Tại sao người nghèo ngày càng nghèo đi, trong khi người giàu ngày càng giàu? Sau khi đọc câu chuyện "Bánh bao đổi vàng" này, bạn sẽ có thể hiểu lý do.
Mở đầu câu chuyện là vào một đêm, trận lũ kinh hoàng ập đến một ngôi làng, những người dân trong làng vội vã chạy thoát thân trong đêm tối. Lúc này, hai người không kịp tránh lũ hoảng sợ, không còn cách nào khác đành phải trèo lên hai cây kề nhau thoát khỏi nguy hiểm. Sau đó, cả hai qua đêm trên cây. Đến rạng sáng, lũ vẫn chưa chịu rút,hai người vẫn phải ở yên bất động. Để ý thì trên một cây là người đàn ông nghèo trong làng với một túi đầy bánh bao, trong khi đó người giàu nhất làng đang ở trên cây còn lại với một túi vàng.
Ngày đầu tiên ở trên cây, người nghèo ăn bánh bao mang theo, trong khi người giàu chỉ có vàng quanh người, đói chỉ biết nhìn mà ứa nước miếng.
Ngày hôm sau, cứu hộ vẫn chưa tới, nhà nghèo lại bắt đầu ăn bánh, nhà giàu đói quá muốn đổi vàng lấy bánh. Người nghèo đã quen với cuộc sống nghèo khó, đối với lời đề nghị của người giàu giống như "miếng bánh trên trời", anh ta cảm thấy cơ hội hiếm có, nên nói với người giàu: "Tôi muốn dùng số bánh còn lại để đổi lấy tất cả số vàng mà anh mang theo." Mặc dù người giàu vô cùng miễn cưỡng, nhưng quá đói chỉ có thể đồng ý với yêu cầu của người nghèo.
Kết quả là, những thứ trong túi người giàu mang theo chuyển từ vàng sang bánh bao, trong khi người nghèo bất ngờ có được nhiều vàng như thế.
Ngày thứ hai trôi qua, nháy mắt đã tới ngày thứ ba, bức tranh biến thành một người nghèo mang theo một túi vàng, nhìn nhà giàu ăn bánh vừa ức vừa đói không sao chịu nổi.
Đến ngày thứ tư, người nghèo không được ăn hai ngày, đói đến mức không cầm được vàng nữa, buộc lòng đề nghị đổi một ít vàng lấy bánh. Người giàu nhân cơ hội này đề xuất rằng cần một nửa số vàng để đổi lấy hai cái bánh bao. Khi người nghèo nghe vậy, mặc dù không muốn nhưng anh ta vẫn phải nghiến răng đồng ý và ăn ngấu nghiến.
Mãi đến ngày thứ bảy, lũ mới rút hẳn, cả hai người mới cứu được mạng. Sau khi từ trên cây xuống, vàng trên người của người giàu không hề bị hư hại, như thể nó đã được người nghèo cất giữ mấy ngày, trong khi bánh bao của người nghèo toàn bộ đã bị ăn hết.
Thấy điều này trong truyện, không biết bạn đã có câu trả lời chưa.
Người nghèo trong câu chuyện đã không nhận ra rằng khi tính mạng bị đe dọa thì no bụng và giữ được sự sống còn quan trọng hơn vàng, giá trị của một gói bánh bao còn hơn vạn bao vàng. Thành thật mà nói, khi đứng trước cơ hội làm giàu hiếm có, nhiều người có thể giống như người nghèo trong câu chuyện, vì thấy tiền là mờ mắt, mù quáng theo đuổi sự giàu có, bỏ qua rủi ro, thiếu tầm nhìn và nhận thức khủng hoảng, tận dụng tốt cơ hội dẫn đến cuối cùng để lại rủi ro lớn nhất cho bản thân.
Người nghèo trong câu chuyện, chỉ nghĩ đến việc có được bao nhiêu mà bỏ qua những rủi ro kèm theo, có vẻ như bạn đã nắm bắt được cơ hội, nhưng thực chất chỉ là mò kim đáy bể mà thôi, vì lợi ích trước mắt không nghĩ đến tương lai; ngược lại người giàu, sẵn sàng đổi một bao vàng tưởng như đã mất nhưng lại lấy được những chiếc bánh có giá trị hơn, rồi tận dụng cơ hội đó để kiếm lại vàng.
Tại sao người nghèo ngày càng nghèo đi, trong khi người giàu ngày càng giàu? Trong phân tích cuối cùng, nguyên nhân là do người nghèo và người giàu có suy nghĩ khác nhau khi đứng trước cơ hội kiếm tiền, tư duy quyết định lối thoát, khái niệm quyết định tương lai. Trên thực tế, con người phải đối mặt với những thay đổi liên tục và vô số sự lựa chọn khác nhau trong suốt cuộc đời của họ.
Bạn nên thấy rất nhiều cái gọi là tư duy giàu nghèo, nhưng những người kém tư duy chưa chắc đã nghèo, và những người có tư duy giàu có chưa chắc đã trở nên giàu có. Vậy thì tại sao nên từ bỏ lối suy nghĩ nghèo nàn? Trên thực tế, suy nghĩ của người nghèo là những ý tưởng sẽ khiến người ta ngày càng nghèo đi. Vì vậy, từ bỏ tư duy nghèo khó, bồi dưỡng tư duy giàu không phải là điều kiện cần và đủ để làm giàu, mà nó là điều kiện để tăng xác suất, vì chỉ khi bạn thay đổi cách nghĩ của mình, so với những người khác bạn mới có cơ hội tốt hơn để đạt được sự thịnh vượng.
Giả sử trong câu chuyện lúc đầu, người giàu mang bánh bao, còn người nghèo thì mang vàng, liệu người nghèo có chủ động đổi vàng lấy bánh với người giàu không? Khả năng cao là họ sẽ canh giữ vàng mặc cho bụng đói. Trên thực tế, nhiều người giàu đã giàu hơn vì họ biết khi nào nên từ bỏ và dám từ bỏ. Khi gặp cơ hội, họ không chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt mà có tầm nhìn xa, tập trung vào tương lai.
Suy nghĩ khác biệt của một người thường dẫn đến những kết quả khác nhau. Bất kể khuôn mẫu hay tầm nhìn nào, một người thực sự có thể trở nên giàu có phải tư duy nhiều hơn những người khác. Nếu không, tại sao lại có nhiều người nghèo và ít người giàu hơn?
Cuối cùng, hy vọng bài viết này có thể mang lại nguồn động lực và cảm hứng cho bạn.
Theo Toutiao