Bức tranh toàn cảnh chung
Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, số liệu thống kê vào đầu năm 2024 nước ta có 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương với 73,3% tổng dân số. Bên cạnh đó, dữ liệu từ GSMA Intelligence cho thấy có 168,5 triệu kết nối di động tại Việt Nam đầu năm 2024. Các con số từ GSMA Intelligence cho thấy kết nối di động tại Việt Nam tương đương với 169,8% tổng dân số vào tháng 1 năm 2024.
Đáng chú ý, người dùng mạng internet hiếm khi dùng một mạng xã hội để duy trì tương tác với xã hội hay cộng đồng. Việc dùng nhiều mạng xã hội cho phép họ tận dụng tính năng của từng kênh, hoặc các mối quan hệ cá nhân, xã hội và giao dịch làm ăn vì lợi ích riêng.
Zalo trở thành dịch vụ OTT nổi bật tại Việt Nam. Zalo được phát triển và ra mắt bởi công ty cổ phần VNG (Công ty Công nghệ Việt Nam). Một số điểm mạnh ở ứng dụng này có thể kể đến như: Tốc độ gửi tin nhắn của zalo cực nhanh; Sử dụng emoticon và hình động vui nhộn để thể hiện cảm xúc với đối phương; Nhắn tin với chất lượng âm thanh nén rõ ràng, không tạp âm…
Một cái tên khác cũng đang được nhiều người dùng Việt ưa dùng là Telegram . Ra đời năm 2013 và Telegram nhanh chóng vươn mình thành một trong những chương trình nhắn tin qua Internet nổi tiếng nhất thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại ứng dụng này đã có gần 1 tỉ người dùng toàn cầu. Ứng dụng có tính năng nhắn tin trò chuyện nhanh chóng với mã hóa client - server cho các cuộc trò chuyện tiêu biểu.
Một ông lớn khác cũng chiếm thị phần lớn tại Việt Nam là Messenger , từng một thời gắn liền với mạng xã hội Facebook, sau này tách ra trở thành ứng dụng riêng biệt và phát triển không ngừng. Chỉ cần có tài khoản Facebook, người dùng đã có trong tay tài khoản Messenger để nhắn tin, gọi điện âm thanh hoặc video, chia sẻ hình ảnh, tập tin, biểu tượng cảm xúc... Ngoài ra, ứng dụng còn cho phép tùy chỉnh giao diện chủ đề, thêm hiệu ứng cho văn bản…
Một ứng dụng nhắn tin khác đến từ "đại gia đình" Meta sau khi Facebook mua lại WhatsApp . Phần mềm này cũng được nhiều người Việt biết đến nhưng chủ yếu sử dụng trong doanh nghiệp, liên lạc với các đối tác quốc tế nhiều hơn là nhắn tin nội địa. Thời gian gần đây, Meta không ngừng cập nhật và đẩy mạnh chương trình để thu hút thêm người dùng đến với nền tảng, đồng thời cam kết rất nhiều về cơ chế bảo mật thông tin.
Viber cũng ra mắt năm 2012 từng khá phổ biến và "nổi" tại Việt Nam trước khi bị Zalo soán ngôi. Giao diện ứng dụng bắt mắt, dễ sử dụng và có chất lượng cuộc gọi tốt, nhưng các ưu điểm đó chưa đủ để Viber có chỗ đứng đủ vững trong thói quen sử dụng OTT hằng ngày của người Việt.
Những ứng dụng chat như Messager, Zalo, Telegram, WhatsApp, Viber… đều có những đặc trưng nhất định để thu hút người dùng. Tuy nhiên, bên cạnh tính năng mạnh thì vẫn còn có những hạn chế nhất định.
Đáng chú ý, trong những cái tên lớn phủ bóng thị trường ứng dụng chat tại Việt Nam, ứng dụng nội địa đang ngày càng tạo được đối trọng với các đối thủ nước ngoài. Cụ thể, theo báo cáo của The Connected Consumer Quý II năm 2024 do Decision Lab công bố, Zalo dẫn đầu với tỷ lệ sử dụng đạt 82%, theo sau là Facebook với 62%, Messenger với 53%.
Sự ra đời của Lotus Chat - Ứng dụng “made in Việt Nam”: Điểm sáng của làng công nghệ 2024
Mới đây, sự xuất hiện của Lotus Chat - một ứng dụng chat “made in Việt Nam” đang hứa hẹn đem lại trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng. Ứng dụng này có thể giúp người dùng có thêm lựa chọn phù hợp với nhu cầu và cải thiện các bất cập của các ứng khác.
Lotus Chat là ứng dụng liên lạc mới ra mắt do người Việt phát triển. Ứng dụng tích hợp rất nhiều tính năng từ cơ bản đến nâng cao, giao diện tối giản, dễ sử dụng và hứa hẹn độ bảo mật cao, sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Đầu tiên, hãy đi thẳng vào những tính năng đặc biệt nhất trên Lotus Chat mà chắc chắn nhiều người dùng sẽ thích thú, đó là thu âm cuộc gọi, chat ẩn danh, sử dụng đa thiết bị và cấm xóa tin nhắn.
Tính năng thu âm cuộc gọi trên các điện thoại Android thường có sẵn, nhưng với người dùng iPhone thì không. Vì thế, đây cũng coi là tính năng quan trọng và hấp dẫn của Lotus Chat, ghi được cả cuộc gọi đơn và cuộc gọi nhóm.
Tính năng chat ẩn danh cũng là thứ nhiều người muốn sử dụng. Chỉ với 1 tài khoản Lotus, người dùng có thể tạo nhiều "bí danh" khác nhau để trò chuyện với người khác hay trong các nhóm chat chung mà không bị ai phát hiện danh tính thật và cũng không lo bị người lạ lấy cắp thông tin, nhắn tin làm phiền từ bí danh này.
Nhiều ứng dụng chat hiện không cho phép dùng chung 1 tài khoản cho nhiều thiết bị khác nhau. Ví dụ, có ứng dụng chỉ cho cài trên 1 điện thoại hoặc 1 máy tính duy nhất, khi cố đăng nhập vào thiết bị khác, tài khoản ở thiết bị cũ sẽ bị đăng xuất ngay lập tức. Với ai phải dùng nhiều điện thoại, nhiều máy tính khác nhau do công việc thì cực kì phiền phức.
Lotus Chat thì cho phép người dùng đăng nhập thoải mái trên nhiều thiết bị cùng lúc không kể nền tảng. Dữ liệu chat cũng nhanh chóng được đồng bộ theo thời gian thực giữa tất cả thiết bị, không cần cập nhật lại bằng tay, bằng QR code phiền phức. Ngoài ra, các thiết bị đã đăng nhập đều được lưu lại thông tin trong mục cài đặt, bạn có thể gỡ đăng nhập từng thiết bị bất kì lúc nào.
Bên cạnh những tính năng mà nhà phát hành đã thông tin thì một tính năng nổi bật của Lotus Chat trong thời kỳ AI phát triển là cho phép người dùng chọn các đoạn tin nhắn trong đoạn hội thoại để tạo ra những bài viết có nội dung tương tự nội dung tin nhắn đã được chọn. Người dùng có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau như: tin nhắn văn bản, video, nhãn dán, đường dẫn…
Sự ra mắt của Lotus Chat là một tín hiệu nổi bật trong làng công nghệ trong năm 2024, góp phần tạo đối trọng đáng kể từ phía các doanh nghiệp công nghệ Việt trên một thị trường đầy cạnh tranh với hầu hết tay chơi là các ông lớn ngoại.