Nhớ lần gặp bác Du Tử Lê

10/10/2019 09:56
Nhớ lần gặp bác Du Tử Lê

Ông hiền hậu, ít nói, chuyện trò thủ thỉ thù thì, như người anh lâu lắm vừa về gặp lại những đứa em xa. Mắt ông thật hiền, nheo nheo của người già, cũng là cái nheo tươi trẻ, láu lỉnh của thời trai.

Chiều nay 9.10, mở phây (Facebook) ra, thấy ngay thông báo của bậc đàn anh Nguyễn Khắc Nhượng, hé cái tin sét đánh: Thi sĩ Du Tử Lê nhiều người yêu quý đã rời cõi tạm. Một cái thông báo buồn như trời đất đang đổ mưa giữa phố Sài Gòn.

Tôi vội vào trang của phu nhân nhà thơ, chị Hạnh Tuyền (trên phây là Tuyen Phan), gặp ngay bức ảnh bác Lê đứng giữa, hai đứa cháu hai bên, với vài từ ngắn gọn mà cực kỳ đau xót: "Ông Ngoại lên trời rồi". Mở thêm nguồn thì biết rằng: Thi sĩ Du Tử Lê qua đời lúc 8 giờ 06 tối thứ hai, 7 tháng 10, tại tư gia ở Garden Grove (Mỹ), hưởng thọ 77 tuổi. Theo múi giờ lệch, vậy thì lúc ấy đất Việt quê ông đã sang ngày thứ ba 9.10.2019, buổi sáng.

Chả biết làm gì hơn, lẩn mẩn nhớ lại những gì mình đã biên vụng về trước con người cao vọi ấy.

Tên tuổi bác Lê, tôi biết đã lâu nhưng chả bao giờ nghĩ có thể, có dịp nào gặp, chứ đừng nói được trò chuyện,với một người mà mình hằng ngưỡng mộ.

Anh Nguyễn Thế Khải nhắn tin cho tôi, tối mai (12.12.2017) thu xếp được thì nhớ ghé nhà hàng L.M trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, anh làm cái tiệc nhỏ mừng sinh nhật anh Nhượng tròn 70, chú nhớ đến nhé. Cuối tin, anh ngoặc vào cái phần sốt dẻo, có lẽ anh biết tôi sẽ không thể bỏ qua: Có nhà thơ Du Tử Lê cùng dự. Đây giống như phần tái bút, sực nhớ hoặc tiện thể viết thêm nhưng lại là phần quan trọng nhất của bức thư.

Anh Khải là nhà doanh nghiệp nổi tiếng, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Hoàn Mỹ, bạn đồng nghiệp cũ thời chúng tôi còn dạy học. Ở xứ này có hàng nghìn đơn vị kinh doanh du lịch, không ít những ông lớn như Saigontourist hoặc Vietravel đông cả nghìn cán bộ nhân viên, không nơi đâu không có mặt, nhưng nói đến du lịch Mỹ, tổ chức cho khách đi Mỹ thì tất cả phải xếp sau Hoàn Mỹ. Chẳng biết có phải cái tên nó vận vào sự nghiệp, hay thầy giáo Nguyễn Thế Khải lúc lương giáo viên ba cọc ba đồng chết đói không cầm cự nổi trên bục giảng đã bung ra xé rào, từ bỏ biên chế để liều dấn mình vào chốn kinh tế thị trường, có ý định gì cho tương lai, có hình dung ra ngày sinh sắc hanh thông vận hội như thế này. Nhưng đúng cái tên Hoàn Mỹ đã chứa đựng sự chuẩn mực, hoàn thiện, đầy đủ, hài lòng, hết ý, thậm chí trên cả tuyệt vời của một doanh nghiệp du lịch sừng sỏ chuyên tour Mỹ (và Canada).

Thậm chí có những đối tác Mỹ từng lên tiếng rằng, làm ăn với ai thì chúng tôi còn ngập ngừng, chứ với ông Khải là OK không phải chần chừ. Hồ sơ của người Việt đem tới Tổng lãnh sự quán Mỹ, Đại sứ quán Mỹ, hoặc các cơ quan xét nhập cảnh, di trú Mỹ ở Việt Nam, chả nói ra ai cũng biết, khó không khác gì tìm đường lên giời, nhận được xác nhận visa của Mỹ là cả một thắng lợi mang tính lịch sử. Thế mà ông Nguyễn Thế Khải và Công ty Hoàn Mỹ đã tạo dựng được niềm tin, sự tin cậy đến mức, hồ sơ do công ty ông Khải đem tới là yên tâm.

Tất nhiên không phải không có trường hợp bị knock-out, tuy nhiên Hoàn Mỹ đã chọn trường hợp nào để duyệt thì phần còn lại của đương sự chỉ là chuẩn bị tiền bạc mà lên đường vi vu thăm thú nước Mỹ cho thỏa chí. Tôi đùa bảo với anh Khải, tạo được niềm tin của người Mỹ như ông không phải ai cũng làm được, nhất là trong thời buổi kinh doanh chụp giật, nhắm mắt chạy theo đồng tiền này. Ông Khải cười, hơn chứ.

Hai anh em đang trò chuyện đợi khách, tôi nhác thấy vài ba dáng điệu bước vào. Thoạt cái nhìn đầu tiên, tôi nhận ra bác Du Tử Lê dù đây là lần diện kiến thứ nhất (bởi cũng già cả rồi, chả biết có còn gặp gỡ, trò chuyện, nắm tay nhau những thứ nhì thứ ba thứ tư thứ n nữa không). Đọc thơ Du Tử Lê trên mạng điện tử, coi những tấm hình đi kèm, người ảo người thật giờ so sánh chả lẫn đi đâu được.

Bác Lê đi cùng bà xã, cả hai thật hiền lành, nhỏ nhẹ và sang trọng. Cái cốt cách của một nhà thơ, một trí thức nổi tiếng ở Sài Gòn trước 1975, một con người văn chương, hiểu đời hiểu người, khiêm tốn cứ toát ra qua từng ánh mắt, cử chỉ. Xứ ta từng có những thế hệ con người tử tế, chững chạc, đáng kính như vậy, bất kể từ phía nào. Đấy là những con người đã vượt lên trên sự tầm thường, xô bồ, vụn vặt của cuộc đời bị chi phối bởi những tư tưởng, học thuyết quái dị.

Như đã nói ở đầu bài, tôi biết Du Tử Lê, thực ra là thơ Du Tử Lê, từ khá lâu. Năm 1974, đám sinh viên khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, mặc dù được coi là đối tượng chuyên về văn chương nhưng cũng chỉ đọc thơ văn của chính quyền miền Nam qua những tư liệu hạn chế. Người ta bảo đó là văn học tàn dư cấm phổ biến, truyền bá, cấm lưu hành. Có những dòng mạch ít ỏi đưa ra ngoài Bắc chủ yếu để cho các nhà nghiên cứu đọc nhằm chê bai, lên án.

Không biết theo ngả nào đường nào, nhưng phòng tư liệu của khoa Văn có một số tác phẩm do các nhà văn nhà thơ miền Nam sáng tác, như văn của Vũ Bằng, Nhất Linh, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Thích Nhất Hạnh, thơ của Bùi Giáng, Đinh Hùng, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Lam Vị Thủy, và cả Du Tử Lê. Phòng tư liệu do các thầy Phan Ngọc, Cao Xuân Hạo coi sóc. Các thầy bị kết án tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm nên bị cấm dạy, chính quyền chỉ cho làm tư liệu, dịch tài liệu. Khi sinh viên bắt đầu làm luận văn thì được cấp cái thẻ vào đọc hạn chế ở phòng tư liệu, đại loại được tiếp xúc với những thứ bị cấm.

Tôi thích thơ Nguyên Sa (Trần Bích Lan), thơ ông dịu dàng như lòng người thiếu nữ. Nó cứ thoảng qua rồi để lại những sâu đậm trong tâm hồn. Nhưng anh cùng học với tôi, anh Bùi Trọng Cường, khi sinh viên đã có nhiều thơ đăng trên báo Văn Nghệ, Tổ Quốc, Hà Nội Mới, cả báo Nhân Dân nữa, thì thích thơ Du Tử Lê. Anh bảo thơ ông Lê đọc chát chúa đau đớn lắm, nó vò xé lòng ta qua những day dứt rất đời thường.

Anh cầm cuốn Thơ Du Tử Lê quay roneo chữ nhòe nhoẹt, đọc cho tôi nghe nhiều bài, có những câu như “phải em, rồi như sương/tan theo ngày nắng vội/phải em, rồi như mây/chìm theo vùng bóng tối/phải em, rồi như mưa/chảy trôi ngoài hiên, mở”, hoặc “như con chim bói cá/trên cọc nhọn trăm năm/tôi tìm đời đánh mất/trong vụng nước cuộc đời”… dần dần tôi cũng bị lây cái say của anh Cường, thích Du Tử Lê. Anh Cường còn bảo, tao thích Du Tử Lê bởi cái bút danh của ông ấy, một kẻ du tử lang thang vô định giữa chốn đời đầy giông bão, chết chóc.

Bây giờ thì không phải là ước mơ, kháo khát nữa, tôi đang ngồi bên ông, rụt rè nắm bàn tay ông, bàn tay cái người đã viết những vần thơ đau đớn về một thời chiến tranh sinh ly tử biệt, về tâm hồn rạn vỡ. Ông hiền hậu, ít nói, chuyện trò thủ thỉ thù thì, như người anh lâu lắm vừa về gặp lại những đứa em xa. Mắt ông thật hiền, nheo nheo của người già, cũng là cái nheo tươi trẻ, láu lỉnh của thời trai. Ông hỏi tôi về những tháng năm chúng tôi đã sống, ông ngậm ngùi sao mà con người ta số kiếp khổ thế. Bản nhạc Pháp về tình yêu và cuộc sống âm vang nhẹ nhàng thoáng được thoáng mất. Ông nắm chặt tay tôi, truyền cái ấm nóng của bậc đàn anh đã đi gần trọn kiếp người.

Ngồi bên Du Tử Lê, bất giác tôi nhớ một bậc đàn anh khác, từng ngược chiến tuyến với ông Lê, là bác Nguyễn Duy. Ôi, hai ông anh từng có thời cầm súng chĩa vào nhau, sao tâm hồn đều đẹp, trong trẻo dịu dàng là vậy. Hôm tôi ốm, nửa đêm cục điện thoại kêu tít tít, tôi cứ nghĩ tin nhắn rác của nhà mạng, vả lại mình đang mệt ngáp ngáp nên cũng ngại mở máy. Sang hôm sau đọc, thi sĩ xứ Thanh nhắn rằng (nguyên văn): “Đọc fây biết cụ (Lý) Thông ốm, xin gửi nhời vấn an. Mong cụ đừng ngoẻo, mau lành, tiếp tục fây dữ dội cho dân làng thưởng thức. Hôm nào khỏe lại, báo tin nhé, để mời cụ chén rượu quê danh tiếng. Nguyễn Duy”. Đọc xong tỉnh hẳn, khỏe hẳn, như được truyền dòng sinh lực vô hình.

Những bậc đàn anh, người giản dị giữa đời thường, bao giờ cũng đối xử với bạn bè, đàn em bằng tấm lòng yêu thương trìu mến như vậy. Cũng như tôi đang ngồi sát đàn anh Du Tử Lê đây, nghe những thủ thỉ thù thì tâm sự. Ngày mai bác lại rẽ mây về bên Mỹ, chỉ mong sớm có dịp nắm tay nhau.

Chập chờn mùa Giáng sinh, tối 12.12.2017

Nguyễn Thông


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công ty sách First News chuẩn bị kiện Shopee vì sách giả, sách lậu15

Công ty TNHH Văn hóa - Sáng tạo Trí Việt (First News) đang lập vi bằng và khẳng định chuẩn bị khởi kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam.

Điều chỉnh quy hoạch công viên Lịch sử-Văn hóa dân tộc TP.HCM

Ngày 30.9, thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết UBND TP đã giao Ban Quản lý công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 đối với khu 1 và khu 4.

Giai phẩm mùa thu trên đất Thăng Long

Những tác phẩm hội họa của Lê Văn Xương và Văn Giao như tô điểm thêm mùa thu Hà Nội những nét đẹp nhẹ nhàng quyến rũ...

3 công trình mang dấu ấn KTS Võ Trọng Nghĩa lọt 53 công trình đẹp nhất thế giới 2019

Với 3 công trình gắn liền với mảng xanh, VTN Architects của KTS Võ Trọng Nghĩa đã có mặt trong 53 công trình kiến trúc đẹp nhất 2019 của tạp chí Kiến trúc Dezeen.

Triển lãm Mỹ thuật Đông Dương và nghệ thuật ứng dụng nửa đầu thế kỷ 20

Triển lãm sẽ trưng bày các hiện vật mang đậm dấu ấn mỹ thuật Đông Dương – giai đoạn đỉnh cao của nền mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nhà thơ nữ Anne Carson vượt Haruki Murakami về tỷ lệ cá cược giải Nobel Văn học 2019

Năm nay, Haruki Murakami hoàn toàn bị lép vé bởi các nhà văn nữ.

Những tà áo dài Việt làm thổn thức một trời ký ức

Đứng trong lòng bảo tàng, xung quanh là những tà áo mang đậm dấu ấn của thời gian, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.

Kiến trúc và đường phố Sài Gòn những năm 1960 - 1970

Những bức ảnh màu được chụp từ nhiều tác giả phương Tây là tư liệu khắc họa cảnh sinh hoạt, kiến trúc và đường phố Sài Gòn vào những cuối 1960 đến 1970.

Bức họa trị giá 6,5 triệu USD của Cimabue được tìm thấy trong bếp

Một bức tranh được tìm thấy treo trong gian bếp ở nhà một người phụ nữ lớn tuổi gần thủ đô Paris được xác định chính là kiệt tác đã mất từ lâu của Cimabue - một danh họa người Ý thời Phục hưng.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025