Nếu bạn quan sát xung quanh, mọi thứ đều có hạn sử dụng, từ đồ dùng đến đồ ăn. Chỉ khi đến một độ tuổi nhất định, chúng ta mới nhận ra rằng ngay cả bản thân chúng ta cũng sẽ hết hạn. Thời thế luôn thay đổi, những gì chúng ta từng nghĩ là ổn định, tồn tại được suốt đời lại có thể tan tành trong một sớm một chiều. Khi kiến thức và kỹ năng của bạn lỗi thời, bạn sẽ trở thành người dễ bị đào thải, nhất khi chúng ta qua 35 tuổi, rất gần với độ tuổi trung niên.
Áp lực trở nên lạc hậu sau tuổi 35
Một người thợ mộc trung niên họ Du tự làm cánh cửa cho ngôi nhà của mình. Cửa sử dụng được nhiều năm, mưa gió đinh đóng rỉ sét thì thay đinh, bản lề gãy thì làm bản lề mới. Người thợ mộc rất tự hào về thành quả của mình. Cho đến một ngày cửa bị hỏng nặng, cần nhiều tiền hơn để gia cố.
Thấy vậy, những người hàng xóm cười nhạo ông Trần, khuyên anh số tiền sửa có thể giúp anh mua một cánh cửa mới. Sau đó, người thợ mộc mới phát hiện ra rằng cửa nhà người khác có kiểu dáng mới lạ và chất lượng tốt, trong khi cửa nhà mình thì cũ nát và đầy những vết vá. Hóa ra tay nghề thợ mộc đã lỗi thời từ lâu, không biết cập nhật kỹ thuật làm cửa mới mà chỉ biết hài lòng với hiện trạng.
RT-Mart, được thành lập bởi Huang Mingduan, từng được biết đến trong ngành bán lẻ như một trung tâm mua sắm huyền thoại không đóng cửa một cửa hàng nào trong 19 năm.
Vào thời điểm đó, ngành thương mại điện tử đột ngột phát triển và nhiều cửa hàng truyền thống bắt đầu kinh doanh giao hàng trực tuyến. Nhưng Huang Mingduan bác bỏ điều này vì ông cho rằng logic đốt tiền của thương mại điện tử không phù hợp với luật kinh doanh dù con gái Huang đã nhắc nhở ông về sự nổi lên của các cửa hàng trực tuyến gần đó.
Các giám đốc của RT-Mart vẫn cho rằng các cửa hàng truyền thống vẫn đang phát triển và không cần lãng phí tiền cho thương mại điện tử. Khi Huang Mingduan nhận thức được thực tế thì đã quá muộn. Tất cả sự rực rỡ đã trở thành lịch sử với việc mua lại của Alibaba, còn Huang Mingduan chỉ biết ngậm ngùi nói: “Tôi đã đánh bại tất cả các đối thủ của mình, nhưng thua thời cuộc”.
Sau tuổi 35, điều đáng sợ nhất không phải là áp lực cuộc sống mà là áp lực bản thân sẽ trở thành người lạc hậu. “Ở tuổi 35, mọi người đều phải vượt rào, đối mặt với nguy cơ thất nghiệp bất cứ lúc nào. Nếu bạn không thể chủ động cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình, rào cản này không bao giờ có thể vượt qua”, nhà văn Trung Quốc Gong Xunwei đã viết trong bài báo "Hiện tượng 35 tuổi".
Quần áo cũ thì thay cái mới, nhà cũ thì sửa sang lại. Con người cũng vậy, chỉ có không ngừng làm mới bản thân có thể giữ cho mình luôn trong trạng thái sự nghiệp, cuộc sống tốt nhất. Trong thời đại mọi thứ đều không “ổn định” này, khả năng duy trì sự tiến bộ là niềm tin lớn nhất của một người vào tương lai.
Làm thế nào để không bị bỏ lại sau 35 tuổi?
1. Thiết lập một “kẻ thù” tưởng tượng
Trong khoa học quản lý có khái niệm “hiệu ứng cá da trơn” nổi tiếng. Người Na Uy thích ăn cá mòi nhưng khi vừa đánh bắt cá mòi sẽ dễ chết vì bản tính lười biếng. Để đảm bảo độ tươi của cá mòi, ngư dân bỏ vài con cá da trơn vào thùng chuyên chở cá mòi. Để tránh sự tấn công của cá da trơn, cá mòi sẽ tăng tốc bơi để tránh, nhờ đó chúng duy trì được sức sống bền bỉ.
Cá mòi sống dai hơn nhờ nguy hiểm, con người cũng xuất sắc hơn sau những thử thách. Khi không gặp khủng hoảng, bạn sẽ không biết giới hạn của mình đến đâu. Một nhà văn nổi tiếng từng nói rằng: “Những người không gặp khủng hoảng tuổi trung niên, bởi vì khi họ còn trẻ, họ cảnh giác với khủng hoảng mỗi phút”.
Sau 35 tuổi, bạn cũng có thể thiết lập một “kẻ thù” tưởng tượng cho chính mình để có sức sống để tiếp tục phát triển lên dưới áp lực cạnh tranh.
2. Xây dựng “hệ thống” tự kiểm tra
Ông trùm tài chính George Soros có thói quen tự kiểm tra và xem xét lại thường xuyên các quyết định đầu tư của mình bằng cách viết nhật ký. Mỗi chu kỳ, ông sẽ kiểm tra các quyết định đầu tư trước đó và phản hồi của thị trường. Chính thói quen này đã góp phần đưa Soros trở thành tên tuổi lớn trong ngành tài chính thế giới.
Cứ sau 5 đến 10 năm, chúng ta sẽ phải đối mặt với sự nâng cấp kỹ năng nghề nghiệp. Nếu bạn không có thói quen nhìn lại, phát hiện thiếu sót của bản thân để cập nhật kịp thời các kỹ năng của bạn sẽ hết hạn.
3. Tư duy vượt qua mọi giới hạn
Trong cuộc sống, nhiều người giống như con cua, mặc áo giáp cứng và quen sống trong vùng an toàn cùng suy nghĩ đóng khung “sau 35 tuổi không thể phát triển như khi còn trẻ”. Nhưng như vậy có nghĩ bạn đang “gông cùm” chính mình, để bản thân xuôi theo dòng chảy thời gian mà không tìm cách lội ngược dòng.
Nhiều triệu phú đạt được đỉnh cao của sự nghiệp ở độ tuổi trung niên. Khi Nhậm Chính Phi 35 tuổi, ông còn vẫn còn trong quân đội và thành lập Huawei ở tuổi 43. Tỷ phú Harland Sanders đã xây dựng “đế chế” gà rán KFC ở tuổi 65. Ông trùm bất động sản Trung Quốc Phùng Luân bỏ việc năm 33 tuổi và thành công khi đã bước qua tuổi 35. Henry Ford 45 tuổi khi ông tạo ra mẫu xe Model T được coi là cách mạng trong ngành công nghiệp xe hơi.
Phát triển có nghĩa là đau đớn, nhưng không phát triển chỉ có lụi tàn. Sau 35 tuổi, bạn chỉ có thể đứng vững trong dòng chảy của thời đại nếu bạn để bản thân mình không ngừng tiến về phía trước, sẵn sàng đương đầu với những thách thức mới. Đừng quên, kiến thức và kỹ năng chính là những công cụ quan trọng nhất để tìm ra phương hướng dẫn đến con đường thành công.