Cách trường Harvard nhào nặn nên 8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel

24/01/2022 19:00
Cách trường Harvard nhào nặn nên 8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel

Lý do cơ bản nhất là Harvard rất coi trọng việc trau dồi “năng lực nền tảng” của sinh viên.

Đại học Harvard, ngôi trường đứng đầu trong số các tổ chức đào tạo đại học trên thế giới, cho đến nay đã cho ra đời 8 đời tổng thống Mỹ, 160 người đoạt giải Nobel, 18 người đoạt Huy chương Fields (giải thưởng cao nhất trong lĩnh vực toán học), và 14 giải Turing (khoa học máy tính), 30 người đoạt giải Pulitzer (báo chí) và vô số giới tinh hoa xã hội khác chẳng hạn như người sáng lập Microsoft Bill Gates và người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg.

Tại sao Đại học Harvard lại có thể ươm mầm cho nhiều tài năng xuất chúng tới như vậy?

Lý do cơ bản nhất là Harvard rất coi trọng việc trau dồi "năng lực nền tảng" của sinh viên. Chỉ khi các khả năng cơ bản vững chắc, chúng ta mới có thể trau dồi và phát triển thêm các năng lực trên cơ sở này. Ví dụ, biết quản lý thời gian, biết quản lý năng lượng, biết cách duy trì sự siêng năng… Trong quá trình trau dồi năng lực nền tảng của sinh viên, Harvard không chỉ dừng lại ở mức cho sinh viên "biết", mà yêu cầu sinh viên phải "làm được".

Vậy, Đại học Harvard từng bước trau dồi "năng lực nền tảng" của sinh viên như thế nào?

Cuốn sách nước ngoài có tên "Harvard 4:30 sáng" (tạm dịch) đem lại cho chúng ta một vài gợi ý.

01

Thuyết thời gian tương đối: bí mật giúp mỗi ngày có nhiều hơn những người khác 1h đồng hồ

Nhà kinh tế Nhật Bản, Yukio Noguchi cho biết: "Tùy thuộc vào phương thức phân phối, chúng ta có thể thay đổi một ngày thành 25 giờ. Miễn là chúng ta có sắp xếp kế hoạch, tránh lãng phí thời gian và tăng thời gian có sẵn".

Drew Gilpin Faust, nữ hiệu trưởng đầu tiên của Harvard từng nói: "Hãy dùng khoảng thời gian tỉnh táo nhất để theo đuổi những điều ý nghĩa nhất".

Nếu bạn muốn có nhiều hơn một giờ mỗi ngày so với những người khác, bạn có thể bắt đầu từ ba khía cạnh:

1. Học cách ghi lại thời gian. Bằng cách ghi lại và theo dõi thời gian, bạn có thể khám phá ra sự thật của thời gian và sử dụng nó một cách có ý thức hơn. Bạn có thể phân loại và ghi lại các sự kiện diễn ra hàng ngày, chẳng hạn như ngủ, ăn uống, thể thao, nghỉ ngơi và giải trí, giao lưu… và lượng thời gian dành cho những việc này.

2. Tôn trọng sức sống và sự linh hoạt của thời gian. Chúng ta thường gặp phải tình trạng "kế hoạch không theo kịp thay đổi", điều này khiến chúng ta dễ dàng lo lắng về vấn đề quản lý thời gian. Điều chúng ta cần hiểu là thời gian biểu không "chết", nó có thể được điều chỉnh linh hoạt theo độ khó của nhiệm vụ, các trường hợp khẩn cấp… Thứ hai, thời gian tự nó không phải là "chết", chúng ta nên tôn trọng hoạt động và sự linh hoạt của thời gian và sắp xếp thời gian một cách hợp lý.

3. Xác định "thời gian hoàng kim" của bạn. Học tập, làm việc trong "khung giờ vàng" thường có thể thu được kết quả gấp đôi dù chỉ với một nửa nỗ lực. Theo nghiên cứu của các nhà sinh lý học, có 4 khoảng thời gian mà con người ta tỉnh táo nhất trong ngày: sau khi thức dậy vào buổi sáng, từ 8h đến 10h, từ 16h đến 18h và một giờ trước khi đi ngủ. Hãy xác định và nắm chắc "khung giờ vàng" của mình, đồng thời tập trung làm những việc mình muốn, bạn có thể đạt được kết quả gấp đôi chỉ với một nửa nỗ lực.

Do đó, hãy kiểm soát bản thân và sắp xếp thời gian hợp lý, chỉ bằng cách này, bạn mới có thể cho ra nhiều hơn những người khác một tiếng mỗi ngày.

8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel: Cách trường Harvard nhào nặn nên những tinh hoa thế giới như thế nào? - Ảnh 1.

02

Bản đồ tư duy: nắm bắt tổng quan về lịch trình

Có người điểm cao có người điểm thấp, một số người cẩn thận trong suy nghĩ, biết rút ra những suy luận từ việc khác, giỏi tổng kết trong quá trình học tập; một số lại có tư duy cứng nhắc và mắc lỗi lặp đi lặp lại trong cùng một câu hỏi, ngay cả khi lắng nghe cẩn thận, cuối cùng vẫn học được không nhiều… Nguyên nhân do đâu? Loại trừ yếu tố trí tuệ, nguyên nhân có lẽ chỉ nằm ở sự khác biệt về phương pháp học tập và phong cách tư duy.

Có một phương pháp học tập/công cụ tư duy rất được các giáo sư và sinh viên Harvard khuyên dùng, nó có thể biến những thông tin nhàm chán thành những bức tranh dễ hiểu và nhanh chóng phân loại rõ ràng các mối quan hệ logic khác nhau; nó có thể giúp học sinh xây dựng khung kiến ​​thức, nâng cao khả năng tư duy và hiệu quả học tập; nó cũng có thể giúp học sinh làm tốt công việc quản lý thời gian và có một cái nhìn tổng quan về các lịch trình... nó là "sơ đồ tư duy".

Sử dụng bản đồ tư duy để quản lý thời gian bao gồm bốn bước: thu thập, sắp xếp, thực hiện và tổng kết.

1. Thu thập. Trước khi thực hiện công việc quản lý thời gian, chúng ta phải hiểu rõ mình phải làm những gì để có thể sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Sử dụng sơ đồ tư duy để thu thập những việc cần làm, và nó sẽ rõ ràng trong nháy mắt. Trước tiên, hãy thực hiện phân loại theo kiểu khối, chẳng hạn như khối công việc, khối học tập, khối giải trí… Bước tiếp theo là liệt kê các vấn đề liên quan trong mỗi phần.

2. Sắp xếp. Ở đây có thể được chia thành hai bước, một là xác định thời gian cho từng nhiệm vụ, hai là sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục này.

3. Thực hiện. Những công việc chuẩn bị sơ bộ đều nhằm mục đích giúp cho việc thực hiện diễn ra suôn sẻ hơn. Những gì đã hoàn thành và những gì chưa, phải được đánh dấu. Lý do của việc không hoàn thành là gì, và giải pháp là gì... Hoàn thành nhiệm vụ một cách có trật tự như vậy mới có thể nhận được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực.

4. Tổng kết. Kinh nghiệm nằm ở sự tích lũy, luyện tập làm nên sự hoàn thiện, chúng ta phải giỏi tổng kết. Chúng ta thu được gì từ những việc đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành? Có cách nào chúng ta có thể làm tốt hơn và nhanh hơn trong lần tới không? Làm thế nào để điều chỉnh hợp lý những việc chưa hoàn thành? Một loạt các bản tổng kết lại có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn.

Làm mọi thứ theo cách này có thể giúp chúng ta nắm bắt một cách tổng quan về lịch trình và quản lý thời gian một cách hợp lý.

8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel: Cách trường Harvard nhào nặn nên những tinh hoa thế giới như thế nào? - Ảnh 2.

03

Thiết lập bộ kích hoạt độc quyền để thoát khỏi chu kỳ "cả thèm chóng chán"

"Đầu năm mới, sổ tay chứa đầy những kế hoạch hoành tráng, nhưng được dăm ba ngày quyển sổ đã bị vứt xó".

"Hôm trước hạ quyết tâm giảm cân, nhưng vẫn không thể cưỡng lại được sự cám dỗ khi nhìn thấy đồ ăn ngon".

"Tình cờ qua cửa hàng sách mua được một cuốn sách tham khảo về quản lý, nhưng nó đã nằm trên giường mấy tuần rồi, chưa lật được mười trang..."

Nhiều người đặt ra vô cùng nhiều hoài bão cho mình, nhưng họ không bao giờ thoát ra khỏi được cái tâm lý "cả thèm chóng chán" của mình.

Vì sao giới trẻ dễ rơi vào trạng thái "cả thèm chóng chán"?

Ngoài vấn đề bản chất, nó còn liên quan đến nhiều yếu tố như văn hóa thời đại, môi trường xã hội, những tác động từ bên ngoài. Để một người duy trì được nhiệt huyết và động lực làm việc lâu dài, điều này thực sự không dễ dàng chút nào. Khi làm một điều gì đó hoặc thực hiện một kế hoạch, chúng ta sẽ có những kỳ vọng nhất định trong lòng. Nếu không nhận được phần thưởng tương xứng sau khi nỗ lực nhất định, chúng ta rất dễ cảm thấy thất vọng.

8 tổng thống Mỹ và 160 người đoạt giải Nobel: Cách trường Harvard nhào nặn nên những tinh hoa thế giới như thế nào? - Ảnh 3.

Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thoát ra khỏi chu kỳ của "cả thèm chóng chán"?

1. Phát triển thói quen tốt - kiên trì tới cùng. Các nhà tâm lý học tin rằng con người sẽ hình thành một thói quen trong 21 ngày. Trong quá trình này, con người sẽ không chỉ thiết lập một khuôn mẫu hành vi cố định mà còn cả một khuôn mẫu nơ-ron cố định. Vì vậy, chúng ta phải dành cho mình một khoảng thời gian để các mạch thần kinh mới từ từ vượt qua các thói quen cũ.

2. Đừng quá chú trọng vào kết quả của sự việc. Sợ khó và quan tâm quá nhiều đến kết quả thường là những lý do chính khiến bạn không kiên trì. Bản chất của con người là sợ khó khăn, bởi vì sự bền bỉ luôn luôn mệt mỏi và đau đớn, trong khi niềm vui thu hoạch lại là thứ không thể nhìn thấy ngay lập tức. Nếu bạn quá quan tâm đến kết quả, bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi gặp phải những thất bại, từ đó bỏ cuộc sớm. Vì vậy, đừng quá chú trọng vào kết quả của sự việc.

3. Thiết lập các trình kích hoạt độc quyền. Thiết lập các trình kích hoạt độc quyền cũng có thể giúp bạn kiên trì và khiến bạn năng động hơn. Ví dụ: đặt đồng hồ báo thức vào buổi sáng, xem lại các giải thưởng trước đây khi cảm thấy chán không muốn học…

Thành công là phải kiên trì! Đây cũng là bí quyết của những sinh viên Harvard khi đối mặt với khó khăn.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Cách giải tỏa cơn giận hiệu quả

Hãng tin AFP dẫn một nghiên cứu mới của Nhật Bản chỉ ra khi giận dữ không nên quát mắng đồng nghiệp hay hét với gối, mà hãy viết cảm xúc ra giấy rồi xé nhỏ hoặc vứt đi để bình tĩnh lại.
2

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...
3

Cách khóa trang cá nhân với người lạ trên Facebook

Tính năng này đã được Facebook ra mắt khá lâu, nhưng mới đây, Facebook mới chính thức cho phép người dùng tại Việt Nam khóa trang cá nhân của mình với người lạ nếu muốn.

Tháp Mộc Đức - Bí quyết giàu có của người Do Thái

Trí khôn, luôn xuất hiện vào những lúc cực đoan; nghịch cảnh, thường là cơ hội.

8 quy tắc soạn thảo email công việc chuyên nghiệp

Bạn phải học cách để có thể soạn thảo những văn bản email một cách hoàn chỉnh, chuyên nghiệp hơn và tránh được những sai lầm không đáng có.

Chuyện 'cốc trà sữa đắt hơn chiếc iPhone' sẽ cho bạn biết vì sao lương cao nhưng chẳng có dư

Đôi khi, những thứ nhỏ nhặt mà ta chi tiêu hàng ngày lại là thứ khiến cán cân tài chính của bản thân thâm hụt rất nhiều.

Thấy sóng biển đột nhiên có hình ô vuông, tốt nhất nên bỏ chạy

Hiện tượng hiếm gặp này dù trông thì có vẻ thú vị nhưng thực sự lại rất nguy hiểm.

Đọc sách để trở thành lãnh đạo

Người ta nói rằng những gì bạn đọc được từ nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, là kim chỉ nam cho bạn trên đường đời.

Tại sao Thomas Edison yêu cầu ứng viên xin việc phải ăn một chén súp trước mặt ông?

Nhà phát minh nổi tiếng có một phương pháp rất độc đáo để có thể tìm kiếm được những người nhân viên giỏi nhất!

Năm mới, khởi đầu mới: Làm sao để cải thiện lại các mối quan hệ?

Đối với nhiều người, đại dịch Covid-19 đã khiến họ ít để tâm hơn đến các mối quan hệ lãng mạn.

Sai lầm khi dạy con: Đứa trẻ 'biết điều' thực ra trong lòng chúng vô cùng uẩn ức

Các chuyên gia cho rằng, kỹ năng quyết đoán có thể giúp ích cho các mối quan hệ của trẻ sau này, cho dù đó là mối quan hệ lãng mạn hay tình bạn, trong môi trường làm việc hay trường học.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 21/04/2024 11:00
Nhận nuôi một người lớn rất đơn giản, cô sẽ không cần chứng minh năng lực tài chính, môi trường nuôi dạy trẻ...mà vẫn có người chăm sóc khi về già.

Hóa ra "phong thủy" đẹp nhất của một người chính là 1 thứ này

Suy ngẫm - Trung Hạ - 21/04/2024 10:00
Hoa nở, bướm sẽ bay tới; nếu bạn ưu tú thì cuộc đời sẽ không bạc bãi.

Bộ sách 'Đủ duyên ta lại tương phùng' - Hạnh phúc, chỉ cần quay về ta sẽ thấy

Từ sách - Phim - Thu An - 21/04/2024 09:00
Nếu bạn đang trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc; muốn thoát khỏi khổ đau, bế tắc; muốn sống một cuộc đời bình an, đầy trí tuệ, hãy đọc bộ ba cuốn sách “Đủ duyên ta lại tương phùng”, “Sát-na này là thiên thu”, “Tịch tịnh” của Đại đức Thích Đồng Tâm.

Lời tiên tri Celestine - tấm bản đồ cho hành trình tỉnh thức

Từ sách - Phim - Mi Mi - 21/04/2024 08:00
“Lời Tiên Tri Celestine: Hành Trình Thức Tỉnh Tâm Linh Nhân Loại” có thể xem vừa là cuốn tiểu thuyết phiêu lưu ly kỳ, vừa là cuốn sách tâm linh hấp dẫn khai phá về khía cạnh “ẩn” của cuộc sống, của con người.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 24/04/2024