‘Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp’ - Một nghiên cứu dày công và thận trọng về luân hồi

Thu An15/07/2023 09:00
‘Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp’ - Một nghiên cứu dày công và thận trọng về luân hồi

“Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp” (Children Who Remember Previous Lives) của tiến sĩ, bác sĩ Ian Pretyman Stevenson là quyển sách chuyển tải khá đầy đặn những nghiên cứu dày công, thận trọng của ông về hiện tượng luân hồi.

Ký ức con người vẫn tồn tại sau khi chết

Hiện tượng luân hồi không phải là vấn đề mới được biết đến, nó đã được đề cập từ lâu trong cuộc sống con người. Khái  niệm luân  hồi  đã xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng từ hàng ngàn năm trước và vẫn đang tồn tại. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Với nhiều người, nhất là ở Châu Âu, điều gì mà họ không thể chứng minh, giải thích được bằng các phương pháp khoa học, thì họ khó mà chấp nhận.

Hiểu được điều đó, Stevenson đã rất thận trọng và dày công, cùng các cộng sự của mình, nghiên cứu rất nhiều trường hợp mà ông coi là bằng chứng về sự luân hồi, chuyển kiếp, bằng thái độ và niềm tin của một người làm khoa học, một bác sĩ chữa bệnh, cứu người.

Ông đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu thực địa, xác minh, phân tích, đánh giá, làm báo cáo khoa học từ gần 3000 trường hợp trẻ em có hiện tượng luân hồi ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có nhiều nước phương Tây như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Thụy Điển…). Đa số các em còn rất nhỏ, trong đó nhiều em chỉ 2-3 tuổi, kể lại khá chi tiết nhiều sự kiện trong cuộc sống tiền kiếp: cha mẹ, anh chị em, người quen biết, địa danh nơi sinh sống, hình ảnh, tình tiết lúc họ qua đời.

Không chỉ nhớ được tiền kiếp, có em còn nói được những ngôn ngữ từ tiền kiếp mà với độ tuổi đó không thể biết và chưa được học theo cách thông thường. Nhiều em có mong muốn quay về nơi đã sống kiếp sống trước (có khi chỉ là vài năm trước) và nhận ra đúng nơi ở, cha mẹ, người quen cũ.. dù chưa một lần tới đó trong kiếp sống mới.

Trong quyển sách “Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp”, tác giả đã đưa ra những bằng  chứng khoa học cẩn trọng và thuyết phục về việc ký ức con người vẫn tồn tại sau khi chết, mà trong nghiên cứu của mình ông gọi là “tính cách con người”, “tính cách tiền kiếp”.

Đọc sách, độc giả sẽ hiểu rõ hơn quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các kết luận cơ bản của Stevenson về hiện tượng luân hồi. Tác giả cũng nêu rõ, ngoài việc khái quát các phương pháp và kết quả chính từ các cuộc khảo sát, ông hi vọng quyển sách sẽ  giúp sửa chữa một số quan niệm sai lầm thường thấy về luân hồi. Và ông cũng hi vọng quyển sách sẽ giúp nhận được nhiều báo cáo về các trường hợp mới cần  khảo  sát, vì ông tin rằng nhiều trường hợp như vậy đã không được báo cáo đầy đủ, đặc biệt là ở  phương Tây. Trong thực tế, công trình nghiên cứu của ông đã được rất nhiều nhà khoa học kiểm chứng. Và cho đến nay, đã có thêm nhiều bằng chứng về luân hồi được kiểm chứng bởi các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới.

“Chứng sợ ý tưởng mới” gây đau khổ cho  con người

Trong sách, Stevenson phân tích khá kỹ những rào cản khiến người ta không tin vào khả năng luân hồi. Với thái độ của người làm khoa  học, ông viết: “Những điều tôi sắp trình bày không nhằm mục đích thuyết phục độc giả tin vào luân hồi. Tôi chỉ muốn độc giả chú ý đến những trở ngại mà tôi cho là thường ngăn cản mọi người đánh giá những trường hợp trẻ em nhớ về tiền kiếp bằng một thái độ cởi mở”.

Theo ông, “người phương Tây không quen với ý tưởng về luân hồi; giả định rằng tâm trí (và  ký  ức) của chúng ta nằm trong bộ não và không thể tồn tại ở nơi nào khác; niềm tin rằng chúng ta không thể hình dung được cuộc sống sau cái chết sẽ như thế nào; và nhiều người có khuynh hướng không muốn tự chịu trách nhiệm cho số phận mà họ có thể phải chấp nhận theo luân hồi”.

Ông cho rằng “chứng sợ ý tưởng mới” gây đau khổ cho con người khắp nơi trên thế giới. Ông dẫn: “Walter Baegot từng nói: ‘Một trong những nỗi đau lớn nhất của con người là nỗi đau về một ý tưởng mới’. Chúng ta có khuynh hướng né tránh những điều không quen thuộc và vội vàng đánh giá không hay về chúng trước khi xem xét bằng chứng. Ở đây tôi muốn nhắc rằng ý tưởng về sự tồn tại của tính cách con người sau khi chết là không quen thuộc đối với hầu hết những người có học thức ở phương Tây. Nếu vào năm thế kỷ trước, thái độ hoài nghi vào sự tồn tại sau khi chết gần như không tồn tại ở châu Âu (thậm chí có thể bị trừng phạt bằng cái chết) thì ngày nay, niềm tin vào sự tồn tại đó là quan điểm lập dị. Niềm tin vào sự sống sau cái chết đã dần bị xoá nhoà bởi những thành tựu khoa học, nơi tập trung vào những vấn đề tương  đối dễ quản lý của thế giới vật chất”.

Cũng với thái độ và trách nhiệm của người làm khoa học, trong phần kết quyển sách tác giả viết “Đây là tất cả những gì tôi có thể nói về bằng chứng mà chúng tôi có được liên quan đến nhân quả giữa hai kiếp sống… Tôi nghĩ mình nên kết thúc quyển sách này bằng việc thừa nhận, thậm chí nhấn mạnh rằng, chúng tôi vẫn còn rất nhiều điều chưa biết về luân hồi. Mặc dù quá trình nghiên cứu trường hợp của những đứa trẻ khẳng định nhớ chuyện tiền kiếp đã thuyết phục tôi rằng một số trường hợp trong đó thật sự là trường hợp đầu thai chuyển kiếp, nhưng đồng thời nó cũng khiến tôi chắc chắn rằng chúng ta gần như không biết gì về luân hồi”.

Đến nay, mười ba năm sau ấn bản đầu tiên của quyển sách, Stevenson đã có thể khẳng định “Chắc chắn chúng ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tìm kiếm các trường hợp có bằng chứng mạnh mẽ hơn về một tiến trình siêu linh. Tôi hiện tại cũng đã tin tưởng hơn vào việc tâm trí và cơ thể là hai thực thể tách rời, gắn kết với nhau trong cuộc sống nhưng không còn gắn kết với nhau sau khi cuộc sống đó kết thúc. Tôi cũng tin tưởng hơn rằng luân hồi là cách giải thích thuyết phục nhất - dù không phải là cách duy nhất - về những trường hợp có bằng chứng mạnh mẽ mà chúng tôi đã nghiên cứu. Tuy vậy, hiện tượng luân hồi vẫn là một bí  ẩn. Nhưng tôi tin rằng các nhà khoa học thế hệ sau sẽ có thể tiến xa hơn trong nghiên cứu về đề tài này”.

“Những đứa trẻ  nhớ được tiền kiếp”, do vậy, là một quyển sách nghiêm túc, nhiều giá trị, đáng được tham khảo.

Trong sự nghiệp của mình, Stevenson đã có hơn 300 công trình nghiên cứu được xuất  bản, bao gồm 14 quyển sách về luân hồi. Ông cũng góp phần thành lập Society for Scientific Exploration (tạm dịch: Hội nghiên  cứu khoa học) chuyên tìm hiểu về những khía cạnh bị xem như không chính thống trong khoa học.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?
5

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!

Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp - Sự sống sau cái chết là thứ có thể hình dung được

Vũ trụ có ít nhất hai cõi: một cõi vật chất và một cõi tinh thần (hoặc tâm linh), và khi không còn bị cơ thể vật lý cản trở, chúng ta sẽ tồn tại trong cõi tinh thần.

Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp - Có cuộc sống sau cái chết không?

Tiến sĩ, Bác sĩ y khoa Ian Stevenson đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu và xác minh gần 3.000 trường hợp trẻ em có ký ức về những trải nghiệm ở kiếp trước. Đây là công trình nghiên cứu nổi tiếng của ông về hiện tượng luân hồi.

Tư duy truy tìm sự thật - Kiểu người tiềm ẩn khả năng phi thường: Sở hữu 'tư duy trinh sát'

Tư duy truy tìm sự thật" của Julia Galef xoay quanh một lối tư duy rất phổ biến: lập luận theo động cơ, nghĩa là con người vô thức chọn hướng lập luận dẫn đến kết luận mà họ mong muốn.

 Sao ta làm điều ta làm - Để tự do, phải hiểu về ràng buộc đích thực

Abraham Maslow đã nói rằng: “Trách nhiệm chính là niềm vui, niềm vui chính là hoàn thành trách nhiệm của mình”.

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Đầu tư vào lòng nhân ái và sự tử tế

​​​​​​​Trong một chuyến công tác đến Chicago, thay vì đến các tiệm ăn sang trọng, hợp với địa vị của mình, tỷ phú Farnum đưa tôi đến một quán ăn bình dân, có đông người xếp hàng trước cửa để chờ đến lượt vào dùng bữa.

Nghệ thuật sống vững vàng - Thói quen liên tục kiểm tra điện thoại dẫn đến chứng sao nhãng

Công trình nghiên cứu của một công ty điều phối viễn thông ở Vương quốc Anh cho thấy cứ trung bình mười hai phút chúng ta lại kiểm tra điện thoại một lần.

Tế bào gốc - Chìa khóa của Suối nguồn tươi trẻ

Một nguy cơ của sự suy yếu ở tuổi già là chứng mất trí nhớ. Bộ não trải qua sự lão hóa giống như những phần còn lại của cơ thể. Ở một số người, quá trình này bắt đầu sớm hơn so với những người khác.

Tư duy truy tìm sự thật Kỳ 2 - Công bằng không có nghĩa là cả hai bên đều có phần đúng

Năm 1970, nhà sinh học Paul Ehrlich có một nhận định táo bạo: “Nếu là một tay cờ bạc, tôi sẽ cược năm ăn năm thua rằng nước Anh không thể tồn tại đến năm 2000”.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.

Vì sao Google Maps không chỉ đường ngắn nhất mà lại chỉ đường vòng, đây là lý do!

Kỹ năng - KV - 15/01/2025 12:00
Đôi khi nhập địa chỉ cần đến trên Google Maps, bạn sẽ nhận được kết quả là một tuyến đường xa hơn thay vì đường ngắn nhất. Đây là thắc mắc của rất nhiều người, nhưng hóa ra điều bất thường này có nguyên nhân cả đấy.

Câu hỏi Olympia test trí nhớ về câu chuyện tuổi thơ, tưởng không khó mà khó không tưởng khiến cả trường quay "đứng hình"

Thư giãn - Trang Vũ - 15/01/2025 11:00
Truyện thì có thể đã đọc qua nhưng chi tiết này không phải ai cũng nhớ.

TikToker kiếm triệu view nhờ tài nặn búp bê đất sét đẹp long lanh

Phong cách sống - Hoàng Hà - 15/01/2025 10:00
Nhiều người nước ngoài đặt mua những con búp bê đất sét xinh đẹp, sống động của Thanh Đạt, các clip của anh về nội dung này cũng thu hút cả triệu view trên TikTok.

Sách giả, sách lậu bán trên Shopee: Đâu chỉ mình First News điêu đứng

Giải trí - Theo Hồ Lam/TTO - 15/01/2025 09:00
Thông tin Công ty First News chuẩn bị kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam vì bán sách giả, sách lậu đang nhận được sự chú ý của nhiều độc giả.

Biến tiềm năng thành tài năng -  Tìm kiếm sự công nhận là một cái hố không đáy

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 15/01/2025 08:00
Theo Giáo sư Adam Grant, tìm kiếm sự công nhận là một cái hố không đáy, bởi lẽ, sự khao khát địa vị sẽ không bao giờ được thỏa mãn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025