Cái chết của một đứa trẻ là sự đau đớn tột cùng đối với tất cả các bậc cha mẹ. Nhưng đối với cha mẹ tại Trung Quốc, việc mất đi đứa con duy nhất có thể khiến tài chính bị tàn phá nặng nề hơn là về mặt tinh thần.
Đó là kết luận của một dự án nghiên cứu về nỗi đau của các bậc cha mẹ của ông Lihong Shi, Phó giáo sư Nhân chủng học thuộc Đại học Case Western Reserve (Mỹ).
Từ năm 1980 đến năm 2015, chính phủ trung Quốc đã giới hạn các cặp vợ chồng chỉ được sinh một con. Ông Lihong Shi đã phỏng vấn hơn 100 cha mẹ tại Trung Quốc bắt đầu lập gia đình trong thời kỳ này và họ đã mất đi đứa con duy nhất của mình do bệnh tật, tai nạn, tự tử hoặc bị sát hại. Những cặp vợ chồng này cũng đã qua tuổi sinh sản vào thời điểm đứa con qua đời nên họ không thể sinh thêm con nữa.
Vào năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã nâng giới hạn sinh lên hai con, một nỗ lực nhằm đảo ngược tỷ lệ sinh sản giảm và trẻ hóa dân số già. Vào tháng 5.2021, họ thông báo rằng các gia đình Trung Quốc có thể có tối đa 3 con.
“Chính sách 3 con” mới nhận được nhiều phản ứng trái chiều. Nhiều cặp vợ chồng cho biết họ không muốn sinh nhiều con do chi phí nuôi dạy con tăng cao, điều này sẽ làm phức tạp thêm nguyện vọng nghề nghiệp của phụ nữ và giảm sở thích có con trai.
Những cha mẹ không có con được phỏng vấn thì cho rằng họ cảm thấy bị lãng quên khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình, khiến họ phải chịu cô đơn và có một cuộc sống bấp bênh khi về già tại một đất nước mà những đứa con là điểm tựa của cha mẹ khi về già.
Có và mất đi một đứa con duy nhất
Chính sách một con của Trung Quốc được triển khai nhằm làm chậm tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng và hỗ trợ các nỗ lực phát triển kinh tế. Cho đến đầu những năm 1970, hầu hết phụ nữ Trung Quốc có ít nhất 5 con. Đến năm 1979, dân số Trung Quốc đã đạt gần 1 tỷ người, tăng từ 542 triệu người vào năm 1949. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng giới hạn một con đã ngăn chặn 400 triệu ca sinh nở tại Trung Quốc, mặc dù tính toán này đã gây tranh cãi là phóng đại.
Chính sách một con lúc đầu không được ủng hộ. “Hồi đó, chúng tôi muốn có thêm con. Cha mẹ tôi thậm chí còn khó khăn hơn khi chấp nhận rằng chúng tôi chỉ đẻ một đứa duy nhất”, một người mẹ quá cố ở tuổi 60 cho biết khi được phỏng vấn vào năm 2017.
Để thực thi chính sách một con, các nhà chức trách Trung Quốc đã thiết lập các biện pháp nghiêm ngặt bao gồm cả biện pháp tránh thai bắt buộc và nếu vẫn thất bại thì buộc phải phá thai.
Những người vi phạm chính sách sẽ bị phạt hành chính, trẻ em được sinh ra trái phép sẽ không được làm khai sinh và hưởng các quyền lợi của một công dân. Các bậc cha mẹ từng làm việc trong chính phủ hay trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc sẽ có nguy cơ bị mất việc làm nếu họ sinh nhiều con.
Một số bà mẹ đã qua đời từng nói với ông Shi rằng họ đã mang thai đứa con thứ hai hoặc thứ ba vào những năm 1980 hoặc 1990 nhưng đã phá thai vì sợ mất việc làm.
Chính sách một con tuy đau đớn nhưng đã góp phần tạo ra cơ cấu tuổi có lợi cho nền kinh tế như nhóm dân số trong độ tuổi lao động sinh trước và sau tăng nhanh so với nhóm dân số phụ thuộc trẻ và lớn tuổi của đất nước.
“Cổ tức nhân khẩu học” đã chiếm 15% tăng trưởng kinh tế Trung Quốc từ năm 1982 đến năm 2000, theo một báo cáo của Liên hợp quốc năm 2007.
Tuổi già bất định
Tuy nhiên, chính sách một con của Trung Quốc cũng tạo ra rủi ro cho các cặp vợ chồng, đó là khả năng không có con khi về già.
“Các gia đình có con một đang ở một tình thế bất định. Mọi gia đình có thể rơi vào vòng vây bất cứ lúc nào nếu họ mất đi đứa con duy nhất của mình. Chúng tôi là những người không may mắn”, một người mẹ mất con giải thích với ông Shi.
Ở Trung Quốc, nơi lương hưu và hệ thống chăm sóc sức khỏe chắp vá và phân tầng cao, con cái trưởng thành là chỗ dựa vững chắc cho nhiều cha mẹ già khi họ sẽ được hỗ trợ tài chính sau khi nghỉ hưu.
Người ta ước tính rằng 1 triệu gia đình Trung Quốc đã mất đi đứa con duy nhất vào năm 2010. Những cha mẹ không còn có con này hiện đã ở độ tuổi 50, 60 và phải đối mặt với một tương lai bấp bênh.
Do đạo hiếu đã có từ lâu đời nên con cái phải có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu. Chăm sóc cha mẹ thực sự là trách nhiệm pháp lý của con cái tại Trung Quốc, nó đã được viết vào Hiến pháp Trung Quốc.
Nhưng chỗ dựa vững chắc này lại không tồn tại với những gia đình đã mất đi đứa con duy nhất.
Giúp đỡ, nhưng vẫn không đủ
Trong thập kỷ qua, nhóm những gia đình mất con đã "thương lượng" với chính quyền Trung Quốc để yêu cầu hỗ trợ tài chính và tiếp cận các cơ sở chăm sóc người cao tuổi với giá cả phải chăng. Những người được ông Shi phỏng vấn cho biết họ đã hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình bằng cách tuân thủ chính sách một con và cảm thấy chính phủ cần phải có trách nhiệm chăm sóc họ khi về già.
Bắt đầu từ năm 2013, chính phủ Trung Quốc đã khởi xướng nhiều chương trình dành cho những gia đình mất con, đáng chú ý nhất là trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm chăm sóc tại bệnh viện và ở một số vùng được trợ cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà dưỡng lão.
Tuy nhiên, những gia đình cho biết rằng các chương trình này không đủ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc người cao tuổi mà họ cần.
Ví dụ như con cái có thể chăm sóc cha mẹ khi nằm viện, tắm rửa và mua đồ ăn nhưng các nhân viên chăm sóc có thể tính phí chăm sóc theo tiền đô hoặc 300 nhân dân tệ/ ngày. Ở các khu vực hiện cung cấp bảo hiểm chăm sóc tại bệnh viện do chính phủ chi trả cho những cha mẹ không con hầu hết các được chi trả từ 0,50 đến 100 hoặc 200 nhân dân tệ/ ngày cho một nhân viên chăm sóc.
Chính sách một con gây tranh cãi của Trung Quốc đã trôi về quá khứ nhưng những hệ quả của nó có thể phụ thuộc vào cách các nhà chức trách Trung Quốc đối xử với những gia đình đau khổ vì mất con.