Những trang văn truyền cảm hứng sống của thầy Nguyễn Ngọc Ký

Hiểu Nhân29/09/2022 15:00
Những trang văn truyền cảm hứng sống của thầy Nguyễn Ngọc Ký

Trong "Tôi đi học", thầy Nguyễn Ngọc Ký kể chuyện dùng chân quặp bút chì tập viết, bị chuột rút co quắp nhưng không bỏ cuộc.

Thầy giáo, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký qua đời rạng sáng 28/9 ở tuổi 75, sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật khiến giới văn chương, độc giả nhiều thế hệ trong nước tiếc thương. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên xúc động khi nhớ tới bóng dáng đàn anh cần mẫn dùng đôi chân viết nên nhiều tác phẩm hay cho đời. "Nhà văn Nguyễn Ngọc Ký ra đi nhưng những tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi, tác động lâu dài đến nhiều thế hệ", nhà phê bình nói.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký thời trẻ. Ảnh tư liệu

Thầy Nguyễn Ngọc Ký thời trẻ. Ảnh tư liệu

Nguyễn Ngọc Ký truyền động lực sống qua các tác phẩm về cuộc đời mình. Ngay từ thuở nhỏ, số phận đã không mỉm cười với Nguyễn Ngọc Ký như cách ông luôn nở nụ cười với mọi người. Năm lên bốn tuổi, một cơn sốt khiến hai tay của ông bị liệt, không cử động được. Dân gian có câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay", Nguyễn Ngọc Ký dùng đôi chân, vượt lên số phận. Hành trình đó được ông khắc họa trong hồi ký Tôi đi học.

Thấy bạn bè đi học, ông cũng đòi bố mẹ cho đến trường. Ban đầu, Nguyễn Ngọc Ký học viết bằng miệng nhưng không được. Sau đó, cậu chuyển sang dùng chân, trải qua những ngày tháng khó khăn, đầy nước mắt. Trong chương Những ngày tập viết, nhà văn mô tả: "Nhiều lúc tôi đã lấy hết sức quặp thật chặt bút chì, cố nắn nót từng nét một, thì cũng nhiều lúc tôi bị chuột rút đến co quắp cả ngón chân".

Sau đó, ông đã vượt qua, không chỉ viết mà có thể làm thủ công, học bơi bằng chân. Từ lớp một đến hết phổ thông, Nguyễn Ngọc Ký luôn là học sinh giỏi. Ông từng đứng thứ năm trong kỳ thi học sinh giỏi toán lớp 7 toàn miền Bắc, hai lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi huy hiệu khen ngợi, bốn lần được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Mở đầu tác phẩm, có trích lời nhận xét của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương vượt khó tuyệt vời. Quý lắm. Đoàn cần nhân rộng để các em học tập. Tuổi thơ Việt Nam bây giờ hơn lúc nào hết cần biết ước mơ, biết phấn đấu, đặc biệt vượt qua chính mình như Nguyễn Ngọc Ký để thành đạt".

Sách lần đầu ra mắt độc giả vào năm 1970, với tên Những năm tháng không quên. Khi đó, ông vừa tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đến nay, tác phẩm đã qua hơn 10 lần tái bản.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho biết năm 12 tuổi, khi còn là cậu bé ngồi trên ghế nhà trường, ông cùng bạn bè chuyền tay nhau cuốn Những năm tháng không quên. Qua cách kể chuyện giản dị, ông tự tưởng tượng và thầm cảm phục về chàng trai Ký viết bằng chân nhưng học giỏi toán, viết văn hay. Thuở ấy, thầy cô hay lấy Ký làm tấm gương để nhắc nhở học trò noi theo.

Nhà văn Lê Phương Liên đọc cuốn sách vào năm 19 tuổi, khi đang đi sơ tán ở vùng nông thôn. Khi ấy, bà cũng bắt đầu viết văn, cảm thấy như được tiếp thêm động lực. Sau này, mỗi khi ông ra sách, bà đều mua đọc hết. Bà thích cách viết giản dị nhưng lôi cuốn, dễ đi vào lòng người. Lê Phương Liên may mắn được gặp ông trong một số buổi gặp gỡ cộng tác viên của Nhà xuất bản Kim Đồng. "Có lần tôi đến gần chào hỏi, anh cười tươi và nói đã đọc một số tác phẩm của tôi. Anh còn động viên tôi trau dồi, sáng tác nhiều hơn nữa. Tôi thực sự xúc động", bà nói.

Cuốn tự truyện Tôi đi học tái bản năm 2014. Ảnh: First News

Cuốn tự truyện "Tôi đi học" tái bản năm 2014. Ảnh: First News

Nguyễn Ngọc Ký còn viết nhiều cuốn sách khác nối tiếp câu chuyện của Tôi đi học. Với hồi ký Tôi học đại học, Nguyễn Ngọc Ký kể lại những năm tháng ông phải rời xa quê hương lên Hà Nội học tập, rồi đi sơ tán ở vùng nông thôn. Hai tay bị liệt, mọi việc phải hoàn toàn nhờ vào đôi chân, thiếu thốn đủ bề nhưng ông vẫn nỗ lực học tập. Phát hành vào tháng 9/năm 2014, sách được công chúng đón nhận, tái bản với số lượng 5.000 cuốn chỉ sau một tháng.

Những tâm hồn dấu yêu thay lời tri ân của Nguyễn Văn Ký tới cha, mẹ, thầy cô... - những người đã nâng đỡ cuộc đời ông. Khi ông nản lòng vì tập viết bằng chân, mẹ động viên: "Có gì đâu. Vạn sự khởi đầu nan mà. Người ta làm bằng tay còn khó huống hồ con làm bằng chân. Có làm, có hỏng, có sửa mới có biết. Làm cái gì cũng phải kiên trì thì mới thành, con ạ". Khoảnh khắc dùng đôi chân chăm mẹ cuối đời cũng được ông đưa vào tác phẩm: "Mẹ nằm ốm liệt giường, cả tuần lễ mẹ chỉ uống nước trắng cầm hơi. Bố thì già yếu lại mắt kém. Các chị bận việc, chỉ có tôi lặng lẽ ngồi dùng chân múc từng thìa nước đưa vào miệng cho mẹ".

Tâm huyết trao đời - tập cuối trong bộ ba hồi ký của ông - kể về hành trình bắt đầu làm nghề giáo đến khi về hưu của Nguyễn Ngọc Ký. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông về quê dạy học theo lời khuyên Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trở thành giáo viên giỏi toàn ngành, là cán bộ xuất sắc của Phòng Giáo dục Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Trong suốt thời gian đó, ông xuất bản hơn 30 đầu sách, tham gia hàng nghìn buổi giao lưu, truyền động lực sống. Sau khi về hưu, ông trở thành nhà tư vấn tâm lý qua điện thoại, truyền động lực sống cho nhiều người.

Tác phẩm phát hành năm 2017, dịp sinh nhật tròn 70 tuổi của Nguyễn Ngọc Ký. Tại sự kiện ra mắt sách, MC Hoàng Anh Quân - con trai Giáo sư Hoàng Như Mai - cho biết dù phải thường xuyên chạy thận nhân tạo, nhà văn vẫn miệt mài sáng tác, hoàn thành bản thảo theo đúng tiến độ của nhà xuất bản. Có lần, anh ghé thăm nhà, thấy ông mải mê viết đến độ máu chảy ướt cả chỗ vết thương chạy thận.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký ký tặng sách bạn đọc tại sự kiện ra mắt cuốn Tâm huyết trao đời năm 2017. Ảnh: Thoại Hà

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký ký tặng sách bạn đọc tại sự kiện ra mắt cuốn "Tâm huyết trao đời" năm 2017. Ảnh: Thoại Hà

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi đó viết thư nhận xét về cuốn sách và nói rằng nhà văn đã làm được những điều mà không phải ai cũng làm được. Trong đó, có đoạn: "Thông qua mỗi câu chuyện kể, Nhà giáo Ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký cũng 'trao đời' những bài học kinh nghiệm sâu sắc, đúc rút từ chính cuộc đời mình - người thầy dạy học, viết văn bằng chân đầu tiên ở Việt Nam, với tư duy đổi mới về dạy và học, về đào tạo phát triển toàn diện con người. Đó không chỉ là những chắt lọc mang tính chuyên môn mà còn là tâm hồn, tình cảm, nhân cách cao đẹp của một nhà giáo chân chính, có sức lan tỏa tích cực trong xã hội".

Câu chuyện của thầy Ký từng truyền cảm hứng cho Trần Hồng Giang - người bị liệt từ lúc năm tuổi sau một chấn thương ở đốt sống cổ vào năm 1979. Cuộc sống của anh khi đó chỉ quanh quẩn trên chiếc giường, với chiếc đầu còn ngúc ngắc được. Năm 12 tuổi, Hồng Giang lần đầu biết đến thầy qua mà lời kể của cha anh - người cũng công tác trong ngành giáo dục tỉnh Nam Định.

Trong anh dấy lên niềm khao khát được sống, làm việc một cách đúng nghĩa. Anh tập viết bằng cách tì bút vào má rồi lúc lắc đầu theo nét chữ. Hồng Giang dần biết viết, biết đọc, rồi sau này sống bằng nghề viết lách. Hồi ký Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký khi ấy là tác phẩm "gối đầu giường", là động lực cho Hồng Giang mỗi khi nản chí.

Tháng 8/2010, trong chương trình vinh danh 50 gương mặt người khuyết tật tiêu biểu ở TP HCM, Hồng Giang lần đầu tiên được gặp thầy Ký. Sau đó, thầy hay gọi anh tham gia các chương trình giao lưu ở trường học, cơ quan, xí nghiệp... Thi thoảng, anh cũng hay qua nhà riêng của thầy để chơi. Hồng Giang ấn tượng với việc thầy tự đun nước, pha trà, rót bằng chân khéo léo, không sánh ra ngoài giọt nào. Khi Nguyễn Ngọc Ký viết Tôi học đại học đã cho anh đọc từ khi còn là bản thảo. "Thầy là tấm gương lớn cho tôi soi vào, truyền cho tôi hy vọng để giờ đây tôi có thể tự tin trong cuộc sống và bước ra xã hội", anh nói.

Theo vnexpress


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Mỹ nhân Việt từng được gọi là “quả bom sex": tuổi 42 vẫn độc thân

Từng gây sốc với những vai diễn gợi cảm trên màn ảnh Việt, Quách An An sau nhiều năm chọn rút lui khỏi showbiz, sống kín tiếng và hoàn toàn vắng bóng truyền thông.
2

65 tuổi, tôi ước mình biết 5 điều này ở tuổi 20: Làm được cả 5, về già bớt hẳn bệnh tật

Nhìn chung, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn vì mình vẫn khỏe mạnh và cân đối, mặc dù đã đối xử không tốt với cơ thể khi còn trẻ.
4

Viết thư pháp trên quả vải thiều, chàng trai gen Z Hà Nội gây sốt mạng

Thay cho giấy dó và lụa, Việt Út viết thư pháp lên quả vải thiều; hình ảnh mang nét đẹp vừa truyền thống vừa mới lạ này khiến cư dân mạng sửng sốt và thích thú.
5

Gia đình bác sĩ đáng yêu:"Tuổi thơ các con ngắn lắm, sợ sau lớn hơn không thích đi chơi với bố mẹ nữa"

Những chia sẻ chânh thành, dễ thương từ cặp vợ chồng BS Lưu Tuấn Phong và Đặng Hiền khiến chúng ta một lần nữa thấy ý nghĩa thiêng liêng của "gia đình".

Vĩnh biệt thầy Nguyễn Ngọc Ký, một người điềm tĩnh

Tôi nghe và đọc về nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký từ khi tôi còn bé.

Tôi đi học – Tác phẩm để đời của thầy Nguyễn Ngọc Ký

Biến cố vào năm 4 tuổi, khiến đôi tay “như hai cục thịt lủng lẳng” lại là một sự khởi đầu cho một cuộc đời mới. Đó cũng là lý do để có tự truyện Tôi đi học, được xem là cuốn sách để đời của Nguyễn Ngọc Ký.

“Tâm huyết trao đời” của Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký

Ngày 2/7, tại TPHCM đã diễn ra lễ ra mắt quyển sách “Tâm huyết trao đời”, đây là tập cuối của bộ ba hồi ký cuộc đời nhà văn, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký.

Vĩnh biệt Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký – Người thầy không cần phấn trắng, bảng đen

Nhà văn - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký (26/6/1947 – 28/9/2022), một cử nhân văn chương của Đại học Tổng hợp Hà Nội đã mở ra cho nhiều thế hệ học trò những cái nhìn mới mẻ, yêu đời…

Nhà giáo viết bằng chân Nguyễn Ngọc Ký qua đời

Nhà giáo ưu tú không tay với kỷ lục "Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân" Nguyễn Ngọc Ký qua đời vào sáng sớm ngày 28/9 ở tuổi 75.

Giúp bạn hơn 3 triệu đồng, 25 năm sau được trả ơn 33 tỷ

Trở thành tỷ phú, Thắng Vinh cất công đi tìm và trả ơn người 25 năm trước đã cho anh - khi đó chỉ là một công nhân - vay 1.000 tệ để khởi nghiệp.

Cụ bà nhặt đồ cũ cất giữ, 50 năm sau mở triển lãm

Có lẽ bà đã hoàn thành sứ mệnh giải cứu những món đồ cũ kỹ, để rồi được chú chim hỷ tước dẫn lối đoàn tụ với chồng.

Người đàn ông 'một tay, một chân' chèo thuyền vòng quanh thế giới trong 7 năm

Sau tai nạn kinh hoàng, Dustin Reynolds chỉ còn một chân và một tay. Không đầu hàng, anh đã lên đường thực hiện hải trình vòng quanh thế giới.

Vì sao "Hồng Tỷ" lừa tình được gần 1.700 trai đẹp: Câu trả lời khiến người ta hoảng hốt nhưng "không thể cãi"

Suy ngẫm - VV - 11/07/2025 13:00
Câu trả lời nằm ở tâm lý học xã hội và nhu cầu cảm xúc bị đánh trúng tâm lý nam giới hiện đại.

Nhờ phim Sex Education mà tôi kịp bình tĩnh khi phát hiện kho tàng nhạy cảm của con trai

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/07/2025 12:00
Con trai tôi đã khen bố mẹ văn minh và tinh tế.

Tra cứu mã vùng điện thoại cố định của 34 tỉnh thành

Kỹ năng - PT - 11/07/2025 11:00
Theo đó, mã vùng điện thoại cố định của 11 tỉnh, thành phố không thay đổi. Các quy định về định tuyến, quay số và tính cước giữ nguyên như hiện hành.

Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước

Suy ngẫm - Phạm Trang - 11/07/2025 10:00
Mới đây, một bài đăng cảm động đang lan truyền nhanh chóng, ghi lại cuộc sống của một cặp vợ chồng lớn tuổi ở Philippines qua ống kính Google Maps đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người.

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Từ sách - Phim - FN - 11/07/2025 09:00
Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Hạnh phúc tuổi trẻ - “Điều tốt cũng có thể hủy hoại bạn”, nghe vô lý nhưng chính bạn đang làm điều đó mỗi ngày

Từ sách - Phim - Quìn - 11/07/2025 08:00
Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng phải giữ lấy điều tốt và loại bỏ điều xấu, như thể đó là cách duy nhất để sống hạnh phúc. Nhưng vì sao càng chạy theo những lựa chọn ấy, tâm trí lại càng mệt mỏi, càng đầy xung đột và lo lắng?

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Suy ngẫm - Mộc Miên - 10/07/2025 10:00
Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Từ sách - Phim - Chân Diệu Mỹ - 10/07/2025 09:00
Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 12/07/2025