Chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh COVID-19, nếu biết sợ đúng cách

30/03/2020 17:01
Chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh COVID-19, nếu biết sợ đúng cách

Dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đang bước vào một giai đoạn cực kỳ phức tạp. Các chuyên gia nhận định, 2 tuần tới sẽ là thời gian quan trọng quyết định thành bại của cuộc chiến chống dịch COVID-19 này. Và có cơ sở để tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ chiến thắng được dịch bệnh này với những gì đã, đang và sẽ làm trong thời gian tới.

Việt Nam chủ động vào trận chiến với "giặc COVID-19"

Đại dịch COVID-19 như một bóng ma lan rộng và bao phủ toàn thế giới trong hơn 3 tháng qua, làm cho hơn 620.000 người mắc bệnh và hơn 30.000 người tử vong tính cho tới hôm nay. Con số này vẫn sẽ còn tăng lên trong những ngày sắp tới. Tuy nhiên, điều đáng mừng là tại Việt Nam, tính từ ca nhiễm COVD-19 đầu tiên vào ngày 22.1.2020 đến nay thì đã hơn 2 tháng chỉ có chưa đầy 200 người mắc COVID-19, trong đó có hơn 20 người đã khỏi bệnh, xuất viện và chưa có trường hợp nào tử vong.

Đó là một sự thành công rất lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, cho dù chúng ta đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế cũng như chất lượng y tế còn thấp so với nhiều quốc gia phát triển khác.

Chia sẻ về điều này, TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy - người đã trực tiếp chỉ đạo điều trị thành công 2 ca mắc COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam cho rằng, đó là do Việt Nam vào trận chiến với “giặc COVID-19” trong tâm thế chủ động. Chúng ta biết rõ chúng ta là ai, tiềm năng kinh tế ra sao, sự hạn chế về chăm sóc y tế như thế nào… nên nếu để bị động có thể sẽ “vỡ trận” ngay khi bệnh dịch lây lan trong cộng đồng trên diện rộng với số người nhiễm bệnh khoảng vài ngàn người.

Chính vì lẽ đó, ngay từ đầu dịch, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt những biện pháp để toàn dân cùng áp dụng, cùng chung tay phòng chống dịch bệnh.

Hơn nữa, những biện pháp đó cũng thường xuyên được bổ sung hay thay đổi mức độ tùy theo tình hình cụ thể trong từng giai đoạn. Nói theo cách dân dã là chúng ta biết sợ trước nguy cơ của đại dịch do vậy tới nay chúng ta đang chiến thắng.

Vấn đề quan trọng nhất chính là sự đồng lòng, ý thức của người dân trước dịch bệnh COVID-19. Dù vẫn còn đâu đó một số ít người dân chưa ý thức đầy đủ việc bảo vệ mình và cộng đồng trước dịch bệnh, nhưng phần đông người dân Việt Nam luôn có ý thức, tự giác cách ly, đeo khẩu trang cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác để tránh lây lan dịch bệnh; đặc biệt là biết chia sẻ về dịch bệnh.

Ngoài ra, nhờ những bước đi chính xác của Chính phủ đã giúp cho Việt Nam tránh phải đầu tư những khoản tiền ngoài khả năng để dập dịch. Với những gì đang có, bác sĩ Hùng tin tưởng, với tinh thần cầu thị, Việt Nam sẽ dõi theo các quốc gia khác để có thể tìm ra những bài học quý giá, phù hợp để bổ sung cho chiến lược ngăn chặn COVID-19 trong giai đoạn mới tại Việt Nam

Chúng ta sẽ chiến thắng, nếu biết sợ đúng cách

Phần lớn các chuyên gia đều khẳng định 2 tuần tới sẽ là thời gian quyết định đến sự thành bại của cuộc chiến. Điều này không có nghĩa, nếu thành công sau 2 tuần nữa dịch bệnh COVID-19 sẽ được ngăn chặn hoàn toàn mà chỉ là chúng ta sẽ kiểm soát được dịch bệnh, khống chế nó, không để lan tràn nhanh như trước. Để hoàn toàn loại bỏ được dịch bệnh này có lẽ chúng ta phải cần thêm vài tháng nữa.

Tuy nhiên, với những gì mà Việt Nam đã đạt được trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 đến lúc này, chúng ta có quyền tự hào vì những quyết sách đúng đắn của Chính phủ, và sự đoàn kết chung tay của người dân cả nước để khống chế tốt dịch bệnh.

Bác sĩ Hùng cho rằng, mặc dù chúng ta cũng có những sai lầm trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 này (ngăn chặn lây nhiễm chưa hẳn đã thật tốt trong các khu vực cách ly tập trung, chậm trễ trong điều hành làm tập trung một số lớn kiều bào kéo dài trong một khu vực chật hẹp; chậm trễ áp đặt lệnh cách ly tập trung bắt buộc đối với người từ các vùng dịch trở về; phân tuyến tiếp nhận bệnh nhân và phòng chống lây nhiễm trong bệnh viện…) đã gây không ít những tổn thất về sức người, sức của nhưng đã kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình, góp phần tạo niềm tin cho người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Đối với một “địch thủ” mới, vô hình, chưa rõ bản chất, những sai lầm kể trên có lẽ khó có thể tránh khỏi. Vấn đề quan trọng là chúng ta đã nhanh chóng nhận ra sai lầm và điều chỉnh nhanh nhất có thể. Điều này đã làm gia tăng niềm tin vào sự lãnh đạo của Chính phủ. Sự thành công trong cuộc chiến này với tổn thất tối thiểu trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu có thể sẽ là bàn đạp cho Việt Nam phát triển mạnh trong tương lai.

Bên cạnh những lo toan về phòng chống dịch bệnh trên toàn quốc, giải quyết hậu quả do thiên tai mưa đá ở miền Bắc, tìm hướng thoát khó khăn do hạn mặn kéo dài ở miền Nam, tìm đối sách tối ưu trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn mới... chúng ta cũng không thể sao lãng theo dõi những biến chuyển mới trên biển Đông trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Hàng núi công việc đang đè nặng lên vai Chính phủ, do vậy người dân chúng ta hơn lúc nào hết cần phải hỗ trợ hết sức để Chính phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để làm được điều đó chúng ta hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Chính phủ, cùng nhau thực hiện tốt những quy định về phòng chống bệnh dịch; theo dõi dịch bệnh và những quy định mới của Chính phủ; mạnh dạn góp ý với tinh thần xây dựng để góp phần hoàn thiện hơn công tác phòng chống dịch ở cơ quan, tổ chức hay nơi mình đang sinh sống; quan tâm, động viên, cùng nhau giám sát, phát hiện, bàn thảo và điều chỉnh những sai phạm xảy ra xung quanh mình.

Theo bác sĩ Hùng, chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh COVID-19, nếu biết sợ đúng cách.

“Mỗi người dân hãy vì quyền lợi chung của cộng đồng mà chấm dứt ngay những hành động vì tư lợi kinh tế, vì những nhu cầu vật chất cá nhân, vì thiếu hiểu biết hay vì bất cứ mục đích không chính đáng nào; tìm tòi sáng tạo những biện pháp mới, hữu hiệu để hoàn thành nhiệm vụ của chính mình; tìm sự giúp đỡ của chuyên viên y tế khi cần, không tự ý thực hiện những biện pháp phòng ngừa hay điều trị bệnh”, bác sĩ Hùng khuyến cáo.

Hồ Quang


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Người vợ trong “Vợ nhặt” có tên thật là gì? Số ít học sinh giỏi Văn mới trả lời được câu hỏi này

Hầu hết mọi người đều không biết tên của nhân vật chính tác phẩm này.
2

Người chơi đầu tiên phá kỷ lục 14 câu của "Ai là triệu phú" nhờ... cãi lời vợ

Anh trả lời đúng 14 câu hỏi và giành 80 triệu đồng.
4

4 kỳ nhân trong truyện Kim Dung: Sở hữu võ công tuyệt đỉnh nhưng vẫn chưa đứng đầu

Trong số các nhân vật sở hữu võ công cái thế, có 4 kỳ nhân dù được ban tặng tuyệt kỹ nhưng lại không thể trở thành thiên hạ đệ nhất.
5

Chữ "You" trong YouTube có nghĩa là gì - Vì sao người ta lại đặt tên nghe buồn cười thế?

Chữ "You" trong YouTube từng là biểu tượng của nền tảng. Nhưng giờ đây, nó đang mất dần ý nghĩa.

Trăn trở từ cái khẩu trang dỏm đến chuyện xuất khẩu gạo

Với bất cứ một quốc gia nào, một khi đã được ban bố tình trạng khẩn cấp, hoặc do chiến tranh, hoặc do thiên tai địch họa thì nhất nhất khi chúng ta muốn quyết định một điều gì cũng cần hết sức cẩn trọng và tỉnh táo.

Rợn tóc gáy trước viễn cảnh robot chung sống với loài người

Trong album mang tên Robot Next Door được nhiếp ảnh gia người Pháp Niko Photographyisme khắc họa, người ta thấy được một thế giới nơi ranh giới giữa con người và máy móc bị xóa nhòa.

Xin cùng nhau biết LO

Tôi có những người bạn nước ngoài đang sống tại Việt Nam. Những người rất kỷ luật, tuân thủ dặn dò của chánh phủ Việt Nam về phòng chống dịch.

Bệnh dịch và số phận của con người xã hội

Bệnh dịch không chỉ thử thách sức đề kháng của con người sinh học, chúng là chất thử nghiệt ngã đối với con người xã hội, kinh tế và chính trị. Sau hàng triệu năm tiến hóa sinh học và kỹ thuật tổ chức xã hội, có lẽ nỗi ám ảnh này sẽ chưa mất đi trong tương lai gần.

Tách trà hồ nghi

Tin thành phố Hải Phòng chi 269 tỉ đồng tặng quà 60 vạn hộ dân gây xôn xao với những ý kiến ngược chiều. Bài này viết về một số cảm nhận từ hai bài trên báo Thanh Niên online (Bài “Hải Phòng tặng cờ, ấm chén cho tất cả hộ dân: người cảm động, người không tán thành”, ngày 3.3.2020, và bài “Hải Phòng từ chối trả lời thêm về vụ chi 269 tỉ mua ấm chén quà tặng”, ngày 3.3.2020).

Chuyện đốt pháo (kỳ 2)

Ngày trước, tiếng pháo rộn ràng khởi đầu lễ cưới, lúc đón nhà trai hoặc nhà gái luôn là thứ kỷ niệm hạnh phúc khó quên của cặp vợ chồng. Những đứa trẻ thời xưa, chả mấy đứa không in vào ký ức niềm vui đốt pháo đón giao thừa, mừng xuân về trước ngõ.

Nhìn lại hành trình gần 2 thập kỷ của 'Búp bê Nga' Maria Sharapova

Gần 2 thập kỷ thi đấu chuyên nghiệp, Maria Sharapova đã gặt hái được rất nhiều danh hiệu cao quý. Cô cũng 5 lần giữ vị trí số 1 thế giới.

Chuyện đốt pháo

Tiếng pháo để đánh dấu cái khoảnh khắc đặc biệt của trời đất lúc giao mùa, mà cũng là của lòng người khi chùng xuống trong cuộc đua tranh cùng thế sự.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024