Giáo dục truyền thống hội tụ vào cung cấp cho sinh viên “tri thức chung” và thầy giáo chịu trách nhiệm là “người truyền thụ tri thức”. Sau khi học sinh thu được tri thức và tốt nghiệp, họ phải tìm việc làm theo cách riêng của họ vì thầy giáo không chịu trách nhiệm về việc làm cho học sinh. Bởi vì điều này, thầy giáo thường không chú ý tới thị trường việc làm, nhu cầu công nghiệp là gì, hay kĩ năng được yêu cầu để được thuê. Nhiều thầy giáo không có ý tưởng về số phần trăm người tốt nghiệp có được việc làm có liên quan tới lĩnh vực học tập của học sinh vì ưu tiên của họ là dạy, KHÔNG phải là giúp sinh viên tìm việc làm. Điều này không có nghĩa là họ không chăm nom nhưng việc của họ là dạy, thậm chí cung cấp lời khuyên cho học sinh về cơ hội nghề nghiệp, chuẩn bị lí lịch, hay hướng dẫn phỏng vấn.
Trong thị trường việc làm cạnh tranh này, học sinh cần mọi sự giúp đỡ mà họ có thể nhận được và thầy giáo nên chú ý tới đào tạo về kĩ năng điều có thể đưa tới việc làm của học sinh. Khi số người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp tăng lên, nhiều sinh viên thất vọng với giáo dục hiện thời; một số không thấy giá trị của giáo dục hay nhu cầu được giáo dục. Một số người có thể bị chán nản và bỏ trường, điều làm cho xã hội có thể đi tới chỗ có số thanh niên vô giáo dục cao. Để vượt qua điều này, các trường và thầy giáo nên làm nỗ lực tập trung để thu hút học sinh vào lập kế hoạch nghề nghiệp và cung cấp cho họ các sự kiện về các nghề đặc biệt nào đòi hỏi và chương trình đào tạo có thể giúp đỡ thế nào.
Trường phải phát triển thông tin toàn diện về lập kế hoạch nghề nghiệp cho các nghề đa dạng. Trong khi thông tin này sẽ có lợi cho mọi sinh viên cũng như các công ti, nó sẽ đặc biệt gây quan tâm cho các sinh viên không được thông báo rõ về nghề nghiệp hay chọn lựa giáo dục. Bằng việc có thông tin tin cậy, toàn diện về các cơ hội việc làm và đào tạo liên quan, sinh viên có thể làm chọn lựa đúng trong việc lựa chọn lĩnh vực học tập đúng. Các trường cũng phải cung cấp thông tin nghề nghiệp cho phụ huynh nữa vì họ có ảnh hưởng lớn lên chọn đại học của sinh viên.
Ngày nay phần lớn các trường hàng đầu ở các nước đã phát triển đều có việc lập kế hoạch nghề nghiệp được tích hợp vào trong chương trình đào tạo của họ và thách thức sinh viên nghĩ về các mục đích hàn lâm, mục đích cá nhân, và mục đích nghề nghiệp trong khi vào trường. Khi dạy học ở Hàn Quốc và Nhật Bản, tôi cũng thấy rằng sinh viên đại học và gia đình được yêu cầu tham dự phiên lập kế hoạch nghề nghiệp TRƯỚC KHI họ được nhận vào đại học.
Hệ thống trường các nước Scandinavian (Na Uy, Phần Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch) làm điều đó sớm hơn khi việc cố vấn và lập kế hoạch nghề nghiệp là bắt buộc cho mọi học sinh ở lớp chín (15 tuổi) khi họ học về các nghề đa dạng, lương, cũng như con đường đào tạo hàn lâm và hướng nghề. Họ thường tới thăm các công ti để xem môi trường làm việc thực tại và học cách chuẩn bị nghề nghiệp trong các công ti đó. Bố mẹ được khuyến khích tham gia vào việc lập kế hoạch nghề nghiệp, bao gồm tham dự cuộc họp lập kế hoạch nghề nghiệp được thiết kế để làm tăng tri thức của họ về các cơ hội nghề nghiệp đa dạng.
Sinh viên đại học thường tự hỏi, “Tại sao chúng em phải học điều này? Tại sao em cần biết điều này? Tại sao chúng em dành nhiều thời gian thế vào điều này? Tại sao chúng em phải làm kiểu bài tập này?” Khi sinh viên không thấy kết nối giữa nội dung và hoạt động của môn học và cuộc sống tương lai của họ, họ đề nghị thầy giáo yêu cầu họ làm cái gì. Với việc có câu trả lời cho những câu hỏi này, thầy giáo có thể duy trì mối quan tâm và động cơ của sinh viên trong học tập. Khi thị trường việc làm có tính cạnh tranh hơn, thầy giáo phải thảo luận kết quả học tập của môn học và gắn rõ ràng chúng với các hoạt động được yêu cầu của thị trường việc làm. Sinh viên phải hiểu điều họ cần; tại sao họ cần nó và làm sao họ phát triển được những kĩ năng này.
Kết quả học tập rõ ràng là nền tảng của phương pháp học tích cực và là cơ sở của mọi thiết kế dạy học. Thầy giáo nên giải thích rõ ràng cho sinh viên rằng bằng việc hoàn thành lớp và bài phân công, họ sẽ có khả năng biết cái gì đó hay làm cái gì đó với kĩ năng đó. Thầy giáo nên thảo luận sự liên quan của tài liệu sách vở với sinh viên. Sinh viên cần biết tại sao tri thức và kĩ năng được chỉ ra trong lớp là quan trọng trong cuộc sống tương lai của họ. Khi sinh viên hiểu môn học giúp cho họ hoàn thành được cái gì, họ sẽ thấy công việc có nhiều nghĩa hơn.
Tôi thường cung cấp một dàn bài tài liệu môn học trên bảng nội dung các môn học. Để có được sự chú ý của sinh viên và động viên họ học, tôi cũng bắt đầu lớp với giải thích đơn giản mà trả lời cho ba câu hỏi: Cái gì? Tại sao? Và thế nào?
1) Chúng ta học gì trong lớp hôm nay? Chúng ta sẽ đề cập tới khái niệm nào? Chúng ta sẽ làm hoạt động nào?
2) Tại sao chúng ta học điều này? Hoạt động hôm nay có liên quan thế nào tới kết quả học môn học? Chúng ta nên biết cái gì hay có khả năng làm gì sau lớp hôm nay? Thông tin và kĩ năng có thể được dùng thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
3) Làm sao chúng ta sẽ đề cập tới nội dung? Tôi có đọc bài giảng ở trong lớp không? Hay tôi sẽ hỏi trong thảo luận lớp?
Khi sinh viên hiểu rõ ràng giá trị, mục đích và thủ tục cho hoạt động môn học, họ rất có thể thấy được giá trị của điều họ đã được yêu cầu để học và hệ quả là sẽ tham gia đầy đủ hơn trong môn học.
Traditional education is focusing on provide students with “General knowledge” and teachers are responsible for the “Transfer of knowledge”. After students obtained the knowledge and graduated, they have to find job on their own as teachers are not responsible for the employment of students. Because of this, teachers often do not pay attention to the job market, what the industry needs, or the skills required to get hired. Many teachers have no idea about the percentage of graduates who get jobs related to their fields of study because their priority is to teach, NOT helping students find employment. This does not mean that they do not care but their job is to teach, even some do provide advices to students about job opportunities, resume preparation, or interview guidance.
In this competitive job market, students need all the help they can get and teachers should pay attention to skill trainings that may lead to students’ employment. As the number of unemployed college graduated increases, many students are disappointed with the current education; some do not see the value of education or the need to be educated. Some may be discouraged and quit school which the society may end up with high numbers of uneducated young people. To overcome this, schools and teachers should make intensive efforts to engage students in career planning and provide them with the facts about what particular careers entail and how training programs can help.
School must develop comprehensive information about career planning on various occupations. While this information will benefit all students as well as companies, it will be of particular interest to students who are not well informed about career or educational choices. By having reliable, comprehensive information about job opportunities and related trainings, students can make the right choices in selecting the right fields of study. Schools must also provide career information to parents too as they have significant influence over students’ choice in college.
Today most top schools in developed countries have integrated career planning into their curriculum and challenging students to think about their academic, personal, and career goals while entering school. When teaching in S. Korea and Japan, I also found that college students and family are required to attend a career planning session BEFORE they get accepted to college. The Scandinavian school systems (Norway, Finland, Sweden, Denmark) do it earlier where career counseling and planning are mandatory for all students in the ninth grade (ages 15) when they learn about various occupations, wages, as well as academic and vocational training paths. They often visit companies to see the actual work environment and learn how to prepare for a career in those companies. Parents are encouraged to take part in the career planning, including attending career planning meeting designed to increase their knowledge of various career opportunities.
College students often wonder and ask, “Why are we study this? Why do I need to know this? Why are we spending so much time on this? Why do we have to do this type of work? When students do not see the connection between the content and activities of the course and their future lives, they question what teachers ask them to do. By having the answers to these questions, teachers can maintain student interest and motivation in learning. As the job market is getting more competitive, teachers should discuss the learning outcomes of the course and clearly tie them to the job market required activities. Students must understand what they need; why they need it and how do they develop the skills.
Clear learning outcomes are the foundation of an active learning method and a basic of all instructional design. Teachers should clearly explain to students that by complete the class or assignment, they will be able to know something or do something with that skill. Teachers should discuss the relevance of the materials with students. Students need to know why the knowledge and skills identified in the class are important in their future lives. When students understand what the course is helping them accomplish, they will find the work more meaningful.
I often provide an outline of course’s material on the courses syllabus. To get students’ attention and motivate them to learn, I also start the class with a simple explanation that answers the three questions: What? Why? And How?
1) What are we learning in class today? What concepts will we address? What activities will we do?
2) Why are we studying this? How are today’s activities related to the course learning outcomes? What should we know or be able to do after today’s class? How can the information and skills be used in our life?
3) How are we going to address the content? Will I lecture in class? Or will I ask for class discussions?
When students understand clearly the value, purpose, and procedures for course activities, they are more likely to see the value of what they are being asked to learn and consequently will participate more fully in the course.