Chuyện 'ăn thịt người' có nhiều trong nền văn học Trung Quốc

12/11/2018 00:26
Chuyện 'ăn thịt người' có nhiều trong nền văn học Trung Quốc

Khi các triều đại xưa Trung Quốc dung túng cho những lời đồn đại về "lối sống hoang dại" của người phương nam thì những câu chuyện về "ăn thịt người" lại thẩm thấu, bám chắc vào nền văn học Trung Quốc.

Ngày 9.11 vừa qua, Cục quản lý dược của Bộ Y Tế đã khiến dư luận choáng váng khi ra công văn đề cập thuốc “Trung Quốc làm từ thịt người”. Ngay sáng ngày 10.11, báo điện tử Một Thế Giới có bài phản biện khẳng định cái gọi là thành phần thịt người thực chất chỉ là "nhau thai" mà trong y học cổ truyền nước ta gọi là “tử hà sa” và được coi như một dược liệu mà thôi.

Sau khi báo điện tử Một Thế Giới đăng bài phản biện thì đến chiều cùng ngày, đại diện của Bộ Y tế cho biết loại thuốc "làm từ thịt người" được nhắc đến trong công văn mới đây của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế không phải được làm từ thịt người như nhiều người nghĩ mà thực chất được làm từ nhau thai. Như vậy, Bộ Y tế đã phải cải chính thông tin mà trước đó Cục quản lý dược phát ra và nội dung cải chính này theo đúng như những gì báo điện tử Một Thế Giới khẳng định trước đó.

Nhân vấn đề "thịt người" còn đang khiến dư luận quan tâm thì xin bàn qua những chuyện liên quan đến thịt người được đề cập trong sách sử nước ta. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Năm Mậu Ngọ (178). (Hán, Linh đế, năm Quang Hòa thứ 1). Tháng giêng, mùa xuân. Quận Giao Chỉ, quận Hợp Phố và Mán Ô Hử nổi dậy làm phản. Nhân thế người Giao Châu là Lương Long khởi lên làm loạn, đánh phá, vây hãm các thành ấp.

Sau đó, Cương mục giải thích thêm về cái gọi là Mán Ô Hử: "Theo truyện Tây Mai di trong sách Hậu Hán thư và theo sách Nam châu dị vật chí của Vạn Chấn, Ô Hử, là tên đất, ở về phía nam Quảng Châu, phía bắc Giao Châu, thường hay đón đường rình những hành khách qua lại, ập ra đánh, cốt bắt lấy người ăn thịt, không thiết đến của cải; có khi lấy thịt người ướp làm món ăn. Cho nên lại gọi là Hám nhân quốc (nước ăn thịt người)". Đại Việt sử ký toàn thư thì định vị Ô Hử rõ hơn là tên tộc thiểu số ở vùng núi Ô Hử thuộc huyện Hoành, tỉnh Quảng Tây.

Thực ra, chúng tôi cũng tìm thử trong Hậu Hán Thư thì chỉ có 1 quyển ghi chép về khu vực phía Nam sông Dương Tử là liệt truyện số 76: Nam Man Tây Nam Di. Trong cuốn này cũng chẳng hề có truyện Tây Mai di như Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép mà chỉ có truyện về Nam man và Tây Nam di.

Và trong cả phần Nam man lẫn Tây Nam di cũng không hề nhắc đến từ "Hám nhân quốc". (ngay cách chép sử của người Hán cũng tỏ ra rất coi thường các dân tộc xung quanh khi người phía nam gọi là Man, người phía đông gọi là Di, phía bắc gọi là Địch, phía tây gọi là Nhung)

Còn như Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc) còn trước cả thời viết Hậu Hán thư. Cuốn này cũng chỉ là ghi chép trong đó có nhiều yếu tố dân gian chứ không phải chính sử, độ tin cậy rất thấp. Do vậy, chi tiết về dân tộc Ô Hử phía nam sông Dương Tử có truyền thống ăn thịt người là rất thiếu cơ sở.

Cũng cần thông cảm là các sử gia thời trước quả thật gặp khó trong việc tra cứu tư liệu xưa. Từ thời Linh đế nhà Hán đến lúc sủ gia nhà Nguyễn viết Khâm định cách nhau cũng khoảng 1,5 thiên niên kỷ - thời gian quá dài để thu thập tài liệu chính xác. Do vậy, nhiều sự kiện có khi cũng chỉ là chép tạm để sử gia thời sau có điều kiện sẽ khảo chứng thêm.

Nhưng một điều phải ghi nhận thời kỳ đó, triều đình phong kiến phương Bắc có dã tâm rất lớn trong việc bành trướng xuống phía Nam. Để thuyết phục nhân tâm thì họ tìm chính danh trong việc xâm lược các dân tộc phía Nam bằng chiêu bài "giáo hóa" các dân tộc chưa hiểu đạo thánh hiền, lối sống man rợ trong đó có việc ăn thịt người.

Chiêu bài này được triều đình Hán - triều đại bắt đầu áp dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng cai trị - đẩy mạnh. Trên cơ sở đó, những câu chuyện ghi chép, các giai thoại thiếu thiện chí dành cho các dân tộc phía nam xuất hiện như chuyện người Ô Hử ăn thịt người xuất hiện để làm cớ cho việc xâm lược xuống phía nam.

Ngay đến thời Minh - Thanh, khi Phùng Mộng Long (tác giả Đông Chu Liệt quốc) viết Dụ Thế Minh ngôn cũng còn chép những chuyện kể về người phía nam ai cũng giỏi bùa ngải, giết người như bỡn dù trên thực tế thì đó là "fake news".

Những ghi chép rồi truyền miệng về "tộc ăn thịt người" thời Hán chẳng biết có đúng không nhưng về sau, nó trở thành một phần cảm hứng cho văn học Trung Quốc.

Nếu đọc Thủy Hử của Thi Nại Am thì thấy thời Tống nhan nhản các tửu điếm giết người để làm bánh bao nhân thịt người còn khắp chốn là các sơn trại với các đại vương thích moi gan nạn nhân uống rượu, riêng "hảo hán" Lý Quỳ thì được kể rằng đã giết Lý Quỷ rồi ăn thịt ở hồi 42 như sau:

"Đoạn rồi lần đến bếp, thấy nồi cơm đã chín, không còn có một chút gì để làm thức ăn. Chàng dở cơm ra ăn mấy miếng, rồi nom ra cái xác chết mà cười nói rằng: Mình ngu xuẩn thực! Thịt bỏ đây kia, mà không ăn là nghĩa lý gì? Nói đoạn liền xăm xăm vác dao ra cắt mấy miếng thịt đùi Lý Quỷ, lấy nước rửa sạch, rồi đem vào đống than lửa vừa nướng vừa ăn, ăn một lúc no nê rồi đem xác Lý Quỷ vất vào giữa nhà, mà châm một mồi lửa đốt lên, rồi đem dao khoác gói ra đi".

Truyện Tây Du Ký thì việc tìm cách ăn thịt Đường Tăng được lặp đi, lặp lại trong từng chương hồi. Truyện Tam Quốc cũng kể chuyện Lưu An giết vợ làm thịt dâng cho Lưu Bị ở hồi 19 như sau:

"Một hôm vào nghỉ trọ một nhà, trong nhà có một chàng tuổi trẻ ra lạy. Bị hỏi tên họ là gì, người ấy nói là con nhà săn bắn tên là Lưu An. Lưu An nghe thấy quan mục Dự Châu đi qua, muốn kiếm đồ dã vị thết đãi, ngặt vì không tìm được thứ gì bèn giết vợ lấy thịt thết Lưu Bị. Huyền Đức hỏi: Thịt gì?

An thưa: Thịt chó sói!

Huyền Đức tưởng thực, ăn một bữa no, rồi tối đi ngủ. Đến sáng sắp đi, ra đằng sau lấy ngựa, thấy ở dưới bếp có một người đàn bà chết, thịt cánh tay đã cắt hết. Lưu Bị giật mình, hỏi ra mới biết thịt ăn tối hôm trước là thịt vợ Lưu An".

Ba trong tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc đều kể về ăn thịt người một cách rất tự nhiên. Cảm hứng đó truyền tiếp đến văn học hiện đại.

Nổi tiếng trong văn học Trung Quốc phải kể đến các tác phẩm của Kim Dung. Cảm hứng ăn thịt người cũng được tả khá rõ. Chẳng hạn trong Xạ điêu anh hùng truyện thì kể "Quách Tĩnh bị rắn độc của Lương Tử Ông tấn công, trong lúc cấp bách Quách Tĩnh đã hút hết máu rắn nhờ đó công lực tăng lên đáng kể. Sau đó Quách Tĩnh bị Lương Tử Ông truy sát để hút máu sống".

Trong Ỷ Thiên đồ long ký thì kể "Vi Nhất Tiếu bị tẩu hỏa nhập ma khi luyện công, do đó khi khai triển nội công đều phải hút máu người sống, nếu không thì sẽ bị lạnh cóng toàn thân và chết".

Đặc biệt, Ỷ Thiên đồ long ký hồi 80 còn kể khi Trương Vô Kỵ dắt Dương Bất Hối đi tìm cha thì suýt bị bọn Tiết Viễn Công, Giản Tiệp giết để làm thịt ăn. Giản Tiệp còn nói: "Bụng đói đến nổ đom đóm thế này, dù ngươi có là em ruột, con ruột thì ta cũng ăn cả xương lẫn da". Còn Tiết Công Viễn thì nói: "Đang đói bỏ mẹ, đến bố mẹ ruột tao cũng ăn nữa là".

Đến Liên Thành Quyết thì việc ăn thịt người còn được đề cập rất cụ thể ở chương 32 và 33. Theo đó, nhân vật Hoa Thiết Cán đã ăn thịt luôn 2 người anh em kết nghĩa xấu số là Lục Thiên Trữ và Lưu Thừa Phong. Thậm chí, họ Hoa còn định giết luôn Địch Vân để làm thịt và lý luận với Thủy Sinh: "Thịt người sống ngon hơn thịt người chết, chúng ta mổ gã chia nhau ăn thịt há chẳng hay hơn ư?"

Thật khôi hài. Khi các triều đại xưa Trung Quốc dung túng cho những lời đồn đại về "lối sống hoang dại" của người phương nam thì những câu chuyện về "ăn thịt người" lại thẩm thấu, bám chắc vào nền văn học Trung Quốc. Cái sự thẩm thấu và bám chắc này lớn đến mức đi vào các tác phẩm nổi tiếng một cách rất tự nhiên mà không ai phải băn khoăn cả. Thậm chí, khi người ta đưa chuyện ăn thịt người lên tựa đề tác phẩm như "Mẹ chồng ăn thịt cả nhà nàng dâu" để thành yếu tố kích thích người đọc nâng tầm lên "Best seller".

Theo hiểu biết nông cạn của người viết thì các nền văn học khác đều không có yếu tố "ăn thịt người" phổ biến như vậy. Ngay nền văn học Việt Nam thì ngoài chuyện Tấm Cám ra thì hầu như chúng ta không gặp chi tiết "ăn thịt người".

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận

5 cuốn sách giúp bạn hoàn thành mục tiêu và không bao giờ trì hoãn

Nếu bạn không tự xây ước mơ của mình, người khác sẽ thuê bạn xây ước mơ của họ. Muốn xây được ước mơ thành công cho chính mình bạn phải có mục tiêu, kế hoạch và kiên định. Nhưng nhiều bạn ước mơ chỉ mãi trong trí tưởng tưởng vì nhanh chóng bỏ cuộc.

Bí quyết trường thọ của người Nhật Kỳ 3: Già chính là chín muồi, không phải 'người cao tuổi'

Xã hội hiện nay đang xem những người trên 65 tuổi là “người cao tuổi” nhưng trong mắt tôi thì những người này vẫn còn “trẻ” và đương nhiên là “khỏe”. Phải tập hợp trí tuệ cuộc sống, sức mạnh của những người đã trên 75 tuổi nhưng vẫn khỏe khoắn.

Trái tim người mẹ

Có một tình thương bao la, dịu dàng và chịu đựng trong tình yêu của người mẹ đối với con, và tình yêu đó vượt lên trên tất cả tình cảm khác của trái tim.

7 thói quen - Thói quen thứ 3: Ưu tiên những việc quan trọng

Thói quen thứ 3 là bài kiểm tra về mức độ sâu sắc, kiên định trong cam kết của chúng ta về “những điều quan trọng”, cho dù cuộc sống của chúng ta có bị chi phối bởi những nguyên tắc hay không.

7 thói quen - Phải làm gì khi gia đình bạn đi chệch hướng đến 90%

Bạn có biết các gia đình hạnh phúc, thậm chí rất hạnh phúc cũng sống chệch hướng đến 90% thời gian. Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình họ biết mình đang ở đâu và đều cố gắng quay trở về đúng với hướng mình đã chọn đó là điều quan trọng nhất.

3 bước giải thoát bản thân khỏi cơn giận dữ

Mỗi phản ứng cá nhân là kết quả của một sự lựa chọn có ý thức. Đơn giản là khi đó, bạn đã quên rằng mình có quyền được lựa chọn cách phản ứng với tình thế: giận dữ hoặc bình tĩnh.

Chọn phương thức tiếp thu phù hợp để học nhanh nhớ lâu

Cũng giống như ý niệm “não trái/ não phải”, nhiều người có xu hướng chỉ gán duy nhất một “phong cách” tiếp thu nào đó cho bản thân hoặc cho người khác, và chính quan niệm đó đã vô tình tạo nên rào cản cho quá trình học tập của họ.

Bạn đã biết cách tận dụng hết công suất “bộ nhớ” của mình

Trong cuốn sách Bí quyết học nhanh nhớ lâu sẽ giúp bạn tìm thấy chính xác những giải pháp cần thiết không chỉ cho kì kiểm tra sắp tới mà còn hướng dẫn bạn biết cách tận dụng hết công suất “bộ nhớ” của mình.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?

8 câu nói để đời của "huyền thoại đầu tư" Warren Buffett

Suy ngẫm - Cẩm Hà - 10/05/2025 10:00
Warren Buffett sẽ rời bỏ vị trí CEO Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025. Dù về hậu trường, những câu nói kinh điển của ông vẫn là kim chỉ nam bất hủ cho giới đầu tư toàn cầu.

Phạm Xuân Ẩn, vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam khiến địch lầm tưởng CIA

Phong cách sống - Thiên Bình - 10/05/2025 09:00
Tài năng và nhân cách của ông khiến giới báo chí quốc tế phải bày tỏ sự kính trọng, cho rằng trong lịch sử tình báo chiến tranh, ít ai thành công như ông.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 10/05/2025 08:00
Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.

Xem "Sex Education", tôi hối hận vì lỗi với mẹ: Bài học đắt giá từ một câu nói của cô gái nghèo khó

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 09/05/2025 13:00
Bộ phim "Sex Education" đã giúp tôi thoát khỏi những ám ảnh về tuổi thơ. Tôi cũng nhận ra lỗi sai nghiêm trọng của mình đối với mẹ.

'Bố ơi, mình đi đâu thế?' trở lại: Nhiều khoảnh khắc 'đốn tim' khán giả

Truyền hình - Hạ Vĩ - 09/05/2025 12:00
Qua các thử thách “siêu ngầu” như chải tóc ngựa, đánh răng hà mã, các cặp bố con “triệu view” mang đến tiếng cười, nước mắt và bài học ấm áp về tình cha con. Biến hành trình tập sự thành chuyến đi, các ông bố cùng con khám phá thế giới rộng lớn hơn tất cả những gì các bé từng biết.

Cách giành lại quyền làm chủ bộ não khi nghiện ChatGPT và các chatbot AI

Kỹ năng - Sơn Vân - 09/05/2025 11:00
Nhiều thanh thiếu niên đang ở trên ranh giới mong manh giữa nhờ ChatGPT hỗ trợ nhiều thứ và sự lệ thuộc quá mức vào chatbot trí tuệ nhân tạo của OpenAI.

5 châm ngôn của Warren Buffett: Giá trị hơn cả mã cổ phiếu; tiết lộ bí quyết trường thọ

Phong cách sống - Trang Đào - 09/05/2025 10:00
Warren Buffett, 94 tuổi, không nói về các mô hình tài chính phức tạp mà nói với chúng ta bằng những lời thẳng thắn nhất: Đầu tư là một cuộc chạy marathon, đừng để bị phân tâm bởi những tiếng ồn ngắn hạn.

Bộ sách Khai mở cảm xúc và Khai mở hạnh phúc

Tủ sách - FN - 09/05/2025 09:00
Cảm xúc là gì, xuất hiện từ đâu? Chúng hoạt động như thế nào trong não và cơ thể? Có tốt hơn nếu chỉ trải nghiệm những cảm xúc tốt đẹp và rũ bỏ tất cả cảm xúc khó chịu? Và hạnh phúc là gì? Chúng ta có nhất thiết phải liên tục hạnh phúc, mãi mãi hạnh phúc không?

“Cứ tu thôi, đừng đổ thừa”: Phật pháp đời thường qua lời Thầy Thích Pháp Hòa

Từ sách - Phim - Quìn - 09/05/2025 08:00
"Chia sẻ từ trái tim" và "Con đường chuyển hóa" là hai cuốn tuyển tập những bài pháp thoại được nhiều người yêu mến của Thầy Pháp Hòa, được chọn lọc kỹ lưỡng nhằm giữ nguyên giọng văn mộc mạc nhưng thấm đẫm chiều sâu.

Sự cố 60 triệu người mất điện khiến tôi "sáng mắt": Có nhiều tiền mà lâm vào cảnh này cũng vô dụng

Suy ngẫm - Thùy Anh - 08/05/2025 12:00
Việc bị ngắt kết nối đột ngột khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng, họ nhận ra mình đã phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều.

Giáo viên, dân văn phòng đều thích: AI tóm tắt tài liệu của Google “nói” được tiếng Việt

Kỹ năng - Lê Duy - 08/05/2025 11:00
Sau khi triển khai NotebookLM đến hơn 200 quốc gia vào năm ngoái, giờ đây, tính năng Audio Overviews của NotebookLM đã có tiếng Việt.

Tỷ phú Warren Buffett mượn cũi khi con chào đời, mời Bill Gates ăn bằng phiếu giảm giá và khoản đầu tư tệ nhất

Phong cách sống - Sơn Vân - 08/05/2025 10:00
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện có giá trị tài sản ròng 169 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index (chỉ số tỉ phú Bloomberg) và trở thành người giàu thứ năm thế giới.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 10/05/2025