Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - EMDR: Liệu pháp giúp viết lại ký ức và chữa lành tổn thương

19/07/2025 09:00
Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - EMDR: Liệu pháp giúp viết lại ký ức và chữa lành tổn thương

Trong cuốn The Body Keeps the Score, tác giả Bessel van der Kolk viết về một dạng trị liệu có tên là EMDR hay giải mẫn cảm và tái xử lý thông tin thông qua chuyển động mắt.

Phương pháp trị liệu này có vẻ khá lạ lùng và giống với thuật thôi miên, khi bệnh nhân ghé thăm lại các tổn thương quá khứ trong khi cử động mắt qua lại từ trái sang phải. Nghe có vẻ đơn giản tới mức ngớ ngẩn, nhưng Bessel van der Kolk lại hết lòng ca ngợi phương pháp này. Ông kể về một bệnh nhân của mình, sau buổi trị liệu bốn mươi lăm phút, đã nhìn ông và nói rằng anh ta “không thoải mái khi làm việc với tôi và sẽ không giới thiệu thêm bệnh nhân nào cho tôi nữa. Tuy vậy, anh ta nhận xét là buổi trị liệu EMDR đó đã giúp anh giải quyết được vấn đề từng bị cha bạo hành”.

Giải quyết được! Van der Kolk cho biết đây là phương pháp trị liệu có hiệu quả "ngay cả khi không tồn tại quan hệ tin tưởng giữa nhà trị liệu và bệnh nhân". Nhưng lại một lần nữa, theo như van der Kolk tiết lộ, EMDR có hiệu quả hơn hết đối với những tổn thương xảy ra ở độ tuổi trưởng thành, còn đối với tổn thương thời thơ ấu thì tỷ lệ thành công chỉ là 9%. Nhưng đến lúc này thì 9% vẫn hơn là không có gì. 9% đó chính là ánh đèn mà tôi cùng đường tới mức không thể nào bỏ qua.

EMDR: Từ khám phá tình cờ đến phương pháp khoa học

Tôi tìm được đúng một nhà trị liệu theo phương pháp EMDR ở Thành phố New York chịu chấp nhận bảo hiểm [...] Trong buổi đầu, Eleanor ngoáy mấy dòng ghi chú khi tôi kể ngắn gọn và sơ qua về cuộc đời mình. “Ôi”, bà ấy lắc đầu nói, “cô đã trải qua khối chuyện rồi mà vẫn kiên cường đến vậy. Cô thật là đáng nể đó”. Tôi thích giọng điệu của bà, khi bà không tỏ ra thương hại, mà thật sự nhìn nhận mức độ nghiêm trọng của những gì tôi đã trải qua. Tôi nhắm mình có thể làm việc với nhà trị liệu này. Sau đó, bà cung cấp cho tôi các thông tin cơ bản.

EMDR là do nhà tâm lý học Francine Shapiro phát triển vào năm 1987. Một lần đang đi bộ trong rừng, Francine nhận ra những suy nghĩ khó chịu của bà sẽ biến mất khi mắt bà cử động qua lại để quan sát con đường xung quanh. Sau đó, bà đã thực hiện những nghiên cứu về hiện tượng đưa ngón tay qua lại từ trái sang phải trước mặt bệnh nhân để họ nhìn theo, trong khi gợi nhắc họ hồi tưởng những trải nghiệm ám ảnh nhất. Kết quả đánh giá của bà cho thấy những bệnh nhân được điều trị với phương pháp EMDR “giảm đáng kể mức độ lo lắng và tăng đáng kể niềm tin tích cực”.

EMDR được gọi là một “liệu pháp xử lý”, và các chuyên gia trong cộng đồng EMDR nhấn mạnh rằng liệu pháp xử lý không giống với liệu pháp trò chuyện. Liệu pháp trò chuyện cho bệnh nhân kiến thức để hiểu nguyên nhân tình trạng của mình, nhưng chỉ kiến thức thôi thì chưa đủ. Còn liệu pháp xử lý giúp ta thật sự đối mặt với những tổn thương và giải quyết chúng – viết lại những ký ức trong não bộ của chúng ta bằng một lối trần thuật lành mạnh hơn. Tôi thấy chuyện này quá trừu tượng và tôi cũng không thật sự hiểu nó. Nhưng mà nghe thì hay đấy.

Không ai biết chính xác tại sao EMDR lại có tác dụng, vì vậy nó dễ bị đánh giá thấp. Một giả thuyết cho rằng EMDR mô phỏng cách não bộ xử lý ký ức trong giấc ngủ REM.

Một nghiên cứu khác cho rằng việc cử động mắt xả sạch bộ nhớ ngắn hạn, làm dịu đi những cảm giác đau đớn của những trải nghiệm quá khứ và khiến cho người ta dễ dàng nhìn lại chúng hơn, với cái nhìn rõ ràng, sáng suốt. Không biết các giả thuyết này đúng hay sai, nhưng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy trên thực tế, phương pháp lạ đời này có hiệu quả đáng kinh ngạc trong việc giúp bệnh nhân phục hồi sau sang chấn tâm lý.

Trong nhiều năm kể từ khi Shapiro tìm ra phương pháp EMDR, công nghệ đã có những phát triển vượt bậc. Giờ chúng ta đã có thiết bị đèn dùng cho EMDR, thứ có vẻ ngoài giống như đèn LED quảng cáo bia ở mấy tiệm tạp hóa với luồng ánh sáng chạy qua chạy lại không ngừng. Còn với những người muốn được nhắm mắt trong suốt quá trình trị liệu như tôi thì hiện nay đã có những bộ thiết bị bao gồm hai máy rung dạng viên để cầm trong tay và tai nghe để phát âm thanh lần lượt từ tai nọ sang tai kia.

Trải nghiệm trực tiếp buổi trị liệu EMDR

Trong văn phòng ở Manhattan, Eleanor đưa tôi thiết bị rung và tai nghe EMDR. Nó sẽ phát ra âm thanh ở bên tai trái của tôi, đồng thời thiết bị trong bàn tay trái của tôi sẽ rung lên, sau đó phát ra âm thanh bên tai phải và thiết bị rung lên trong tay phải. Bà ấy nhấn mạnh rằng đây không phải là thôi miên. Tôi sẽ vẫn hoàn toàn làm chủ được cơ thể mình và có thể dừng lại hay thay đổi bất cứ khi nào tôi muốn. Sau đó, bà ấy lấy ra một danh sách các câu hỏi rồi hỏi lần lượt từng câu, và ghi lại từng câu trả lời của tôi bằng cây bút chì đã mòn.

Cô đã bao giờ nhận ra mình đang ở một nơi mà không nhớ mình đã tới đó bằng cách nào chưa?"

"Chưa”, tôi trả lời.

"Cô đã bao giờ thấy mình mặc quần áo mà không nhớ đã mặc nó thế nào chưa?"

"Chưa."

Cô đã bao giờ cảm thấy có thể nhìn chính mình từ phía xa, giống như cô đang xem một bộ phim về cuộc đời mình chưa?"

Tôi biết Eleanor đang cố làm gì. Bà ấy đang đo lường mức độ phân ly của tôi. Khi mới được chẩn đoán mắc C-PTSD, dù có nhiều triệu chứng ứng với tôi như trầm cảm, thái độ hung hăng, vân vân, nhưng tôi thấy nhẹ hết cả người vì có vài triệu chứng mình không có. Chủ yếu là những triệu chứng của sự phân ly. Tôi có đọc được là “phân ly thường đi kèm với C-PTSD, trạng thái phân ly có các biểu hiện như hay hồi tưởng, trải nghiệm ngoài thân thể, như cái xác không hồn, mất trí nhớ và nhiều lúc mất nhận thức về thời gian”. Chắc chắn là tôi có hơi ít quan sát xung quanh, rất hay bị vấp vào mép thảm, nhưng nếu nói là “phân ly” thì hơi quá.

 [...] Sau một vài câu hỏi, tôi ngắt lời Eleanor: "Nghe này, rõ ràng là tôi có đầy rẫy các vấn đề khác nhau, nhưng tôi không nghĩ là mình bị phân ly".

Bà ấy kiên nhẫn gật đầu nhưng vẫn tiếp tục cho tới khi kết thúc bảng câu hỏi. Tôi thẳng thừng trả lời “không” với từng câu.

Sau đó, Eleanor nói chúng tôi phải xác định đúng ký ức để tập trung vào khi dùng liệu pháp EMDR. Đó phải là một tổn thương xảy ra sớm trong đời mà tôi cảm thấy cần phải xử lý. Tôi có nghĩ ra điều gì không?

Tôi lật qua các thẻ trong hộp ghi chú trong đầu rồi nói: “Ừm, thật ra có khá nhiều đấy. Ví dụ, có một sự việc liên quan tới gậy đánh gôn...". Sau đó, tôi miêu tả chi tiết sự việc bạo lực đó.

[...] Eleanor lại nhìn với vẻ ngờ vực rồi nhẹ nhàng nói: “Tôi nghĩ là nói về tổn thương xuất hiện càng sớm thì tốt hơn. Vì những nỗi đau ban đầu thì có tác động đến sự phát triển nhân cách hơn. Nhưng trị liệu theo hướng nào là do cô quyết định. Bất kể là hướng nào, miễn cô cho là tốt nhất. Khi cô nghĩ về khoảnh khắc lần đầu bị bỏ rơi – lần đầu mẹ bỏ rơi cô – trên thang điểm từ một tới mười...” [...] "Tuần này, cô hãy suy nghĩ về việc đó đi. Những ký ức nào thật sự khiến cô khó chịu khi nghĩ đến? Nếu cô tìm ra một chuyện mà cô thật sự muốn xử lý thì ta có thể dành cả buổi sau dùng máy rung để làm việc đó.

Theo những gì tôi tìm hiểu được sau đó về EMDR và trị liệu, tôi biết được bạn có thể dùng EMDR bắt đầu từ bất cứ khoảnh khắc nào cũng được, bạn có thể xử lý bất kỳ ký ức nào bạn muốn hiểu rõ hơn, kể cả những ký ức gần đây. Không nhất thiết phải tìm ra ký ức đau thương nhất mà bạn có thể nạo vét được. Thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng trị liệu C-PTSD mà bắt đầu bằng cách lôi ra mảnh xương ký ức đáng sợ nhất và chôn sâu nhất trong tâm hồn là một ý tồi.

Bạn có thể tìm thấy gã hề sát nhân nấp dưới cống cuộc đời bạn và hắn sẽ bắt đầu ám ảnh bạn mỗi ngày trong đời. Có thể ký ức mà bạn đào lên tồi tệ tới mức làm các triệu chứng nghiêm trọng hơn, hay khó chịu tới mức khiến bạn quyết định bỏ trị liệu và không bao giờ trở lại nữa. Đó là lý do tại sao các nhà trị liệu sang chấn cố xây dựng nền tảng vững chắc cho các cơ chế đối phó căng thẳng trước khi cho bệnh nhân đối mặt với những tổn thương sâu sắc nhất của họ. Để khi bạn bắt gặp gã hề Pennywise ma quái đó trong căn hầm tiềm thức của mình, bạn có thể dùng những kỹ thuật đã luyện tập để xử lý hắn.

Nhưng hồi bắt đầu trị liệu với Eleanor thì tôi không biết việc đó. Hồi ấy, khi bước ra khỏi văn phòng của bà và đi vào dòng người mặc vest Brooks Brothers, tôi nghĩ, làm thế nào để tìm ra thứ đó đây? Tôi nghĩ mấy cơn hoảng loạn ở chỗ làm đã khá là khó chịu rồi. Chắc lần bị bạn thân nghỉ chơi hồi năm ngoái cũng thế. Nhưng những tổn thương thời thơ ấu thì quá quen thuộc. Chắc vẫn còn một vài khoảnh khắc bạo hành ít được nhắc đến vẫn nằm ở xó nào đó trong hộp sọ, trong góc khuất lịch sử sang chấn của tôi. Có lẽ chúng đích thị là thương tổn [...]

Trích từ cuốn "Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Hành trình chữa lành sang chấn phức tạp" (What My Bones Know: A Memoir of Healing from Complex Trauma) của tác giả Stephanie Foo.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
4

Tài chính cho mọi người - Bạn đang làm chủ tiền bạc, hay tiền bạc đang dẫn dắt bạn?

Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.
5

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.

Ánh sáng trong ta - Lời khuyên của Michelle Obama dành cho bạn trẻ đang lạc lối

Nếu bạn đang cảm thấy mông lung về bản thân, về tương lai, hãy khoan trách mình. Bạn vẫn đang ở điểm bắt đầu của một hành trình dài - hành trình khám phá chính con người thật của mình. Và trên hành trình đó, không phải lúc nào cũng dễ chịu.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Hành trình viết lại cuộc đời bằng yêu thương

Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu thương luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi giá trị sống, vượt qua mọi thời đại và nền văn hóa. Bởi trong thế giới nhiều bất an này, yêu thương không chỉ giúp con người tồn tại, mà còn là thứ duy nhất có thể cứu rỗi họ.

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Điểm ACE: Chỉ số ám ảnh hay chìa khóa để chữa lành sang chấn tuổi thơ?

Bài viết được trích lược từ cuốn "Nơi vết thương ánh sáng rọi vào" (What My Bones Know: A Memoir of Healing from Complex Trauma) - Hành trình chữa lành sang chấn phức tạp của tác giả Stephane Foo.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - 5 gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định đúng với chính mình

Chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều lựa chọn, và chính điều đó khiến không ít người rơi vào cảm giác mất phương hướng. Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản “Mình nên chọn điều gì?”, lại trở thành nỗi trăn trở thường trực.

Đại địa chấn kinh tế - Giải mã khủng hoảng quá khứ, kiến tạo tương lai bền vững

"Đại địa chấn kinh tế" của Linda Yueh là cuốn cẩm nang vô cùng quan trọng, mang tính định hướng. Nó cung cấp cái nhìn toàn diện về lịch sử khủng hoảng và những bài học thực tiễn để định hướng trong hiện tại, chuẩn bị cho tương lai.

'Hạnh phúc tuổi trẻ' - Cuốn sách nhỏ gói trọn chân lý lớn về tự do và yêu thương

​​​​​​​“Hạnh phúc Tuổi trẻ” của J. Krishnamurti là một quyển sách khổ nhỏ, nhưng lại chứa đựng nhiều kiến thức, những lời khuyên giá trị, và một tấm lòng yêu thương dào dạt với người trẻ, có thể giúp chữa lành cho những người đang hoang mang, khổ đau, bế tắc.

Không còn bệnh tim - Giữ trái tim khỏe mạnh từ bên trong: 4 dưỡng chất hỗ trợ tăng Oxit Nitric (NO)

Để trái tim thực sự khỏe mạnh, cơ thể bạn cần đủ lượng phân tử đặc biệt mang tên Oxit Nitric (NO) – một chất có khả năng điều hòa huyết áp, cải thiện lưu thông máu và bảo vệ lớp nội mạc mạch máu khỏi tổn thương.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - EMDR: Liệu pháp giúp viết lại ký ức và chữa lành tổn thương

Từ sách - Phim - TĐ - 19/07/2025 09:00
Trong cuốn The Body Keeps the Score, tác giả Bessel van der Kolk viết về một dạng trị liệu có tên là EMDR hay giải mẫn cảm và tái xử lý thông tin thông qua chuyển động mắt.

Ánh sáng trong ta - Lời khuyên của Michelle Obama dành cho bạn trẻ đang lạc lối

Từ sách - Phim - Quìn - 19/07/2025 08:00
Nếu bạn đang cảm thấy mông lung về bản thân, về tương lai, hãy khoan trách mình. Bạn vẫn đang ở điểm bắt đầu của một hành trình dài - hành trình khám phá chính con người thật của mình. Và trên hành trình đó, không phải lúc nào cũng dễ chịu.

Xem "Sex Education" tôi rút ra bài học để thay đổi cậu con trai hư hỏng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 18/07/2025 13:00
Tại sao tôi lại không xem bộ phim "Sex Education" sớm hơn. Như vậy thì gia đình đã không phải trải qua những ngày tháng mệt mỏi.

Hành trình giông bão của người mẹ đơn thân nuôi con bại não thành Thạc sĩ Harvard

Truyền cảm hứng - Ứng Hà Chi - 18/07/2025 12:00
Từ cậu bé bại não, cậu bé ấy trở thành Thạc sĩ Harvard nhờ nghị lực và tình yêu bền bỉ của mẹ.

Trước khi có internet và Wi-Fi, những đứa trẻ của thập niên 1980 download game bằng cách nghe Radio

Kỹ năng - Nguyễn Hải - 18/07/2025 11:00
Đây cũng là hình thức đầu tiên của việc truyền dữ liệu không dây đến cho mọi người khi chưa có internet và Wifi.

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Suy ngẫm - S.A - CFB - 18/07/2025 10:00
Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Hành trình viết lại cuộc đời bằng yêu thương

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 18/07/2025 09:00
Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu thương luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi giá trị sống, vượt qua mọi thời đại và nền văn hóa. Bởi trong thế giới nhiều bất an này, yêu thương không chỉ giúp con người tồn tại, mà còn là thứ duy nhất có thể cứu rỗi họ.

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Từ sách - Phim - Quìn - 18/07/2025 08:00
Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.

Nghề phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/07/2025 13:00
Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:

Xem "Sex Education", tôi nghỉ chơi với bạn thân nhờ nhận ra tình bạn độc hại

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 12:00
Nhờ bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn là "cái bóng" của bạn thân, chưa thực sự sống là chính mình.

Những người lương cao chia sẻ: Thiếu kỹ năng mềm này sẽ kìm hãm bạn khỏi sự thăng tiến

Kỹ năng - Diệp Anh - 17/07/2025 11:00
Bạn có tham vọng thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao hay muốn tăng lương tới mức hấp dẫn? Khả năng phán đoán chính là kỹ năng mềm quan trọng nhất quyết định thành công của bạn.

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 10:00
Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Điểm ACE: Chỉ số ám ảnh hay chìa khóa để chữa lành sang chấn tuổi thơ?

Từ sách - Phim - TĐ - 17/07/2025 09:00
Bài viết được trích lược từ cuốn "Nơi vết thương ánh sáng rọi vào" (What My Bones Know: A Memoir of Healing from Complex Trauma) - Hành trình chữa lành sang chấn phức tạp của tác giả Stephane Foo.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - 5 gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định đúng với chính mình

Từ sách - Phim - Quìn - 17/07/2025 08:00
Chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều lựa chọn, và chính điều đó khiến không ít người rơi vào cảm giác mất phương hướng. Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản “Mình nên chọn điều gì?”, lại trở thành nỗi trăn trở thường trực.

Xem Sex Education, mặt tôi đỏ như gấc, cứ ngỡ đang xem chuyện nhà mình

Điện ảnh - Thanh Hương - 16/07/2025 13:00
Tôi đã nhận ra những bài học cực đắt giá trong việc nuôi dạy con cái.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 19/07/2025