ChatGPT rất giỏi trong việc tóm tắt sách. Nhưng liệu AI có bao giờ viết được một tác phẩm văn học đích thực?

24/09/2024 11:00
ChatGPT rất giỏi trong việc tóm tắt sách. Nhưng liệu AI có bao giờ viết được một tác phẩm văn học đích thực?

Bất kỳ ai đã sử dụng các chương trình AI như ChatGPT đều biết rằng chúng rất giỏi trong việc tóm tắt sách và viết các thư xin việc, nhưng liệu chúng có thể tạo ra những tác phẩm khiến chúng ta xúc động và chạm đến tâm hồn không?

Tính đến năm 2024, tác giả George R.R. Martin đã chính thức dành 12 năm để viết “The Winds of Winter”, phần thứ sáu được chờ đợi từ lâu trong loạt phim ăn khách Game of Thrones của HBO. Vẫn chưa có ngày phát hành cụ thể, nhưng một người hâm mộ am hiểu công nghệ đã quyết định tự viết tiếp câu chuyện, hay nói đúng hơn là anh ấy đã nhờ ChatGPT viết hộ mình. Với dữ liệu đầu vào là dàn ý cho mỗi chương, và từ dàn ý ấy phát triển thành những đoạn văn, AI đã tạo ra một cuốn sách dài 683.276 từ có chất lượng đáng ngạc nhiên.

Đáng ngạc nhiên vì mặc dù phiên bản “Winds of Winter” “do người hâm mộ tạo ra” này không đáp ứng được tiêu chuẩn trong tác phẩm của Martin, nhưng nó lại chứa đựng những tình tiết bất ngờ đã khiến bộ sử thi giả tưởng của ông thành công. Martin cũng đã đọc cuốn sách này, và sau khi biết về sự tồn tại cua nó, ông không chỉ đã kiện fan mà còn kiện cả nhà phát triển của ChatGPT, OpenAI.

Cùng với John Grisham và Jonathan Franzen, cuộc chiến không ngừng của Martin với các mô hình ngôn ngữ lớn, vốn được đào tạo trên tác phẩm của họ, cùng với vô số nguồn khác, đặt ra một câu hỏi quan trọng về khả năng sáng tạo của học máy. Bất kỳ ai đã sử dụng các chương trình AI như ChatGPT trong vài tháng gần đây đều biết rằng chúng rất giỏi trong việc tóm tắt sách và viết các thư xin việc theo mẫu, nhưng liệu chúng có thể tạo ra những tác phẩm khiến chúng ta xúc động và chạm đến tâm hồn hay không?

Đào tạo dữ liệu

Nhà báo Vauhini Vara cho rằng câu trả lời là có. Trong một bài viết có tựa đề “Lời thú tội của một nhà văn AI gây bão”, cô kể lại rằng vào năm 2020, OpenAI đã cấp cho cô quyền truy cập vào GPT-3. Khi định nghĩa viết sáng tạo chủ yếu là “chờ từ ngữ phù hợp”, cô nghi ngờ rằng AI tổng quát, với khả năng truy cập tức thời vào mọi danh từ và tính từ trong từ điển tiếng Anh, có thể là một công cụ hữu ích, đặc biệt là cho những chủ đề mà cô khó viết về.

Một trong những chủ đề đó là cái chết của chị gái Vara, người được chẩn đoán mắc một dạng ung thư hiếm gặp khi còn học trung học. Ban đầu, nỗ lực viết một câu chuyện dựa trên tiền đề này của GPT-3 không đạt yêu cầu. AI thường thay thế số phận thực tế của chị gái cô bằng một sự hồi phục kỳ diệu, thậm chí trong một bản thảo, AI đã biến Vara thành một vận động viên chạy đường dài chạy đua vì mục đích từ thiện. Mãi cho đến khi cô chuyển sang một quy trình viết mang tính cộng tác hơn, khi GPT-3 học hỏi và thích ứng với thông tin đầu vào của chính cô, nó mới tạo ra được một dòng văn bản khiến cô thực sự cảm động:

“Chúng tôi đang lái xe về nhà từ Bãi biển Clarke, khi dừng lại ở đèn đỏ, chị ấy nắm lấy tay tôi và giữ chặt. Bàn tay mà chị ấy đã nắm là bàn tay mà tôi dùng để viết, bàn tay mà tôi đang viết bằng nó.”

Mặc dù ChatGPT đã được lập trình để viết theo cách dễ hiểu và nhạt nhẽo, nó có thể học cách bắt chước các phong cách khác nếu có đủ dữ liệu đào tạo.

Tác giả Sean Michaels chia sẻ rằng: “Tôi nghĩ có một quan niệm sai lầm rằng các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT không giỏi viết theo phong cách văn xuôi trữ tình. Trên thực tế, chúng có thể làm điều đó một cách dễ dàng và khá tốt, giống như tất cả các phần mềm tạo hình ảnh đều có thể làm những việc như tạo ra những bức ảnh theo phong cách của Wes Anderson hay David Lynch.”

Trong cuốn tiểu thuyết “Do You Remember Being Born”, kể về một nhà thơ được một công ty công nghệ tiếp cận để cùng viết một bộ sưu tập thơ với AI của họ, Michaels đã tạo ra một phiên bản tùy chỉnh của ChatGPT mà anh gọi là "Moorebot." Qua quá trình huấn luyện, Moorebot đã học cách viết theo phong cách của nhà thơ ngoài đời thực Marianne Moore, làm mờ thêm ranh giới giữa con người và máy móc.

AI: Sáng tạo và Kết nối

Mặc dù một số nhà văn phản đối sự trỗi dậy của AI vì lo ngại về việc làm của họ, những người khác đã đưa cuộc tranh luận vào một bối cảnh rộng hơn và lâu dài hơn về ý nghĩa và mục đích của nghệ thuật. Nhà biên kịch từng đoạt giải Oscar Charlie Kaufman, người có phong cách viết độc đáo đến mức các nhà phê bình đã tạo ra thuật ngữ "Kaufmanesque" để miêu tả nó, có lẽ là người lên tiếng nhiều nhất về sự không thích của cá nhân mình đối với việc học máy. Nhìn xa hơn định nghĩa tiêu chuẩn về sự sáng tạo, tạo ra điều gì đó mới và độc đáo, Kaufman mô tả nghệ thuật là bất kỳ hình thức biểu đạt nào tạo ra sự kết nối cảm xúc giữa con người.

Trong một bài giảng tại BAFTA báo trước những bình luận được đưa ra trong cuộc đình công SAG năm 2023, ông nói rằng: “Hãy nói bạn là ai, nói ra một cách thực sự, trong cuộc sống của bạn và trong công việc của bạn. Hãy nói với ai đó ngoài kia, ai đó đang lạc lối, ai đó chưa được sinh ra, ai đó sẽ không được sinh ra trong 500 năm nữa. Tác phẩm của bạn sẽ ghi lại thời đại bạn sống. Điều đó không thể tránh được. Nhưng nếu bạn chân thành, bạn sẽ giúp người đó cảm thấy bớt cô đơn hơn trong thế giới của họ."

Ngay cả khi AI có khả năng viết ra thứ gì đó đầy cảm xúc hoặc sâu sắc, điều mà Vara và Michaels khẳng định là có thể, Kaufman sẽ từ chối công nhận đây là nghệ thuật vì nó không thể thiết lập mối liên kết giữa người đọc và tác giả. Trong một bài phát biểu về AI gần đây, ông đã nói rằng: “Nếu tôi đọc một bài thơ, và bài thơ đó làm tôi cảm động, tôi yêu người đã viết nó. Tôi không thể yêu một chương trình máy tính được. Tôi không thể, bởi vì nó chẳng là gì cả.”

Quan điểm của Kaufman nên được đánh giá cùng với quan điểm của Michaels, người thông qua công việc của mình với AI, đã đưa ra một kết luận khác: Khả năng sáng tạo của con người không đặc biệt như những gì chúng ta muốn tin. Ông giải thích: 

“Hãy tưởng tượng tôi viết, ‘Mặt trăng trông như một lát chanh.’ Bạn đọc và nghĩ, ‘Đó là một hình ảnh thú vị.’ Nhưng khi AI làm điều đó, bạn lại nghĩ, ‘Liệu điều đó có thú vị không? Vì nó có vẻ hoàn toàn ngẫu nhiên.’Con người có khả năng tạo ra ý nghĩa từ mọi thứ và tìm ra những mối liên hệ ở những điều tưởng chừng không có mối liên hệ hoặc mục đích đằng sau chúng. Tôi thấy thật khó chịu khi AI có thể nghĩ ra những câu thoại mà tôi thấy hay, mà còn khiến tôi tự hỏi liệu AI đang làm điều gì đó thành công với tư cách là một nhà văn hay tôi đang làm điều gì đó thành công với tư cách là người đọc.”

Về việc liệu AI có khả năng sáng tạo ‘thực sự’ hay không:
“Nghệ thuật đích thực của con người dựa trên ký ức, cơ thể, giấc mơ và những mối liên kết có ý nghĩa nào đó giữa những suy nghĩ trừu tượng, siêu thực. ChatGPT không có điều nào trong số đó, ít nhất là không theo nghĩa đen. Nhưng mặt khác, có một điều gì đó kỳ lạ liên quan đến những cơ thể giả tạo, những giấc mơ giả tạo, những trải nghiệm sống giả tạo. Chẳng hạn, nếu bạn đọc một câu chuyện hiện đại về một thương gia Hà Lan thế kỷ 17, đó không phải là dựa trên trải nghiệm thực tế của ai đó với tư cách là một thương gia thế kỷ 17. Tương tự, chỉ vì những mô hình ngôn ngữ lớn này không có những gì chúng ta có, không có nghĩa là tác phẩm của chúng không có những phẩm chất giống như tác phẩm của chúng ta. Nó không dễ dàng như vậy đâu.”

Tương lai của viết lách

Theo Michaels, việc tăng cường sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn ​​sẽ dẫn đến “sự hội tụ nhất định về phong cách, khiến lối viết trở nên kém đa dạng và có tỉ lệ giống nhau nhiều hơn khi chúng ta sử dụng cùng một thuật toán”.

Florent Vinchon, một nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Paris Cité đang nghiên cứu về kỹ năng sáng tạo của AI tổng quát, cho rằng học máy “có thể có tác động tương tự đến việc viết lách như nhiếp ảnh đối với hội họa”, một quan điểm được chia sẻ bởi các chuyên gia khác trong lĩnh vực này. Cũng giống như máy ảnh đã đẩy các họa sĩ từ chủ nghĩa hiện thực sang trừu tượng sinh ra các phong trào nghệ thuật quan tâm đến cách chúng ta nhận thức thay vì những gì chúng ta nhìn thấy, AI có thể truyền cảm hứng cho các thế hệ tác giả mới thử nghiệm với văn phong của họ.

Vì các chương trình như ChatGPT cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo ra những đoạn văn trôi chảy, những cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn của tương lai có thể sẽ ít được trau chuốt hơn, đầy những lỗi ngữ pháp và sự khác biệt ngôn ngữ chỉ ra giới hạn của bộ não con người và tính độc đáo trong quan điểm cá nhân. Thay vì là mối đe dọa đối với sự tồn tại của sáng tác văn học hay sự sáng tạo của con người nói chung, AI, giống như các công nghệ tiên tiến trước đó, có thể trở thành một động lực của sự thay đổi và là nguồn cảm hứng.

- Theo Big Think


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Nhiều người học tiếng Anh bị mất phương hướng, học mãi không giỏi vì xem nhẹ yếu tố then chốt này

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều phương pháp học tiếng Anh đa dạng phong phú. Mỗi phương pháp lại có ưu điểm khác nhau.

Cách bật tính năng comment ẩn danh trên Facebook

Từ ngày 16/9, một số người dùng Việt Nam đã có thể sử dụng tính năng bình luận ẩn danh trong các nhóm Facebook.

2 mẹo đọc sách từ James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits”

James Clear cho rằng: "Phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ ai muốn kiếm được nhiều tiền hơn hoặc tích lũy được trí tuệ."

70% dân số có "năng lực tiềm ẩn" để hát karaoke chuẩn như ca sĩ, cách để "mở khóa"

Bí quyết không phải là chọn bài hát tủ. Thay vào đó, các nhà khoa học cho biết có một loại bài hát mà bạn sẽ hát hay hơn cả bài tủ của mình.

Gen Z mất dần kỹ năng đánh máy?

Mọi người thường nghĩ Gen Z (sinh từ năm 1995 đến 2012) lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển thần tốc nên là “bậc thầy” của mọi thiết bị điện tử. Tuy nhiên giới chuyên gia lo ngại thế hệ này đánh mất kỹ năng đánh máy.

"Gaslighting" thật khủng khiếp: Hãy tránh xa những người thường xuyên "tiêu diệt" may mắn của bạn

"Gaslighting" là một hình thức thao túng thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ có yếu tố kiểm soát.

Đọc sách: Người thiển cận học sự khôn ngoan; người buồn bã tìm an ủi; người giàu kiếm bài học

Một thiên tài sở hữu trí tuệ uyên bác, cả đời chỉ để lại được 8-10 cuốn sách. Những người bình thường như chúng ta chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn để đọc được những gì cô đọng nhất. Trên đời này không có gì đáng giá hơn.”

Trúng số 314 tỷ đồng hóa ra là vận xui trọn đời, cuộc sống thay đổi kinh hoàng sau 8 năm

Phong cách sống - Ngọc Linh - 13/10/2024 12:00
Số phận không bao giờ tặng bất kỳ ai một món quà miễn phí”.

Chuyện tình như cổ tích của nữ ca sĩ thần tượng và chàng trai ngồi xe lăn

Truyền cảm hứng - Mi Vân - 13/10/2024 10:00
Nữ ca sĩ Song Ji Eun (cựu thành viên nhóm nhạc Secret) đã tổ chức hôn lễ với bạn trai, YouTuber Park We. Chuyện tình cổ tích của họ nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ, đồng nghiệp.

5 cuốn sách kinh doanh hiện đại cần bổ sung tủ sách doanh nhân

Tủ sách - Thảo Nguyên - 13/10/2024 09:00
Doanh nhân ngày nay cần những hiểu biết gì khác, so với doanh nhân ngày xưa?

Chiến lược dữ liệu - Dữ liệu có thể khiến quy trình bán hàng và tiếp thị trở nên ‘thần kỳ’ hơn

Từ sách - Phim - Quìn - 13/10/2024 08:00
Khi nói đến việc tối ưu hóa doanh thu bán hàng trực tuyến thông qua dữ liệu, Amazon là một ví dụ tiêu biểu. Hãy xem họ đã làm điều đó như thế nào

Khủng hoảng trường kinh doanh

Blog GS John VU - GS John Vu - 12/10/2024 12:00
Các vấn đề khủng hoảng tài chính bây giờ lan tới nhiều trường kinh doanh ở Mĩ và châu Âu.

Dương Quá xuyên không đến thời Thiên long bát bộ, liệu có thể hạ gục Hư Trúc?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 12/10/2024 11:00
Những manh mối then chốt từ Tiêu Phong sẽ hé lộ đáp án bất ngờ.

Chân dung nữ nhà văn Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nobel văn học

Giải trí - Mi Vân - 12/10/2024 10:00
Han Kang đã vinh dự trở thành nhà văn Hàn Quốc đầu tiên được trao giải Nobel văn học và cũng là nữ văn sĩ thứ 18 giành giải trong lịch sử giải thưởng.

Đọc bình luận bài đăng "nhờ hỗ trợ đám cưới" trên mạng xã hội mà ấm lòng

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 12/10/2024 09:00
Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện bài viết về đám cưới của một cặp đôi đặc biệt thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chiến lược dữ liệu - Dữ liệu lớn có thể giúp thế giới tốt đẹp hơn như thế nào?

Từ sách - Phim - Quìn - 12/10/2024 08:00
“Chiến lược dữ liệu”: Bức tranh từ A → Z về dữ liệu dữ liệu - thứ “dầu mỏ mới” trong nền kinh tế kỹ thuật số. Giúp bạn và doanh nghiệp giành lợi thế vượt trội từ dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu và Internet vạn vật (IoT).

‘Sài Gòn trong tôi’: Tái hiện di sản văn hóa bằng ký họa

Giải trí - Tiểu Vũ - 11/10/2024 12:00
Hình ảnh Sài Gòn – TP.HCM xưa và nay, cũ và mới, lớn và bé, xa và gần… sẽ được tái hiện trong triển lãm tranh ký họa “Sài Gòn trong tôi”.

Meta cố loại bỏ định kiến Facebook chỉ dành cho người lớn bằng các tính năng cộng đồng và video mới

Thư giãn - Sơn Vân - 11/10/2024 11:00
Facebook được cho là mạng xã hội chủ yếu dành cho người lớn tuổi, trong khi đa phần người trẻ tuổi lại sử dụng các ứng dụng ảnh và video như Instagram, TikTok. Meta Platforms, công ty mẹ Facebook, đang đặt mục tiêu thay đổi điều đó.

Không phải IQ, EQ hay các mối quan hệ, tố chất này chính là ‘vua của mọi thời đại’!

Phong cách sống - Minh Tuệ - 11/10/2024 10:00
Những người xác định được một lĩnh vực nào đó và không ngừng nỗ lực hầu hết sẽ nhận được những món quà từ số phận.

Nỗi đau ám ảnh phía sau kiệt tác "Mộ đom đóm": Một nước Nhật bao phủ dưới bóng đêm chiến tranh

Từ sách - Phim - Phạm Trang - 11/10/2024 09:00
Bộ phim hoạt hình Nhật Bản nổi tiếng "Mộ đom đóm" đã lấy đi rất nhiều nước mắt của khán giả khi kể về câu chuyện hậu thế chiến II của hai anh em Seita và Setsuko.

Sếp tồi - Làm sao để thoát khỏi chứng nghiện quyền lực?

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 11/10/2024 08:00
Với tư cách là một người lãnh đạo, nhiều người sẽ cảm thấy mình nắm toàn bộ quyền lực trong tay, nhưng nếu không biết cách sử dụng, bạn sẽ dễ dàng mắc chứng nghiện quyền lực, từ đó gây ra những tác động xấu đến bản thân và tổ chức.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 13/10/2024