt thì buồn ngủ díp lại, thế là lăn ra ổ rơm góc sân làm một giấc. Nồi bánh cạn nước, chả có ai châm thêm, tỏa mùi khét. May bu tôi thức khuya phát hiện, cứu được nồi bánh nhưng hỏng đáy chiếc nồi đồng quý giá. Sau Tết, thày tôi phải đem sang tận thôn Du Lễ bên cạnh nhờ chú Giả hàn vá lại, miếng vá to bằng bàn tay xòe. Chú Giả rất thân với thày tôi, khéo tay vá xong, cái nồi quý dùng thêm cả chục năm nữa mà không hề bị rò nước, chỉ hơi xấu xí. Về sau, bu tôi mua chiếc nồi nhôm Liên Xô thì nồi đồng vá được về hưu, sau này hình như các cháu đem bán cho bà đồng nát. (còn tiếp)

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
2

Võ công của Hoàng Thường mạnh tới mức khiến Trương Vô Kỵ cũng phải thua

Hoàng Thường, tác giả bí kíp võ công Cửu Âm Chân Kinh, sở hữu võ công cái thế nào?
4

Những cặp vợ chồng kỳ quặc nhất thế giới

Những cặp vợ chồng này hoặc lấy nhau khi đã hơn 100 tuổi, hoặc chênh lệch đến 86cm chiều cao, hay hơn kém nhau gần 600kg cân nặng, điểm giống nhau là đều hạnh phúc.
5

Hiệu ứng giãn nở thời gian: Khi nào thì 1 giây kéo dài thành cả phút?

Khi chúng ta bước vào trạng thái "siêu tiếp nhận", chúng ta đồng thời cũng nhảy vào một dòng thời gian khác trong tâm trí. Và dòng thời gian này trôi chậm hơn rất nhiều so với dòng thời gian thực.

Nồng nàn tình xuân

Cái se lạnh của những ngày giáp tết đưa mình về bên bố mẹ, tiếng xích va vào cánh cổng nghĩa trang vang lên khô khốc. Mùi khói nhang quyện vào gió, tan loãng trên nền trời trong xanh.

Ngắm Sài Gòn những sáng mùa xuân

Sài Gòn đất chật người đông, ấy vậy mà những ngày cuối năm đường phố lặng lẽ, hàng quán khép mình, những trung tâm sầm uất rộng cửa đón mời khách Tây, khách Tàu, những dãy trọ nhỏ hẹp im ắng chờ hết những ngày xuân.

Đất nước Estonia gần như đã số hóa hoàn toàn

Nhà nước Estonia đã số hóa tất cả các quy trình thủ tục hành chính, hiện chỉ còn 3 hoạt động cần sự hiện diện cá nhân, đó là đăng ký kết hôn, ly hôn và chuyển quyền sở hữu.

Sài Gòn mùa nặng trên vai

Sài Gòn đang vào mùa tất bật nhất trong năm. Cảm giác như có bao nhiêu việc đều dồn vào cuối năm, vào những chuyến xe ngược xuôi chở đầy hàng hóa, với bao nhiêu thứ trĩu nặng trên vai, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Chuyện nhỏ Vinamilk, Co.opMart và…

Người tiêu dùng gắn bó với một thương hiệu, một doanh nghiệp, một nhà sản xuất nào đấy không phải chỉ bởi hàng hóa mà còn bởi cả những “chuyện nhỏ” như thế này.

Hương quê

Thì ra có lúc ở giữa quê hương vẫn thấy lòng trống vắng, cô đơn. Về rồi, không thiếu quê hương, nhưng thiếu bạn bè.

Vài suy nghĩ sau tấm huy chương vàng SEA Games 30 của đội U.22 Việt Nam

Niềm vui của tôi bùng lên với trận thắng vì bản lĩnh đội Việt Nam hơn hẳn đối thủ, và lòng tôi dâng niềm xúc động thấy ông Park Hang-seo vỗ tay lên ngực nơi ông đeo huy hiệu Tổ Quốc tôi!

Vị thế bóng đá và vị thế quốc gia

Không thể lấy bóng đá để khỏa lấp, che khuất mọi thứ khác được. Uy tín vị thế Việt Nam đối với hơn 97 triệu dân Việt và tầm thế giới quốc tế không chỉ là bóng đá.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 23/02/2025