‘Bố vợ ốm nặng cần một khoản tiền lớn chữa bệnh, là con rể, tôi có nên trả số tiền này không?’

18/01/2022 08:00
‘Bố vợ ốm nặng cần một khoản tiền lớn chữa bệnh, là con rể, tôi có nên trả số tiền này không?’

Có nhiều hơn một mối quan hệ trong hôn nhân, nhưng quan trọng nhất chính là anh coi em như gia đình, và em cũng coi anh như gia đình.

Vài ngày trước, tôi thấy một bài đăng đặt câu hỏi như này: "Bố vợ ốm nặng cần một khoản tiền lớn chữa bệnh. Là con rể, tôi có nên trả số tiền này không?"

Chủ nhân bài đăng đã kết hôn với vợ được 3 năm, Vợ anh có thu nhập thấp và hầu hết thời gian ở nhà, số tiền chữa bệnh cho bố vợ tương đương với 10 năm lương của anh, và anh gần như phải tiêu hết tiền tiết kiệm mới có thể chi trả được.

Anh không quá muốn bỏ số tiền này ra, dù sao bố vợ cũng chưa từng giúp đỡ điều gì, quen biết với vợ cũng là qua mai mối, quan hệ cũng không sâu đậm.

Thái độ của vợ rất cứng rắn, bố mẹ ốm đau thì phải chạy chữa, giờ con gái không có tiền thì con rể phải gánh trách nhiệm.

Thực tế thì luôn xót xa và khó xử hơn tưởng tượng,

Chúng ta luôn luôn cho rằng kết hôn rồi, dù có cãi vã ồn ào, ít nhất cũng có thể bình yên cả đời, nhưng thời điểm hôn nhân đứng bên bờ vực tan vỡ lại thường là lúc chúng ta mất cảnh giác nhất.

Khi đến tuổi trung niên, cơ thể cha mẹ ngày một yếu đi. Những người đã lập gia đình không thể không nghĩ, nếu một ngày nào đó có người cao tuổi cần giúp đỡ, con rể có nghĩa vụ này không?

01

Cô M. (Trung Quốc) sống ở nông thôn quanh năm, chỉ khi chính phủ có lệnh dỡ nhà ở khu vực cô ở thì cô mới nghĩ tới chuyện đến nhà con gái dưỡng già.

Chồng đi rồi, con trai con dâu lại lười, những tưởng con gái con rể sẽ là chỗ dựa vững chắc hơn, ai dè, cô bị con rể từ chối thẳng thừng. Theo như lời của con rể thì ở một hai ngày thì được, còn ở luôn thì không được.

Cô M. trước giờ luôn thương con trai hơn con gái. Khi con gái kết hôn, cô đòi con rể 20 vạn tệ (khoảng 713 triệu VNĐ) rồi sau đó mang số tiền này giúp đỡ con trai.

Khi mẹ chồng của con gái chữa bệnh trong viện, nhờ cô M. trông con một tuần, cô M. từ chối thẳng thừng: "Bà nội trông cháu là chuyện đương nhiên, bà ngoại trông cháu khác gì rước việc vào thân."

Hơn 30 vạn tiền đền bù, cô M. cũng có ý định cho con trai tất.

Con rể nói rất rõ ràng: "Con gái của mẹ, mẹ vất vả nuôi lớn, cô ấy hiếu thuận với mẹ, phụng dưỡng mẹ ra sao con không can thiệp vào, nhưng con không đồng ý việc mẹ ở nhà chúng con."

Quan hệ giữa người với người không phải là thứ không thể phá vỡ, chưa nói đến con rể và mẹ vợ, một mối quan hệ vốn không có nhiều dây mơ dễ má. Ngay cả khi kết hôn và đổi xưng hô thành "cha mẹ" thì hầu hết mọi người vẫn cảm thấy có gì đó xa cách, dù là con rể hay con dâu thì không phải ai cũng không vì thế mà chịu trách nhiệm.

Mẹ chồng không giúp đỡ con dâu từ khi mang thai cho đến khi con lớn. Họ cũng sẽ nghĩ: "Rõ ràng là mẹ không giúp con, vậy tại sao con phải phụng dưỡng mẹ?"

Vợ chồng tuy có nhiều trách nhiệm chung, nhưng về chuyện dưỡng già của cha mẹ, suy cho cùng, đó là trách nhiệm của mỗi người.

Bất kể là do bản chất thờ ơ, hay vì những mâu thuẫn khác nhau, không ai có lý do gì để trách ai cả.

‘Bố vợ ốm nặng cần một khoản tiền lớn chữa bệnh, là con rể, tôi có nên trả số tiền này không?’ - Ảnh 1.

02

Phân chia rõ ràng sau hôn nhân, đây là một lựa chọn cá nhân, nhưng nếu quan sát kỹ cuộc hôn nhân của những người xung quanh, bạn sẽ biết rằng nếu sự chia ly quá rõ ràng thì hầu hết họ đều không hạnh phúc.

Có một câu chuyện như thế này.

Ở tuổi 56, cô Mẫn tự mình lái xe du lịch, mạnh mẽ làm một lần "bay nhảy" khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Trước khi rời khỏi nhà, cô và chồng đều sống theo kiểu AA (tiền ai người nấy trả). Tiền ai người nấy kiếm, mua gì người nấy trả, tới nhà người thân của nhau, người thân của ai người đó trả tiền quà cáp. Tuy nhiên, cô Mẫn thỉnh thoảng vẫn mua thuốc bằng thẻ bảo hiểm y tế của chồng, người chồng phát hiện ra đã lập tức đổi mật khẩu, hai vợ chồng lấy nhau mấy chục năm không còn cảm giác thân thiết.

Nhà chưa bao giờ là nơi để giảng đạo lý, muốn chung sống hòa thuận thì tình yêu phải là nhân tố được đặt lên hàng đầu.

Liễu Kiến Vân là người Ninh Hạ, Trung Quốc, anh kết hôn được hai năm thì anh trai của vợ anh qua đời, bố vợ và mẹ vợ không có người chăm sóc. Anh chủ động đề nghị vợ chuyển đến ngôi làng nơi hai bố mẹ sinh sống, ngôi làng không bằng nơi họ hiện đang ở, vợ anh thậm chí còn là người có chút do dự.

Anh Vân nói: "Bố mẹ em chính là bố mẹ anh, giờ hai ông bà cần người chăm sóc, có anh rồi, các cụ chỉ việc an hưởng tuổi già thôi."

Sau khi hai vợ chồng chuyển về, vì sức khỏe hai cụ không tốt, từ trồng trọt, gánh nước đến gánh củi… anh Vân không bao giờ để bố vợ phải nhúng tay. Mẹ vợ bị ung thư phổi, anh chạy đi chạy lại giữa nhà và bệnh viện, gầy đi mất 3kg. Bố vợ lên cơn đau tim, anh Vân gác lại công việc, tức tốc đến bệnh viện chăm sóc.

Xã hội hiện đại, không có ai thiếu ai mà sống không được cả, kết hôn là là để giúp đỡ nhau, ân cần với nhau, có người ở bên có người chăm sóc, hai người bao giờ cũng hơn là một mình.

Vợ chồng đúng nghĩa là một lòng một dạ, là có nghĩa có tình. Những người trọng tình nghĩa, làm sao họ có thể chịu đựng được khi nhìn người già phải vất vả, và nhìn người bạn đời của mình buồn tủi?

Cha mẹ của bạn đời dù không có quan hệ máu mủ với bạn nhưng ít nhất họ cũng nuôi dưỡng bạn đời của bạn, ân tình này, một phần cũng dành cho bạn.

‘Bố vợ ốm nặng cần một khoản tiền lớn chữa bệnh, là con rể, tôi có nên trả số tiền này không?’ - Ảnh 2.

03

Trên thực tế, trong hôn nhân, nếu hai người quá rõ ràng rành mạch với nhau, hoặc coi thường nhau cũng không phải là không chấp nhận được, nhưng đáng sợ nhất là khi bạn nói chữ "lý" thì đối phương lại nói chữ "tình" với bạn.

Đợi tới khi bạn muốn nói về cái tình, thì họ lại bắt đầu nói lý.

Tôi có một người bạn thân ở quê, mỗi lần nhắc tới người yêu là mắt cô ấy lại sáng lên, mãi cho tới khi sắp kết hôn rồi, hai người họ mới bắt đầu nói về chuyện phụng dưỡng cha mẹ già. Người bạn trai nói với giọng rất hiển nhiên: "Anh cũng không có đi ở rể, em gả sang nhà anh rồi, chúng ta phụng dưỡng ba mẹ anh là được rồi, ba mẹ em để em trai em lo."

Cô bạn khi ấy không vui nói: "Bố mẹ anh thì là bố mẹ anh, còn bố mẹ em thì không phải?"

Không lâu sau, hai người chia tay…

Chỉ có con dâu muốn chu cấp cho mẹ chồng còn con rể không quan tâm đến bố mẹ vợ, cái lý ở đâu? Quả thực có rất nhiều người bề ngoài thì rất có đạo lý nhưng thực ra là đang nói ra những lời có lợi cho mình.

Một nhà văn người Trung Quốc có bút danh Vãn Tinh từng kể một câu chuyện như này.

Cô gái kết hôn với chồng được 5,6 năm, mẹ chồng được chẩn đoán mắc ung thư gan. Anh trai em gái của chồng đều tránh, người thì nói con cái đi học cần tiền, người thì nói mới mở cửa hàng, giờ không có tiền, đổ hết mọi trách nhiệm lên em dâu.

Khi cô nói giờ mình cũng không đủ tiền, em chồng liền đưa ra hộ giải pháp: "Trước khi kết hôn chẳng phải chị còn có một căn nhà ư, bán đi là được mà."

Trước khi kết hôn cô đã nghĩ, dù sau này ra sao cũng sẽ không bán căn nhà, căn nhà ấy là vốn liếng của cô trong hôn nhân. Chồng cô lúc này tức giận: "Vì tiền mà đến người thân em cũng muốn từ bỏ phải không?"

Dù cô có nói ra sao, người chồng cũng quả quyết, một là bán căn nhà đó, hai là ly hôn, em chồng thậm chí còn xóa cô ra khỏi nhóm chat trong gia đình chồng.

Cô gái khi ly hôn vẫn luôn cảm thấy rất bứt rứt: Có phải tôi sai rồi hay không?

Có một câu nói khá đúng như này, không trải qua một biến cố lớn, bạn sẽ không thể biết được người mà mình gả cho là người hay là ngợm.

Trong canh bạc hôn nhân, nếu bạn cược đúng, mọi người đều hạnh phúc. Nhưng nếu cược sai rồi, cố gắng mà thoát ra kịp thời.

Bất kể ra sao, cả nam và nữ đều phải độc lập và giữ chặt quân bài vốn của mình. Khi gặp một người không có tình cảm và không nói lý, hãy nhanh chóng thoát ra và đừng bao giờ đầm mình trong vũng bùn.

‘Bố vợ ốm nặng cần một khoản tiền lớn chữa bệnh, là con rể, tôi có nên trả số tiền này không?’ - Ảnh 3.

04

Từng có một bài phỏng vấn hỏi những người đàn ông đã có gia đình: "Sau này bạn có phụng dưỡng cha mẹ vợ không?"

Những người con rể nói sẽ giúp đỡ ba mẹ vợ, mỗi người đều có một suy nghĩ khác nhau. Một số người nói rằng bố mẹ vợ cũng là bố mẹ mình nên chu cấp cho người già là chuyện đương nhiên, số khác lại nói rằng cả hai đều là con một nên phải phụng dưỡng cha mẹ.

Những người con rể không muốn chu cấp cho người già cũng có lý do của mình: "Tôi là người duy nhất trong gia đình kiếm tiền, vợ tôi muốn tiêu tiền còn phải xin tôi."

Có câu này tôi phải hỏi bạn, tiền là bạn kiếm, vậy ở nhà vợ bạn phải làm bao nhiêu công việc nhà, bạn có biết không? Khi vợ bị con quấy không ngủ được thì bạn đang ở đâu?

Nhiều phụ nữ sau khi trở thành vợ đã luôn phải tất bật với gia đình, sự đóng góp của họ không thể đong đếm được bằng tiền. Sự vất vả này người khác có thể không thấy, nhưng là chồng thì nhất định phải thấy.

Tất nhiên, làm vợ không có nghĩa là vô trách nhiệm, hãy tự hỏi bản thân: Áp lực gánh vác gia đình của một người chồng, bạn biết được bao nhiêu? Bạn đã cân nhắc chi phí sinh hoạt của gia đình nhỏ của mình chưa?

Trái tim con người đều bằng xương bằng thịt, cả hai vợ chồng đều cần suy nghĩ thấu đáo về các vấn đề, cảm thông cho nhau nhiều hơn, việc mà hai vợ chồng cần nói cho rõ ràng không chỉ có chuyện chu cấp cho ba mẹ hai bên.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng, có nhiều hơn một mối quan hệ trong hôn nhân, nhưng quan trọng nhất chính là anh coi em như gia đình, và em cũng coi anh như gia đình.

Cũng mong rằng mỗi bậc cha mẹ đều sẽ có một tuổi già an nhàn!

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Nếu dám "chia tay" với 3 kiểu người này, cuộc sống tuổi trung niên sẽ ngày càng tốt đẹp hơn

Trong cuộc sống, việc lựa chọn kết giao với những người phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, việc tiếp xúc với những nguồn năng lượng tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cuộc sống của chính chúng ta.
2

"Đổi mạng" lấy tiền: Cái giá quá đắt cho một cuộc đời

Cuộc sống là hành trình không ngừng nỗ lực, nhưng đừng đánh đổi sức khỏe lấy tiền tài.
3

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Những câu thoại Harry Potter đắt giá nhất, sau hàng chục năm vẫn còn ý nghĩa

Thế giới Harry Potter đã mang đến cho người hâm mộ hàng loạt những câu châm ngôn đắt giá, cho dù thời gian có trôi đi thì vẫn mang ý nghĩa khổng lồ.

Sau lưng là hổ gầm, dưới vực là sư tử đói, bạn chọn cách nào?

Xét cho tới cùng, một số người, một số việc không thể đòi hỏi hay miễn cưỡng, cũng không quan trọng nếu bạn buông tay, thế nên sống đừng ôm đồm nặng thân.

9 câu nói về tình yêu của Châu Tấn, nghe có vẻ ngốc nghếch nhưng lại tự do và dũng cảm

"Người ta vĩnh viễn không quan tâm. Bởi vì người ta sợ rằng vĩnh viễn không thể tồn tại, cho nên mới nói chỉ quan tâm sở hữu một lần', đại Hoa đán trải lòng.

Tướng ăn thể hiện nhân cách, địa vị giàu - nghèo như thế nào?

Ai cũng biết ăn, nhưng ăn ra thể diện thì không phải ai cũng biết!

Giám đốc đưa mẹ đi làm răng, chọn loại rẻ nhất: Nha sĩ vừa trách móc lại vội xin lỗi

Vị giám đốc này trên người mặc toàn đồ hiệu đắt đỏ, nhưng lúc làm răng giả cho mẹ lại quyết chọn loại rẻ tiền nhất. Điều này khiến vị nha sĩ vô cùng bức xúc.

9 biểu hiện của người thông minh, làm gì cũng suôn sẻ, ai gặp cũng thích

Người thông minh chính là bậc thầy về quản lý thời gian. Những ai có thể sử dụng thời gian một cách triệt để nhất tạo ra giá trị là người chắc chắn sẽ thành công.

Chuyện ‘Bánh bao đổi vàng’ chứng thực nguyên do người nghèo ngày càng nghèo

Mạng sống đe dọa thì trăm bao vàng cũng không bằng một gói bánh!

Cuộc sống sau tuổi 50 càng tham lam càng có ít

Đi quá nửa đời người, chúng ta không nên lấy lòng tất cả mọi người, không oán giận, không tham lam, không chờ đợi để có một cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025