Chuyện con lợn nhân năm Hợi (kỳ 2)

10/02/2019 16:10
Chuyện con lợn nhân năm Hợi (kỳ 2)

Nói không quá đáng, suốt thời gian dài, con lợn đã cứu con người. Dù vẫn bị gọi là lợn nhưng địa vị của nó được nâng cao rõ rệt. Nó chỉ cần bỏ cám là cả nhà đã cuống lên, lo hơn lo cho người bệnh.

Như đã biên kể trong bài trước, ở nông thôn miền Bắc những năm thập niên 1960 - 1980, còn gọi là thời bao cấp, con lợn chả khác gì một thành viên quan trọng trong gia đình. Có thể không nuôi chó, nuôi trâu, mèo, gà… nhưng dứt khoát phải nuôi lợn.

Đến khi thời bao cấp bị tụt xuống đáy thảm hại, kinh tế khủng hoảng nghiêm trọng thì không chỉ nông dân nuôi lợn mà ngay cả cán bộ, công chức, dân thành thị cũng rước ông ỉ về nhà. Nói không quá đáng, suốt thời gian dài, con lợn đã cứu con người. Dù vẫn bị gọi là lợn nhưng địa vị của nó được nâng cao rõ rệt. Nó chỉ cần bỏ cám là cả nhà đã cuống lên, lo hơn lo cho người bệnh.

Thời bao cấp, người ta vẫn truyền tai nhau “sự tích” Giáo sư Văn Như Cương (thực ra cụ chỉ Phó giáo sư, người đời cứ gọi thế cho gọn) nuôi lợn. Hồi những năm 1980, thầy Văn Như Cương là ông giáo dạy toán nổi tiếng đất Hà thành và cả miền Bắc, nhưng cũng như hầu hết thầy cô giáo khi đó, đồng lương chết đói không đủ nuôi thân chứ nói gì nuôi gia đình.

Thầy Cương ở khu tập thể (chung cư), tuốt trên tầng cao, ngăn hẳn cái nhà tắm vốn đã bé tí làm chuồng lợn. Rau bèo cám bã đã đành phải lôi tuốt lên lầu, ngay cả nước non cũng hiếm, lại phân lợn nữa, khó tránh khỏi mùi hôi. Lợn càng lớn, mùi hôi càng đậm. Ráng chịu chứ biết làm thế nào. Sau vài lứa đầu, tiền lời bán lợn cũng kha khá, cụ “làm ăn lớn” nuôi hẳn vài con cho hoành tráng. Gia đình cụ cắn răng chịu cảnh ô nhiễm nhưng hàng xóm thì không thể chịu.

Họ làm đơn thưa với chính quyền. Đoàn kiểm tra liên ngành tới xem thực hư thế nào. Chả nhẽ một giáo sư toán nổi tiếng cũng phải nuôi lợn kiếm sống. Leo hàng chục bậc cầu thang, chưa tới nhà đã ngửi mùi lợn mùi phân nồng nặc. Không sai. Lập biên bản, ghi rõ “giáo sư Văn Như Cương nuôi lợn…”, đề nghị thầy ký vào. Cụ giáo đọc xong, không chịu, sửa lại “Lợn nuôi giáo sư Văn Như Cương” rồi mới ký tên xác nhận. Thời ấy nhiều người biết chuyện này, một thứ ký ức lịch sử điển hình về những năm tháng bao cấp.

Chuyện cụ Cương tuốt ngoài Hà Nội tôi chỉ được nghe kể lại, chứ chuyện gần thì chính tôi chứng kiến. Nói đâu xa, khu tập thể giáo viên tôi ở, số 43-45 Nguyễn Chí Thanh, P.9, Q.5, Sài Gòn, ai cũng rõ nhà thầy Su nuôi lợn. Thầy Nguyễn Văn Su là Phó hiệu trưởng, từ quân đội chuyển qua.

Chung cư, mỗi giáo viên được cấp 1 phòng chừng 20m2, thầy Su là lãnh đạo nên được 2 phòng. Nhà leo tận lầu 2 (tức tầng 3), thầy hiệu phó dành hẳn 1 căn nuôi lợn. Băm rau thình thình suốt ngày. Nấu cám ngoài hành lang, mịt mù khói tỏa. Vợ con thầy ra chợ An Đông nhặt nhạnh đầu cá, rau úa, xin nước gạo chua về nấu phục vụ các ông heo (thầy Su gọi vậy). Cái mùi đặc trưng cám bã vốn đã khó chịu, lại thêm chất phế thải cá ươn cá thối làm thức ăn cho lợn bốc tỏa ngày này qua ngày khác khiến những nhà trong khu tập thể không khác gì bị khủng bố. Rồi phân heo, không có chỗ đổ, vợ con thầy trút hết xuống cống.

Cứ đêm 30 Tết năm nào cũng vậy, cả nhà thầy cũng chạy rầm rầm đi đổ phân heo xuống bãi rác ngoài đường. Ô nhiễm cả không khí lẫn nguồn nước. Biết bị tra tấn nhưng mọi người đều ngại, một phần thầy là lãnh đạo, phần khác hiểu rằng chẳng qua bí quá phải liều thôi chứ ai muốn khổ sở vất vả thế làm gì. Nhà thầy Su nuôi lợn thì nhà mình cũng nuôi gà công nghiệp, nhà khác xây hồ nuôi cá trê phi, có khác mấy đâu. Cái quá khứ hãi hùng ấy cứ theo đuổi biết bao người mãi tới tận giữa thập niên 90 mới tạm nhạt.

Có một lần, tôi đi dạy về, thấy đám đông ồn ào xôn xao ở cầu thang và hành lang lầu 2. Tưởng vụ gì nghiêm trọng, hay là ai chết, ai cấp cứu, liền tò mò ghé vào. Hóa ra mấy con lợn mỗi con đã vài chục ký của nhà thầy Su bị bệnh. Chả biết ăn phải thứ chi độc địa, bỏ cám đã mấy hôm nay. Vợ con thầy khóc lóc, lo lắng, chạy ngược chạy xuôi, mời anh thú y về chạy chữa.

Thuốc men đủ đường, thậm chí mua sữa cho lợn uống. Không khỏi, đành đóng rọ đem ra chợ cân, bán rẻ, lỗ vốn. Không khí như nhà có tang. Tôi bảo, làm chi mà nghiêm trọng quá. Thầy Vy cùng tầng giải thích, còn hơn cả nghiêm trọng, sống nhờ lợn, vinh hiển xênh xang nhờ lợn, mà nay nó bệnh, mai nó bỏ cám, có khác gì nó giết mình.

Một người khác nữa, tôi biết cụ thể, là bác ruột chị dâu tôi. Cụ Lê Quang Ngoạn mang hàm đại tá (thời ấy to lắm), Cục phó Cục cảnh vệ, Bộ Nội vụ (Công an bây giờ). Cụ làm quan to nhưng sống tử tế, liêm khiết, giữ mình trong sạch. Nhà cụ ở là nửa căn biệt thự, tầng trên, góc phố Tăng Bạt Hổ, cụ bà và các con cháu tận dụng góc vườn làm cái chuồng lợn, nuôi mấy con. Rau bèo cám bã mua ngoài chợ, cụ bà tự nấu, chăm sóc đàn lợn làm hậu phương vững chắc, chỗ dựa kinh tế cho cụ ông yên tâm công tác.

Năm này qua năm khác, tiền càng ngày càng mất giá, lương mấy cha con không đủ sống, đàn lợn từ tay cụ bà đã góp phần quan trong nuôi cả gia đình những tháng năm khốn khó. Sực nghĩ, chỉ thời ấy, mới có những cán bộ như thầy Phó hiệu trưởng Su, Cục phó Ngoạn, chứ bây giờ chưa lên ông nọ bà kia đã biết cách moi tiền rồi, nuôi lợn chỉ là chuyện cổ tích.

Trong đời mình, tôi đã có thời làm xã viên nuôi lợn. Hợp tác xã làng Trà Phương (Kiến Thụy, Hải Phòng) quê tôi giống như mô hình nhiều hợp tác xã khác ở miền Bắc đều có trại chăn nuôi. Làm ăn lớn phải thế. Cứ như cán bộ huyện, cán bộ trung ương về phổ biến thì ban đầu chỉ nuôi lợn, sau tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội sẽ chuyển thành nông trường, nuôi cả bò sữa, gà công nghiệp, trồng các loại cây công nghiệp chứ không cần trồng lúa nữa.

Trại chăn nuôi được xây bằng gỗ đá phá từ đình làng. Cái đình có từ thời nhà Mạc thế kỷ 16, hàng chục cột gỗ lim cao vút to hơn vòng tay ôm, nâu bóng, đình vào hạng to nhất vùng duyên hải Hải Phòng, nhưng cán bộ bảo là tàn dư phong kiến, phải phá đi lấy gỗ đá ngói xây trại chăn nuôi. Chả biết có phải xây bằng thứ vật liệu đặc biệt ấy mà đàn lợn của hợp tác con nào cũng còi cọc, gầy giơ xương. Đám học trò cấp 2 chúng tôi, ngoài giờ học, tranh thủ vớt bèo, kiếm rau nộp cho trại, tính thành công điểm. Mãi tới khi tôi đi học xa vẫn chỉ thấy ở cuối khu thành phủ cũ dãy chuồng lợn xập xệ, mục nát, chưa hề nhìn bóng dáng nông trường, trại bò sữa, trại gà công nghiệp mà mình từng được giác ngộ, vẽ trong mơ.

Chuyện trại chăn nuôi, người ta cũng truyền nhau giai thoại có hợp tác xã kia được bộ máy tuyên truyền, báo chí phong là điển hình về chăn nuôi lợn. Lần ấy, được báo tin có đoàn khắp nơi về thăm học tập, chủ nhiệm cuống lên, đến từng nhà xã viên mượn lợn để lấp đầy chuồng. Khách tới, sau một hồi nghe báo cáo điển hình, thong thả ra trại để mục sở thị những đàn lợn béo tốt hồng hào ra sao. Chưa vào tới sân, đã nghe lợn cắn nhau chí chóe, ầm ĩ. Thì ra lợn mượn, vốn chẳng quen nhau, không thể chung chuồng, nói chi chung máng cám. Chuyện thành tích của hợp tác xã thời xưa đại loại như vậy nhiều lắm.

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng

Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây.
2

TP.HCM bắn pháo hoa tại 30 điểm đêm 30.4

Ngoài 2 điểm tầm cao tại khu vực đường hầm sông Sài Gòn và Đền Bến Dược, TP.HCM còn tổ chức bắn pháo hoa tại 28 điểm khắp các quận, huyện trong đêm 30.4.
3

Hợp luyện diễu binh, diễu hành phục vụ lễ 30-4 tại sân bay Biên Hòa

Sáng 11.4, tại sân bay Biên Hòa, Tiểu ban diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tổ chức chương trình hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ nhất với sự tham gia của các khối quân đội, công an.
4

Thông tin cần biết khi xem diễu binh, diễu hành tại TP.HCM ngày 30-4

Lễ diễu binh, diễu hành mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước sẽ diễn ra từ 6h30 ngày 30-4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) và tại lễ đài chính phía trước Hội trường Thống Nhất, cùng thời điểm chương trình lễ kỷ niệm.
5

Nhạc Trịnh Công Sơn: Khi ca từ không chỉ để hát mà còn là triết lý sống

Nhạc Trịnh Công Sơn không chỉ để hát để nghe mà còn là một cách sống, một hành trình tâm tưởng, nơi ca từ có thể đọc như thơ, nghĩ như triết và thấm như đời.

H'Hen Niê: 'Bạn trai không phải đại gia nhưng rất ga lăng và chiều chuồng tôi'

Hoa hậu tiết lộ đang hẹn hò một người rất có trách nhiệm và chiều chuộng cô. "Khi yêu, tôi cũng không nghĩ mình là một ngôi sao. Tôi cũng biết ghen, biết giận hờn, thích được yêu thương", cô chia sẻ.

Lễ hội Gióng đã không còn cảnh tranh cướp lễ vật

Sáng 10.2, tức mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi 2019 tại đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra Lễ hội Gióng, tưởng nhớ ân đức của Đức Phù Đổng Thiên Vương, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - người đã có công dẹp giặc Ân giữ vững bờ cõi nước nhà.

Nghệ sĩ hài Văn Ruy: Đồng tiền rất bạc!

Văn Ruy nổi tiếng khi tham gia nhóm hài Tuổi đôi mươi gồm Phước Sang, Hoàng Sơn. Trước đó, anh từng kinh qua rất nhiều công việc đằng sau hậu trường. Có một thời điểm, Văn Ruy là một trong những nghệ sĩ trẻ giàu có nổi tiếng, nhưng vì nhiều nguyên do anh không ít lần trắng tay.

Cuộc đời buồn nhiều bi kịch của nghệ sĩ Mai Trần

Nghệ sĩ Mai Trần là người phát hiện và đào tạo cố nghệ sĩ thần tượng Lê Công Tuấn Anh từ khi anh mới chỉ là một nhân viên giữ xe.

Khánh Ly: Xin cho tôi được nói​

Con đường nhỏ nơi nhà tôi ở, mùa đông đã về. Con đường 40 năm qua vẫn thế. Căn nhà tôi vẫn thế. Nhưng mùa đông dường như dài hơn, lạnh hơn những đêm một mình.

Mỹ Tâm giản dị trong buổi họp fan đầu năm tại quê nhà

Vào dịp Tết mỗi năm, Mỹ Tâm về quê để nghỉ ngơi và quây quần bên gia đình và người thân. Đây cũng là dịp đặc biệt để cô và những người bạn, người hâm mộ đồng hành với mình suốt một năm qua cùng ngồi lại tâm sự về những câu chuyện, dấu ấn nổi bật trong năm qua.

Nghệ sĩ Bảy Nhiêu và cuốn hồi ký thất lạc​

Vài bài viết về nghệ sĩ sân khấu tiền phong Bảy Nhiêu có đề cập đến cuốn hồi ký ông viết ở tuổi 70 ở Sài Gòn đăng trên báo Sóng thần.

Các ngôi sao Hollywood và phong cách nuôi con ‘phi giới tính’

Phát biểu gây tranh cãi gần đây của nữ diễn viên Kate Hudson cho thấy trào lưu nuôi con phi giới tính đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới ngôi sao.

Chăm sóc bản thân thật sự: 3 điều bạn cần nhớ để không lạc lối

Ngày nay, đâu đâu cũng nhắc đến “chăm sóc bản thân” (Real self-care), nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: Liệu chúng ta có đang thực sự chăm sóc bản thân đúng nghĩa, hay chỉ đang chạy theo những hình mẫu hoàn hảo mà ai đó dựng lên?

Xem Sex Education, tôi phát hiện trước giờ toàn dọa dẫm con mà thiếu chỉ bảo

Điện ảnh - Thanh Hương - 17/04/2025 13:00
Tôi đã thay đổi rất nhiều sau khi xem bộ phim .

Bức ảnh chụp ống tay áo rách của một nam thanh niên trong canteen hút hàng chục nghìn lượt quan tâm

Phong cách sống - Đông - 17/04/2025 12:00
Ít ai biết chủ nhân của ống tay áo rách ấy lại là một nhân vật truyền kỳ.

OpenAI ra mắt các mô hình GPT-4.1 với khả năng lập trình và hiểu ngữ cảnh dài vượt GPT-4.5, GPT-4o

Kỹ năng - Sơn Vân - 17/04/2025 11:00
Hôm 14.4, OpenAI đã ra mắt mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới GPT-4.1, cùng hai phiên bản nhỏ hơn là GPT-4.1 mini và GPT-4.1 nano, với những cải tiến lớn trong lập trình, khả năng tuân theo hướng dẫn và hiểu ngữ cảnh dài.

Nghiên cứu ĐH Harvard: Hoàn cảnh gia đình không quyết định 100% số phận con người

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/04/2025 10:00
Những người tin rằng họ có thể thay đổi vận mệnh của mình, bất kể nguồn gốc của họ, sẽ tiến xa hơn những người hay bỏ cuộc.

8 bí mật về thân thế và gia cảnh của Doraemon, 56 năm trôi qua nhiều fan vẫn ngớ người ra khi phát hiện

Điện ảnh - Bo Bo - 17/04/2025 09:00
Để xem bạn hiểu về Doraemon bao nhiêu nhé. Test ngay đi!

Chăm sóc bản thân thật sự: 3 điều bạn cần nhớ để không lạc lối

Từ sách - Phim - Quìn - 17/04/2025 08:00
Ngày nay, đâu đâu cũng nhắc đến “chăm sóc bản thân” (Real self-care), nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: Liệu chúng ta có đang thực sự chăm sóc bản thân đúng nghĩa, hay chỉ đang chạy theo những hình mẫu hoàn hảo mà ai đó dựng lên?

Tránh xa loại người này, bạn sẽ không rơi vào nghèo khó

Suy ngẫm - Nguyệt - 16/04/2025 13:00
Con người chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các mối quan hệ xung quanh.

Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Giải trí - P.V - 16/04/2025 12:00
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ VH-TT-DL tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc trên cả nước.

Vĩnh biệt "Copy/Paste", "AI/Regenerate" đang cách mạng hóa việc học tập của sinh viên

Kỹ năng - Thanh Long - 16/04/2025 11:00
"AI/Regenerate" được ví như Người Nhện, như thuốc thông minh, như người khuân vác kiến thức. Nhưng hãy coi chừng, AI cũng có thể gây nghiện.

Xem "Sex Education", tôi phát hiện lỗi sai nghiêm trọng khi dạy con, khiến đứa trẻ đánh mất chính mình

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 16/04/2025 09:00
Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm không phải là dẫn dắt con từng bước, mà là để con tự do bay trên bầu trời của chính mình.

Dám Tha Thứ – Khi ta bắt đầu hiểu chính mình

Từ sách - Phim - Quìn - 16/04/2025 08:00
Ai trong chúng ta cũng từng tổn thương. Có người mang nỗi buồn từ tuổi thơ, có người vẫn chưa quên một lời nói vụn vỡ, hay một người từng thân mà giờ đã hóa xa lạ. Nhưng điều khiến bạn mệt mỏi không phải là ký ức, mà là việc bạn phải ôm lấy nó mỗi ngày.

Chàng trai đi xe đạp Thống Nhất từ Hà Nội vào TP.HCM để xem lễ diễu binh 30/4

Phong cách sống - Hải My - 15/04/2025 13:00
Hành trình đạp xe từ Hà Nội vào TP.HCM của anh chàng này thu hút cả triệu người theo dõi.

Sức khoẻ ở người trung niên là KPI quan trọng nhất, luôn có sẵn ‘plan B’ khi thất nghiệp

Suy ngẫm - Mini - 15/04/2025 12:00
Chiến lược của người trung niên không phải là "liều ăn nhiều", mà là "chắc từng bước, thắng từng chặng".

Phát triển nghề nghiệp

Blog GS John VU - GS John Vu - 15/04/2025 12:00
Mọi năm, tôi đều nhận được nhiều emails từ các sinh viên đã tốt nghiệp hỏi lời khuyên về nghề nghiệp của họ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 18/04/2025