Như ta là - Hành trình chinh phục tự do trong tâm trí chúng ta

27/06/2023 09:00
Như ta là - Hành trình chinh phục tự do trong tâm trí chúng ta

“Như ta là” tường thuật lại nội dung tám buổi nói chuyện có tính ngẫu hứng của Krishnamurti trước hàng trăm người, dưới bóng râm của một rừng sồi nhỏ ở thung lũng Ojai (California, Hoa Kỳ) vào mùa hè năm 1955.

Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao trên thế giới này, có những nơi đắm chìm trong nghèo khó trong khi những nơi khác lại quá giàu có? Tại sao những nỗ lực để cải thiện chính mình, để khám phá thành công, lại đi đôi với nỗi sợ hãi và thất bại?

Theo triết gia Jiddu Krishnamurti, cấu trúc xã hội ngày nay được xây dựng dựa trên sự ganh tị, tích lũy, trong đó bao hàm sự tuân thủ, chấp nhận quyền lực, thỏa mãn tham vọng, mà cốt lõi chính là cái “tôi”, cái bản ngã đang nỗ lực để trở thành điều gì đó. Xã hội được tạo nên từ chất liệu đó và nền văn hóa của nó – vui và khổ, đẹp và xấu, toàn bộ những nỗ lực của xã hội – góp phần quy định tâm trí con người.

Tâm trí có thể là đôi cánh nhưng cũng có thể là gông cùm. Vì sức mạnh của tâm trí khá lớn và chúng ta thường có thói quen trao cho sức mạnh ấy sự tự do, nên đôi lúc chúng ta quên rằng cuộc sống này không thuộc về tâm trí. Vậy làm thế nào để tâm trí chúng ta thoát khỏi tất cả sự quy định ấy? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong quyển sách “Như ta là” (tựa gốc: “As One Is”) của Krishnamurti. Như một nguồn cảm hứng và sự khích lệ, tác phẩm nhằm thúc đẩy chúng ta đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời sâu sắc về bản chất tự do và ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Jiddu Krishnamurti (1895 – 1986) là một triết gia, nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần, xoay quanh các chủ đề bao gồm: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người và phương cách để tạo nên sự thay đổi tích cực cho xã hội. Ông nổi tiếng với những cuốn sách triết lý chiều sâu và truyền cảm hứng như: Tự do đầu tiên và cuối cùng, Tự do vượt trên sự hiểu biết, Đánh thức trí thông minh, Thế giới trong bạn, Cuộc đời phía trước, Đôi điều cần suy ngẫm, Bạn đang nghịch gì với đời mình, Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống. Ở tuổi 90, ông đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức, và được trao tặng Huân chương Hòa bình của Liên Hợp Quốc vào năm 1984.

Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp Brahmin tại Ấn Độ, nhưng Krishnamurti khẳng định rằng mình không thuộc bất cứ quốc tịch, tầng lớp, tôn giáo hay trường phái triết học nào. Ông cũng không tán thành bất kỳ trường phái tư tưởng thuộc học thuyết hay chính trị nào. Trái lại, ông quả quyết rằng những trường phái này chính là yếu tố phân chia con người với con người và tạo ra xung đột, cũng như chiến tranh. Ông dành suốt quãng đời còn lại của mình đi khắp thế giới như một nhà diễn thuyết độc lập.

Nếu như bạn là người đã từng đọc qua sách của Jiddu Krishnamurti, bạn sẽ cảm nhận được trí tuệ, trải nghiệm và sự thông thái của ông một cách rất rõ ràng. Cuốn sách “Như ta là” cũng không ngoại lệ.

“Như ta là” tường thuật lại nội dung tám buổi nói chuyện có tính ngẫu hứng của Krishnamurti trước hàng trăm người, diễn ra dưới bóng râm của một rừng sồi nhỏ nơi thung lũng Ojai (California, Hoa Kỳ) vào mùa hè năm 1955. Krishnamurti lần lượt đề cập đến những vấn đề cốt lõi về: bản chất của bạo lực, vấn đề thay đổi, sự quy định của trí não, nền hòa bình thực sự, bản chất của sự sùng bái, sự tu tập tâm linh, và thế nào là thực sự lắng nghe… Ông cũng giúp mọi người giải đáp một số thắc mắc như: dục vọng; tình trạng phạm tội ở tuổi thanh thiếu niên; bản chất của sự nhiễu loạn trong tâm trí; ý nghĩa, mục đích sống; việc nuôi dạy con cái; thiền định,...

“Khi trí não thoát khỏi tất cả sự quy định, bạn sẽ thấy xuất hiện tính sáng tạo của thực tại, của Thượng đế, hay bất cứ điều gì bạn sẽ thấy, và chỉ duy nhất một trí não như thế, một trí não không ngừng trải nghiệm tính sáng tạo này, mới có thể tạo ra một cách nhìn khác, những giá trị khác, một thế giới khác.”

Trong cuộc nói chuyện đầu tiên ở rừng sồi, Krishnamurti nhắc đến vấn đề hoà bình. Ông chỉ ra rằng hòa bình thực sự chỉ đến khi chúng ta thấu hiểu về bản chất của xung đột và mâu thuẫn, và làm việc cùng nhau để tạo ra một xã hội không có sự chia rẽ và bất đồng.

Hãy tưởng tượng trong một thành phố, có một băng nhóm xã hội đen hoạt động và gây ra nhiều vụ án bạo lực. Nguyên nhân của sự bạo lực này không chỉ nằm ở các thành viên trong băng nhóm mà còn liên quan đến sự bất bình đẳng xã hội, tình trạng nghèo đói, sự thiếu cơ hội và ít giáo dục. Các yếu tố này đóng góp vào việc tạo ra môi trường đầy căm phẫn và xung đột, dẫn đến sự gia tăng của bạo lực trong xã hội.

Mục đích của cuộc trò chuyện này là khám phá nguồn gốc và cơ chế của bạo lực, và đề cao tầm quan trọng của hòa bình và sự đồng lòng trong xã hội. Krishnamurti nhấn mạnh rằng bạo lực không chỉ xuất phát từ hành vi vô lý của cá nhân, mà còn từ cả những cấu trúc và giá trị xã hội mà chúng ta sống trong đó.

Với cuộc trò chuyện thứ hai, Krishnamurti dành thời gian thảo luận về sự quy định của tâm trí con người, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải phóng tâm trí khỏi mọi ràng buộc và quy định.

Ví dụ thực tế cho vấn đề này là việc thay đổi sự nghiệp hoặc mục tiêu trong cuộc sống của mỗi người. Khi người trẻ đã theo đuổi một công việc nhất định trong nhiều năm nhưng cảm thấy không hài lòng và mất động lực. Thay vì tiếp tục sống trong sự không hài lòng và ràng buộc, người đó quyết định dừng lại và tự khám phá những sở thích và đam mê mới. Nhờ quá trình này, họ có thể tìm ra hướng đi mới, mang lại niềm vui trong cuộc sống của mình.

Thông điệp mà tác giả mang cho bạn đọc ở phần này chính là: chúng ta không nên ràng buộc bản thân với quá khứ hoặc những quy định và niềm tin đã định hình tâm trí, đừng sợ mạo hiểm mà hãy tìm kiếm sự tự do và sự sáng tạo để trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình.

Cuộc trò chuyện thứ ba trong cuốn sách thảo luận về sự rèn luyện đạo đức. Ta có thể thấy nếu không có đạo đức, trí não sẽ hoàn toàn hỗn loạn, mâu thuẫn. Và không có một trí não tĩnh lặng, rõ ràng ta không thể tiến xa.

Trí não là kết quả của cái đã biết, nó là kết quả của quá khứ, tức là sự tích luỹ của thời gian. Một trí não như thế có thể nào thoát khỏi cái đã biết mà không phải cố gắng, để có thể khám phá điều gì đó từ lúc mới bắt đầu được không?

Khi bạn nói: “Buổi hoàng hôn này không đẹp bằng buổi hoàng hôn hôm qua”, thật ra là bạn không nhìn vào buổi hoàng hôn, trí não của bạn đã chuyển đến ký ức về ngày hôm qua. Nhưng nếu bạn có thể nhìn vào buổi hoàng hôn một cách toàn diện, trọn vẹn, dành hết sự chú tâm của bạn, thì chắc chắn lúc đó sự so sánh sẽ chấm dứt.

Ngay khi bạn hoàn toàn chú tâm, sẽ không còn thực thể đang cố gắng thay đổi, sửa đổi, trở thành điều gì đó. Không còn cái “tôi” nữa. Ngay khi bạn chú tâm, cái “tôi”, cái ngã sẽ biến mất, và chính khoảnh khắc chú tâm đó là sự tốt đẹp, là tình yêu.

Ở cuộc trò chuyện thứ tư, Krishnamurti tập trung vào quá trình tự thay đổi và tầm quan trọng của việc tự nhìn nhận và hiểu rõ chính mình.

Tác giả cho biết, để tiến bộ và thay đổi tích cực, chúng ta cần trở thành những người quan sát sắc bén, tự giác về những tư duy, hành vi và cảm xúc của mình. Ông hi vọng chúng ta không chỉ đơn thuần là chấp nhận hoặc phê phán bản thân mình mà còn là khám phá sâu hơn về bản chất và môi trường nội tâm của mình.

Một hoạ sĩ quan tâm đến tên tuổi của mình, sự vĩ đại của mình, bận tâm với sự so sánh, thoả mãn tham vọng, thì không còn là một hoạ sĩ nữa, anh ta chỉ còn là một kỹ thuật viên như bao người khác. Điều này có nghĩa là để yêu điều gì đó, ta phải hoàn toàn chấm dứt tham vọng, khao khát được xã hội công nhận để chú tâm toàn vẹn với nó. Hiểu sâu bản chất của vấn đề sẽ giúp chúng ta phát triển bản thân mà không bị ảnh hưởng bởi ý kiến và định kiến của người khác.

Cuộc trò chuyện thứ năm, Krishnamurti nêu rõ vấn đề của sự tu tập tâm linh và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự tìm hiểu và khám phá.

Trong phần này, ông nhấn mạnh rằng tu tập không phải là việc theo các nguyên tắc, quy tắc, hoặc hệ thống tôn giáo cụ thể. Thay vào đó, tu tập là một quá trình tự phát triển và tự khám phá tâm linh, nơi mỗi người phải đối mặt trực tiếp với bản thân và nắm bắt sự thật về tâm trí và tình trạng nội tại.

Một người quyết định bắt đầu hành trình tu tập tâm linh, thay vì chỉ tuân theo những quy tắc tôn giáo truyền thống, người đó quyết định tìm hiểu sâu sắc về bản thân và khám phá tâm trí của mình thông qua việc thiền định, thảo luận với người thầy, hoặc đọc các tác phẩm về tâm linh. Bằng cách này, người đó có thể trực tiếp trải nghiệm và khám phá sự thật về tâm trí và tình trạng nội tại mình, và từ đó tìm ra con đường tu tập phù hợp và đạt được sự hiểu biết và trí tuệ tâm linh sâu sắc hơn.

Trong cuộc trò chuyện thứ sáu, tác giả khuyến khích chúng ta không chỉ dừng lại ở việc sùng bái các hình thức bên ngoài, như các thần thánh, tượng đài hay biểu tượng tôn giáo, mà còn đề cao việc tìm hiểu và thấu hiểu bản chất và ý nghĩa sâu xa của cuộc sống và tự thân.

Krishnamurti nhấn mạnh rằng sự sùng bái thực sự nằm trong khả năng khám phá và nhận thức sâu xa về chính chúng ta và thế giới xung quanh. Điều quan trọng là không rơi vào sự sùng bái mù quáng hay sự bị lôi kéo bởi các hình thức bên ngoài, mà là khám phá và thấu hiểu sự tồn tại và ý nghĩa sâu xa của chính mình.

Một người có thể đi vào một ngôi đền và thể hiện sự sùng bái bằng cách thắp hương, cầu nguyện và thực hiện các nghi lễ. Tuy nhiên, nếu người đó chỉ tập trung vào các hành động bên ngoài mà không thực sự hiểu ý nghĩa sâu xa của sự sùng bái và không khám phá tâm linh cá nhân, thì sự sùng bái đó chỉ trở thành một hành động hình thức không mang ý nghĩa thực sự.

Bạo lực là chủ đề được nhắc đến trong cuộc trò chuyện thứ bảy của tác giả. Ông cho rằng bạo lực xuất phát từ lòng tham, sự ganh đua và khao khát kiểm soát, tạo ra một vòng xoáy không kết thúc của bạo lực và hủy diệt.

“Nếu ta có thể khám phá được ý thức thống trị xuất phát từ đâu, thì khám phá đó có thể giải đáp được cho câu hỏi tại sao ta lại bạo lực.”

Krishnamurti nhấn mạnh rằng để chấm dứt bạo lực, chúng ta cần hiểu sự tồn tại của nó và truyền tải thông điệp của sự không bạo lực. Ông đề cao vai trò của sự nhạy cảm và ý thức đối với sự bạo lực và khuyến khích sự chấp nhận và yêu thương đối với tất cả mọi người.

Một tình huống thực tế có thể là việc nhìn nhận và xử lý xung đột xảy ra trong một nhóm bạn bè. Thay vì sử dụng bạo lực hoặc lời lẽ thù địch, chúng ta có thể áp dụng tinh thần không bạo lực để lắng nghe và hiểu lẫn nhau. Bằng cách đối xử với sự nhạy cảm và ý thức, chúng ta có thể giải quyết xung đột một cách hòa bình và tạo điều kiện cho sự hòa thuận và đồng lòng.

Cuộc trò chuyện cuối cùng là về sự tự do và cách sống tự do. Krishnamurti đề cao giá trị của sự tự do tư duy, sự độc lập và trách nhiệm cá nhân. Ông khuyến khích chúng ta sống một cuộc sống không bị ràng buộc bởi định kiến và những giới hạn do xã hội và tập thể đặt ra. Chúng ta cần tự tìm hiểu, đặt câu hỏi và khám phá bản thân mình, không chỉ chấp nhận một cách mù quáng các giới hạn mà xã hội đặt ra.

“Thoát khỏi xã hội ngụ ý là không tham vọng, không ham muốn, không cạnh tranh, nghĩa là không có ở liên quan đến cái xã hội luôn khao khát trở thành điều gì đó. Nhưng, bạn thấy đó, việc này thật khó chấp nhận, bởi vì bạn có thể bị giẫm đạp, bị gạt ra; bạn sẽ không có gì cả. Trong cái không đó mới xuất hiện sự sáng suốt, chứ không phải trong cái có... Chừng nào ta còn muốn là một phần của xã hội này, thì chắc chắn ta phải sinh ra điên loạn, chiến tranh, hủy diệt và khổ đau. Nhưng để tự giải thoát mình khỏi xã hội này - cái xã hội của bạo lực, của cải, địa vị, thành công - thì cần phải có sự nhẫn nại, tìm hiểu, khám phá, chứ không phải đọc sách, theo đuổi những bậc thầy, giáo chủ, nhà tâm lý học nào đó, vân vân.”

Theo Krishnamurti, một thế giới bùng nổ về sức sản xuất và các tiến bộ khoa học chỉ hứa hẹn chứ không thật sự mang lại một tương lai hạnh phúc. Một cách rốt ráo và xuyên suốt trong các buổi nói chuyện, ông yêu cầu người nghe xem xét để nhận ra rằng tất cả mọi biểu hiện có về tiến bộ của bản ngã không phải là sự tiến bộ dẫn đến tự do mà chỉ là guồng quay cũ của ảo tưởng; rằng sự hiểu biết trí não của chính mình, tự biết mình là con đường duy nhất dẫn đến tự do.

Tóm lại, xuyên suốt tác phẩm này, Krishnamurti nhấn mạnh con đường duy nhất để khám phá ra sự thật cốt lõi của tất cả những điều trên, đi đến sự giải thoát, là tự biết mình; thấy chính ta như “ta là” trong thực tại, chứ không phải “ta phải là” hay “ta nên là”. Ông chỉ ra rằng bằng cách tự nhìn thấy trí não của mình đang bị chi phối ra sao bởi những uy quyền, khuôn khổ, phạm vi, truyền thống, quy định,… con người mới có thể thoát ra khỏi tất cả những điều đó.

“Như ta là” không chỉ là một cuốn sách đọc một lần rồi đặt xuống. Với ngôn từ giản dị, cách tiếp cận trực diện cùng những lập luận thuyết phục vốn có của Krishnamurti, cuốn sách thách thức chúng ta mở rộng tầm nhìn và tìm kiếm câu trả lời sâu sắc về bản chất tự do và ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Khép lại cuốn sách, hy vọng mỗi người có thể tự tìm ra cho mình những sự thật bên trong bằng sự chú tâm trọn vẹn và quan sát chính mình từng phút giây.

Lập trường của triết gia Jiddu Krishnamurti có thể khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp vì có nhiều thứ cần phải biết, nhưng nếu có thể dần dần đọc nghiền ngẫm, mọi thứ sẽ trở nên có ý nghĩa đối với cuộc sống chúng ta hơn rất nhiều. Nếu có nền tảng kiến thức về Phật giáo, từng tìm hiểu và thực hành Thiền định, Chánh niệm hay có hứng thú tìm hiểu các kinh sách cổ xưa về các hoạt động tinh thần, bạn sẽ cảm thấy hứng thú với cuốn sách này.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Phim Sex Education, liều thuốc "chữa lành" cho mối quan hệ giữa tôi và con gái

Sau khi xem tập phim, tôi đã quyết định ngồi xuống nói chuyện với con gái.
2

Phim Sex Education: Hóa ra cha mẹ từ Đông sang Tây, không ai "thoát" khỏi giai đoạn này!

Thức cả đêm xem phim, tôi như mở mang đầu óc và ngộ ra 5 bài học cực đắt giá!
3

Bản giao hưởng cuộc sống - Bữa tối Giáng sinh giữa hai chiến tuyến

“Mỗi chúng ta là một thực thể nhỏ bé trên địa cầu này. Sự tồn tại của chúng ta là có giới hạn, nhưng chúng ta có thể học cách chia sẻ tình yêu thương không giới hạn đến với nhiều người.”
4

Nhờ xem phim Sex Education mà con gái tôi đã dám thú nhận 1 bí mật với mẹ!

Linh tính của người mẹ mách bảo tôi: Con đang gặp vấn đề!
5

'Tự do - Như chim tung cánh' - Câu chuyện sâu sắc về tự do từ Osho khiến bạn phải suy ngẫm

Tự do - Như chim tung cánh (Freedom The courage to be yourself). Liệu chúng ta có thực sự hiểu tự do là gì?

Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày – Thực hành sống tỉnh thức bằng chánh niệm và lòng yêu thương

Cuốn sách “Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày” của tác giả Kathirasan K như chiếc la bàn cuộc sống dẫn lối chúng ta tìm ra mục đích và ý nghĩa sống thực sự trên hành trình tỉnh thức của mình.

4 bài học làm giàu từ 'Người giàu có nhất thành Babylon'

Tham khảo ý kiến của những người khôn ngoan và để sự khôn ngoan của họ bảo vệ kho báu của bạn khỏi những khoản đầu tư không an toàn.

Bản giao hưởng cuộc sống - Con đường phía trước

“Nghịch cảnh hé lộ tài năng, sung túc che khuất người tài.” - Horace

‘Như ta là’ - J.Krishnamurti: Hãy lắng nghe chính mình

Như ta là chuyển tải nội dung tám cuộc nói chuyện của J.Krishnamurti ở California (Mỹ), từ năm 1955, nhưng đến nay, những vấn đề đó vẫn còn nhiều giá trị mới mẻ đáng suy ngẫm.

Bản giao hưởng cuộc sống - Những viên bi đỏ

“Chúng ta kiếm sống nhờ những gì chúng ta nhận được, nhưng chúng ta sống một cuộc đời ý nghĩa nhờ những gì chúng ta cho đi.” - Winston Churchill

Như ta là - Ý nghĩa của những giấc mơ là gì? Làm sao ta có thể tự diễn giải chúng?

Bạn lên giường, chìm vào giấc ngủ, và trong khi bạn ngủ, hành động sẽ tiếp diễn dưới dạng những biểu tượng và cảnh tượng khác nhau, rồi khi thức dậy bạn nói: “Đúng, đó là giấc mơ của tôi”.

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Tại sao phải có lòng tin tuyệt đối trên hành trình tìm kiếm minh triết?

Nhờ lòng tin tuyệt đối, không còn nghi ngờ, chúng ta mới có thể tiến xa và gặt được nhiều thành quả trên con đường tìm kiếm minh triết.

Nguyên bản truyện Nàng tiên cá của Andersen chẳng hề lãng mạn

Ít ai biết được rằng, nguyên bản câu chuyện Nàng tiên cá của tác giả Andersen lại đen tối và có cái kết đáng buồn.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025