Tương lai của giáo dục

GS John Vu12/12/2023 12:00
Tương lai của giáo dục

Sau khi tôi viết bài về các môn học trực tuyến mở cho đại chúng – Massive Open Online Courses (MOOCs), nhiều sinh viên viết cho tôi và cám ơn tôi vì cung cấp thông tin hữu dụng nhưng một số người bày tỏ hoài nghi của họ về giá trị của MOOC.

Một người viết: “MOOC chỉ là thời thượng và nó sẽ nhạt nhoà đi sau vài năm khi sinh viên mệt mỏi với nó. Giáo dục truyền thống kéo dài hàng nghìn năm sẽ còn lại.” Một người khác viết: “Thầy có chủ trương bỏ trường học và thay thế bằng giáo dục MOOC không?”

Trong blog này, tôi chỉ diễn đạt ý kiến riêng của tôi về điều đang xảy ra trong thế giới khoa học và công nghệ. Tôi chưa bao giờ chủ trương bỏ hệ thống giáo dục truyền thống vì tôi tin rằng giáo dục truyền thống có giá trị nào đó mà MOOC không thể thay thế được. Tuy nhiên tôi cũng tin giáo dục truyền thống cũng phải thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu của thế kỉ 21 này. Mục đích của giáo dục là cung cấp đào tạo được cần để giúp cho mọi người phát triển tri thức và kĩ năng cần thiết để cho họ có thể đóng góp cho xã hội và đất nước họ.

Nếu bạn nhìn vào dân số trẻ ở mọi nước, chỉ một phần nhỏ, có thể quãng 20% tới 30% các học sinh trung học vào đại học. Số khác 70% phải đi làm để giúp gia đình họ vì họ không thể đảm đương được việc trả tiền cho đại học cho dù ngày nay giáo dục đại học được cần để có việc làm tốt. Với MOOC, những người này bây giờ có cơ hội để truy nhập vào giáo dục có chất lượng mà chỉ sẵn có cho số ít người. Mặc dầu họ có thể không có được cùng kinh nghiệm như sinh viên ở các đại học truyền thống nhưng việc truy nhập vào giáo dục chất lượng sẽ cho phép họ phát triển kĩ năng và tạo khả năng cho họ cạnh tranh việc làm trong thị trường toàn cầu.

Mục đích của MOOC là để giáo dục mọi người muốn học bất kể họ tới từ đâu. Có đủ mọi loại người học các môn MOOC, nhiều người là thanh niên không thể đảm đương được việc vào đại học nhưng muốn có kĩ năng nào đó; số khác là những người đang đi làm có bằng cấp nhưng muốn cải tiến kĩ năng của họ. Có các sinh viên đại học muốn bổ sung thêm điều họ được dạy trong trường. Về căn bản mọi người đều hiểu rằng để tồn tại trong thị trường việc làm cạnh tranh ngày nay mọi người đều phải có kĩ năng và cách dùng nó trong việc làm.

Nếu bạn nhìn vào hệ thống giáo dục ở một số nước, chỉ vài trường hàng đầu là có chương trình đào tạo tốt nhất nhưng các trường khác không giữ được chương trình đào tạo của họ cập nhật để đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm. Nhiều người tốt nghiệp có bằng cấp nhưng có thể không có kĩ năng đáp ứng cho nhu cầu kĩ năng của thị trường. Tuy nhiên họ có một giải pháp bằng việc học các môn phụ thêm từ MOOC để cải tiến kĩ năng của họ, cơ hội của họ có việc làm tốt sẽ cải thiện. Khi hàng triệu sinh viên trên khắp thế giới đang học các lớp trong MOOC, một số trường sẽ phải nghĩ lại điều đó có nghĩa là gì để dạy và thay đổi cách tiếp cận tới giáo dục của họ.

MOOC là một nền công nghệ cho phép các đại học tốt nhất và giáo sư giỏi nhất cung cấp giáo dục cho bất kì ai muốn học; sứ mệnh của nó là giáo dục toàn thế giới. MOOC không phải là một đại học vì nó không tạo ra giáo trình riêng của nó. Các môn học của MOOC chủ yếu là cùng các môn đã được dạy ở nhiều đại học hàng đầu như Harvard, MIT, Stanford, v.v. Trong thế giới toàn cầu hoá này, biên giới không còn giữ mọi người ở xa nhau mà họ có thể làm việc ở bất kì đâu bằng việc dùng công nghệ, cho nên tốt hơn cả là cung cấp đào tạo cho thật nhiều người nhất có thể được.

Vài tháng trước, (6/2013) Microsoft đã mời hơn 400 giáo sư đại học từ 29 nước tới một cuộc họp tại tổng hành dinh của Microsoft ở Redmond nơi Bill Gates, chủ tịch của Microsoft có cái gì đó để nói. Trước những nhà giáo dục này, ông ấy đã tuyên bố rằng ông ấy thấy tiềm năng khổng lồ của các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) như một chiều hướng mới cho tương lai của giáo dục. Ông ấy nhấn mạnh “Chúng ta chỉ mới bắt đầu cho cái gì đó rất sâu sắc” và đề nghị những nhà giáo dục này nhìn một cách nghiêm chỉnh vào xu hướng mới này. Ông ấy cũng nhắc tới rằng MOOCs sẽ được dạy bởi nhóm nhỏ các giáo sư hàng đầu những người sẽ giáo dục số rất lớn các sinh viên, từ khắp thế giới. Những giáo sư MOOC này, người là chuyên gia trong lĩnh vực của họ, sẽ nhận được sự hỗ trợ và tài trợ lớn từ công nghiệp để “giáo dục toàn thế giới”.

Trong khi trả lời các câu hỏi từ thính giả, ông Gates nói rằng giáo dục trực tuyến KHÔNG chỉ đơn thuần là đặt bài giảng lên video vì việc học là nhiều hơn điều đó, và ông ấy nhấn mạnh khía cạnh của việc học bằng phương pháp làm. Ông ấy đã trả lời câu hỏi này về giá trị của bằng cấp đại học, về truyền thống một bằng đại học là một chỉ báo kĩ năng trong khu vực nào đó mà có thể được dịch thành việc làm nhưng ông ấy nói: “Điều đó có thể không còn là hoàn cảnh nữa vì một số chương trình đào tạo là lỗi thời và một số sinh viên đang theo đuổi “bằng cấp” thay vì tri thức và kĩ năng.” Ông ấy yêu cầu thính giả giữ được hiện hành với tiến bộ của công nghệ thay vì chỉ dựa vào điều họ đã học trong quá khứ. Ông ấy xác nhận rằng Quĩ Bill và Melinda Gates đã tài trợ cho vài môn học MOOC như Khan Academy vì ông ấy tin rằng những môn học trực tuyến này hội tụ vào khoa học, toán học và công nghệ có giá trị lớn trong giáo dục sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.

Với sự phổ cập của MOOC, tôi tin cách tiếp cận mới này sẽ buộc nhiều đại học phải thay đổi. Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không có trường nhưng nó sẽ làm cho những người lãnh đạo giáo dục phải suy nghĩ nghiêm chỉnh về cách nhìn của họ về giáo dục và điều họ có thể dùng công nghệ để cải tiến tri thức và kĩ năng của sinh viên. Ngày nay công nghệ có thể dùng để cải tiến giáo dục như tôi thường dùng các đoạn phim video ngắn từ Khan Academy hay YouTube trong lớp của tôi như tài liệu phụ thêm. KhanAcademy cung cấp hàng nghìn videos về các chủ đề hàn lâm để giúp cho sinh viên học điều họ muốn, khi nào họ muốn, và nhịp riêng của họ. Chất lượng của việc dạy là rất tốt và ngày nay có nhiều nguồn lớn các về các video giáo dục, sách điện tử, trò chơi học tập, bài báo hàn lâm sẵn có cho bất kì ai có kết nối Internet.

MOOC là cách tiếp cận mới trong giáo dục, nó sẽ làm thay đổi hệ thống giáo dục và phương pháp dạy. Có thể mười hay hai mươi năm nữa kể từ nay mọi người sẽ nhìn lại giáo dục truyền thống của thế kỉ 20 và hỏi: “Sao sinh viên phải ngồi yên tĩnh trong phòng hàng giờ để nghe một thầy giáo? Sao họ không cho phép sinh viên truy nhập vào lớp học từ bất kì chỗ nào họ sống và học bất kì khi nào họ muốn? Tại sao một giáo sư bị giới hạn dạy cho chỉ ba mươi hay năm mươi sinh viên khi người đó có thể dạy cho vài trăm hay vài nghìn sinh viên đồng thời?” Tại sao sinh vên phải đi tới trường hay đi tới nước khác để có được giáo dục? Tại sao họ không thể học được ở nhà ngay trước máy tính hay máy tính bảng và dự lớp của các giáo sư giỏi nhất người sống ở cách xa nửa vòng thế giới?

English version

The future of education

After I wrote about Massive Open Online Courses (MOOCs), several students wrote to me and thanked me for providing useful information but some people expressed their doubt about the value of MOOC. One person wrote: “MOOC is only a fashion and it will fade away after few years when students are tired of it. The traditional education that lasted for thousand years will remain.” Another person wrote: “Are you advocating abandoning schools and replacing by MOOCs education?”

In this blog, I only express my own opinion about what is happening in the science and technology world. I never advocate abandoning traditional education system as I believe that traditional schools have certain values that MOOCs cannot replace. However I also believe traditional education must also change to meet the need of this 21st century. The purpose of education is to provide the trainings needed to help people to develop the necessary knowledge and skills so they can contribute to their society and the country.

If you look at the youth population of every country, only a small part, maybe 20% to 30% of high school graduates would go to college. The others 70% have to go to work to help their family because they cannot afford to pay for college even today a college education is needed to get a good job. With MOOCs, these people now have an opportunity to get access to a quality education that only been available to a few. Although they may not get the same experience as students on traditional college but the access to a quality education will allow them to develop skills and enable them to compete for job in a global market. The goal of MOOCs is to educate everyone who want to learn regardless where they from. There are all kind of people who are taking MOOCs courses, many are young people who could not afford to go to college but want to have certain skills; others are working people with degrees but want to improve their skills. There are college students who want to supplement what they are taught in schools. Basically everyone understands that to survive in today’s competitive job market people must have skills and how to use it in the job.

If you look at the education system in some countries, only a few top schools have the best training programs but others are not keeping their trainings up to date to meet the needs of the job market. Many graduates have the degree but may not have the skills to meet market’s skills demands. However now they have a solution by take additional courses from MOOCs to improve their skills, their chance of getting a good job will improve. As million of students around the world are taking classes in MOOC, some schools will have to rethink what it means to teach and change their approach to education.

MOOC is a technology platform that allows the best universities and best professors to provide education to anyone who want to learn; its mission is to educate the whole world. MOOC is not a university as it does not produce its own curriculum. MOOCs courses are mostly the same courses that are being taught in several top universities such as Harvard, MIT, Stanford, etc. In this globalized world, borders are no longer keep people away but they can work anywhere using technology, so it is better to provide trainings to as many as possible.

Few months ago, (June 2013) Microsoft invited more than 400 university professors from 29 countries to come to a meeting at Microsoft headquarter in Redmond where Bill Gates, the chairman of Microsoft had something to say. In front of these educators, he declared that he sees enormous potential of Massive Open Online courses (MOOCs) as a new direction for the future of education. He emphasized “We’re on the beginning of something very profound” and asked these educators to look seriously in this new trend. He also mentioned that MOOCs will be taught by a small group of top professors who will educate a very large number of students, from all over the world. These MOOCs professors, who are experts in their fields, will receive significant support and funding from the industry to “educate the whole world”. In answering questions from audiences, Mr. Gates said that online education is NOT just simply put a lecture on video as learning is much more than that, and he emphasized the aspect of learning by doing method. He answered the question about the value of a college degree, traditionally a college degree was an indicating skill in certain areas that could be translated to employment but he said: “It may not be the case anymore as some training programs are obsolete and some students are pursuing “degree” instead of knowledge and skills.” He asked the audiences to keep current with the progress of technology instead of just relying in what they have learned in the past. He confirmed that the Bill and Melinda Gates Foundation has been funding several MOOCs courses such as the Khan Academy as he believed that these online courses that focus on science, math and technology have significant value in educate students from all over the world.

With the popularity of MOOC, I believe this new approach will force many universities to change. It does not means we will not have schools but it will make many education leaders to think seriously about their view of education and what they can use technology to improve knowledge and skills of students. Today technology can be use to improve education as I often use some short video films from KhanAcademy or YouTube in my class as supplement materials. KhanAcademy offers thousands of videos on academic subjects to help students learn what they want, when they want, at their own pace. The quality of the instruction is very good and today there are many other great sources of educational videos, e-books, learning games, academic papers available to anyone with an Internet connection.

MOOCs is a new approach in education, it will change education system and teaching method. Maybe ten or twenty year from now people will look back at the traditional education of the 20th century and ask: “Why students must sit quiet in a room for hours to listen to a lecture by a teacher? Why don’t they allow students to access to classes from wherever they live and study whenever they want? Why a professor is limited to teach only thirty or fifty students when he or she can teach for several thousand students at the same time?” Why do students have to go to school or go to another country to get an education? Why can’t they study at home in front of a computer or tablets and take class from the best professors who live in half way around the world?

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.
2

Viếng thăm Ấn Độ

Khi tôi ở Bangalore, tôi thấy một vụ tai nạn giao thông và phải mất nhiều giờ xe cứu thương mới tới. Lí do có thể là tắc nghẽn giao thông hay có thể là cái gì đó khác, vì ở hầu hết các thành phố Ấn Độ, giao thông rất tệ. Nhưng bây giờ điều mới đã xảy ra.
3

Cải tiến giáo dục trong thế giới toàn cầu hoá

Theo nghiên cứu mới nhất của UNESCO, phần lớn các nước đang phát triển đều tụt lại sau khá xa trong giáo dục so với việc cần cung cấp tri thức cho tăng trưởng kinh tế của họ trong thế giới toàn cầu hoá.
4

Thầy giáo

Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Học công nghệ thông tin phần 2

Nhiều sinh viên đại học tin rằng nếu họ học công nghệ thông tin (CNTT), việc làm duy nhất họ có thể làm sau khi tốt nghiệp là viết mã hay dựng websites. Điều đó là không đúng.

Học công nghệ thông tin

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) đang trở thành khu vực học tập phổ cập nhất trong các sinh viên đại học không?

Vấn đề phỏng vấn việc làm

Tôi đã mời Thomas Lewis, người quản lí thuê người cho một công ti phần mềm lớn của Mĩ tới trao đổi với sinh viên về các kĩ thuật phỏng vấn việc làm.

Điện thoại di động và cơ hội trong nền di động

Cách đây nhiều năm, điện thoại di động bắt đầu một xu hướng công nghệ mới với năm mươi triệu người dùng toàn cầu, sau đó đã có 5.6 tỉ người dùng điện thoại di động.

Sức khoẻ di động - APP di động hỗ trợ sức khỏe

Thuật ngữ “sức khoẻ di động” nói tới việc dùng các công nghệ di động để hỗ trợ cho các chức năng y tế, phòng khám, và vận hành trong công nghiệp chăm sóc sức khoẻ cũng như cải tiến các ứng dụng sức khoẻ.

Việc làm kiểm thử phần mềm

Nhu cầu về người kiểm thử phần mềm trên thế giới đã tăng lên đến 45% khi so sánh với số những người kiểm thử năm 2010.

Vào đại học, một chương mới

Khi bạn vào đại học là sinh viên năm thứ nhất, bạn cũng bắt đầu một “chương mới” trong đời nơi bạn có thể xác định tương lai của bạn, chọn bạn bè, làm điều bạn muốn, và thay đổi bản thân bạn thành điều bạn muốn là.

Xu hướng mới: SMAC

Các công ti làm khoán ngoài CNTT phải nhanh chóng chuyển vào SMAC (phương tiện xã hội, di dộng, phân tích dữ liệu lớn và tính toán mây – Social media, Mobility, big data Analytics and Cloud computing) nếu không sẽ mất kinh doanh vào tay người khác.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024