Giai thoại 'cha vợ Minh Mạng bị chém' và chuyện Voi 9 ngà

06/12/2018 10:30
Giai thoại 'cha vợ Minh Mạng bị chém' và chuyện Voi 9 ngà

Ý nghĩa các giai thoại thể hiện thái độ của người dân nhưng đó không phải sử liệu để làm bằng chứng thể hiện sự tồn tại của nhân vật Huệ phi. Điều này cũng giống như khi đọc về truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh thì chúng ta thấy được ý nghĩa về cuộc chiến chống lũ lụt của ông cha ta chứ chúng ta không thể nào tin là có voi 9 ngà được.

Giai thoại kiểu Lê công kỳ án tả Lê Văn Duyệt không sợ cường quyền đã đi vào tâm khảm người dân. Việc Tả quân chém Hoàng Công Lý bất chấp thân phận kẻ tham nhũng ở đất Gia Định là cha vợ Minh Mạng trên sân khấu ấn tượng mạnh đến mức nhiều người nghĩ là thật. Vì thế, không ai còn nhớ tới giai thoại đời đầu do Trương Vĩnh Ký kể rằng Tả Quân chém Hoàng Công Lý vì trêu ghẹo thê thiếp của Lê Văn Duyệt.

Tuy giai thoại kiểu Lê Công kỳ án mang lại công bằng cho Lê Văn Duyệt nhưng lại đẩy Minh Mạng vào thế kẹt, trở thành vị vua thiếu công minh, có ý bao che cho người thân của vợ phạm tội tham nhũng và bị mang tiếng là kẻ thù vặt khi trả thù Lê Văn Duyệt sau này.

Nhiều học giả trong các công trình nghiên cứu và cả các bài viết trong các hội thảo lịch sử gần đây thể hiện xu hướng muốn đòi lại công bằng cho Minh Mạng và cả Lê Văn Duyệt dựa trên các tài liệu lịch sử. Theo đó, không có chuyện Lê Văn Duyệt tự ý chém "cha vợ" Minh Mạng mà cả Minh Mạng và Lê Văn Duyệt đều đồng lòng trừ tham nhũng. Các phân tích mới này cứu Minh Mạng khỏi mang tiếng là vị vua bao che, thù vặt trong vụ án Hoàng Công Lý.

Có thể nói so với giai thoại thời đầu hay kiểu Lê công kỳ án thì các phân tích mới nhất có bước tiến hóa vượt bậc khi bám sát rất gần ghi chép trong chính sử nhưng vẫn còn sót "cái đuôi" chưa chịu rụng là chi tiết Hoàng Công Lý là cha vợ Minh Mạng. Khi đề cập chuyện Hoàng Công Lý là cha vợ vua Minh Mạng thì hầu như các nghiên cứu lại dựa vào chính giai thoại được chép bởi Trương Vĩnh Ký hay Vương Hồng Sển chứ không có bằng chứng lịch sử đáng tin cậy nào khác. Chính chi tiết này khiến các phân tích mới về vụ cha vợ Minh Mạng bị Tả quân chém trở nên mâu thuẫn.

Nếu vua Minh Mạng thực sự "quân pháp bất vị thân" khi chém cha vợ thì chắc chắn sử nhà Nguyễn phải ghi lại chi tiết này để thể hiện gương sáng của quân vương. Trong thực tế, Đại Nam thực lục hay Minh Mạng chính yếu đều không mô tả mối quan hệ này. Trong quá trình đăng các bài về chủ đề này, cũng có độc giả tin theo thuyết âm mưu rằng chính sử bị "đục" nên Huệ phi mất dấu tích. Tuy nhiên, suy luận thế không hợp logic vì hành động dám bỏ vợ yêu vì có người nhà tham nhũng được nhìn nhận như điểm son của một ông vua thì chẳng việc gì phải đục bỏ.

Như vậy, khi điểm qua tất cả các giai thoại từ khi được Trương Vĩnh Ký chép, được dựng thành kịch rồi các phân tích mổ xẻ gần đây thì cái sau đá cái trước.

Đặc biệt là trong bản thân mỗi giai thoại thì chi tiết Hoàng Công Lý là cha vợ Minh Mạng đều bộc lộ mâu thuẫn không thể lý giải nổi. Ngược lại, các chính sử từ Đại nam thực lục, Đại nam liệt truyện cho đến Thế phả nhà Nguyễn và cả Khâm định Đại nam hội sự điển lệ đều thống nhất trong việc không ghi nhận ai là vợ của Minh mạng mang họ Hoàng hay ai là Huệ phi cả. Từ việc dựa vào chính sử và cân nhắc tính hợp lý trong các giai thoại thì có căn cứ để khẳng định: Không có chuyện Lê Văn Duyệt chém cha vợ Minh Mạng mà chỉ có chuyện viên tham quan Hoàng Công Lý bị xử tử mà thôi.

Thực ra, người viết bài này không giáo điều đến mức tôn sùng chính sử, hạ thấp dã sử một cách mù quáng. Phương pháp phân tích vấn đề trong mục Bàn tròn lịch sử từ trước đến giờ vẫn là xem cả xét chính sử và dã sử để tiếp cận đến sự thật một cách hợp lý nhất. Các bài viết trước đây trên báo Một Thế Giới đã nhiều lần phân tích sự phi lý trong chính sử như các bài "Cha của Hưng Đạo vương với án oan hãm hiếp cung nữ do Trần Thủ Độ dựng? (xem tại đây)" hay "Cần minh oan cho con trai Hưng Đạo vương bị vu tội phản nghịch" (xem tại đây).

Thậm chí, bài "Trần Khánh Dư bị mang tiếng oan là tham quan? (xem tại đây)" cũng từng có đoạn khẳng định: "Trong nghiên cứu, chính sử thường được tin cậy hơn nhưng không phải lúc nào cũng đúng vì có thể trong bối cảnh nhất định và chịu sự thiên kiến nào đó mà sử gia có cách nhìn nhận hẹp hòi. Còn dã sử là do nhân dân viết, tuy không phải luôn chính xác hay toát lên vẻ hàn lâm nhưng thái độ của nhân dân thì luôn công bằng".

Với những chính sử được ghi chép từ thời Lý - Trần thì báo điện tử Một Thế Giới sẵn sàng phân tích những điểm bất hợp lý. Thời điểm đó, sử liệu còn giữ lại được khá ít ỏi do bị giặc Minh đốt phá và các sử gia thời Lê viết lại nhiều khi ghi cả giai thoại vào chính sử. Việc "sử hóa" các giai thoại rất nguy hiểm vì đó là cách đánh tráo sự việc giống như chuyện giai thoại Hoàng Công Lý là cha vợ Minh Mạng gần như đã biến thành "sử hiển nhiên".

Còn sử triều Nguyễn được chép chỉ trong vòng 2 thế kỷ gần đây với sự chi tiết cao, khối lượng sử liệu nhiều hơn hẳn các bộ sử chép thời kỳ trước và đáng tin cậy hơn rất nhiều. Và một lần nữa khẳng định các sử gia nhà Nguyễn không có động cơ gì mà phải gạt bỏ không chép sự tồn tại của Huệ Phi, chẳng qua là vì không có nên không được chép mà thôi.

Còn các giai thoại dân gian về vụ Lê Văn Duyệt chém Hoàng Công Lý là cha vợ của Minh Mạng cũng thể hiện thái độ rất công bằng của người dân. Giai thoại thời Trương Vĩnh Ký chép đã thể hiện thái độ bất mãn của người dân với sự ngang ngược của Hoàng Công Lý nên họ gán cho viên quan này cả cái tội trêu ghẹo đàn bà, đến vợ của Lê Văn Duyệt cũng không tha. Giai thoại kiểu Lê công kỳ án thì lại thể hiện thái độ tôn trọng của người dân đối với vị thanh quan Lê Văn Duyệt và phần nào muốn giải tiếng oan của ông trong vụ bị Minh Mạng cho san ủi cả mộ, truy vô số tội...

Ý nghĩa các giai thoại thể hiện thái độ của người dân nhưng đó không phải sử liệu để làm bằng chứng thể hiện sự tồn tại của nhân vật Huệ phi. Điều này cũng giống như khi đọc về truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh thì chúng ta thấy được ý nghĩa về cuộc chiến chống lũ lụt của ông cha ta chứ chúng ta không thể nào tin là có voi 9 ngà được. Chi tiết voi 9 ngà chỉ là tạo thêm cho hấp dẫn mà thôi.

Có độc giả cho rằng người viết chưa tìm hết đủ giai thoại dân gian thì không chứng minh được việc "Huệ phi không tồn tại". Chất vấn này không phù hợp logic lắm vì với một thứ tranh cãi về sự tồn tại hay không tồn tại thì người ta phải đi chứng minh nó tồn tại chứ không phải là bắt đi chứng minh nó không tồn tại.

Lấy ví dụ về chuyện Voi 9 ngà trong Sơn Tinh - Thủy Tinh thì chỉ có thể từ các bằng chứng khảo cổ và phân tích sinh học để khẳng định không tồn tại Voi 9 ngà trên đời. Còn với những ai tin rằng Voi 9 ngà trong truyền thuyết có tồn tại thì họ cần đi chứng minh.

Xét trong chừng mực nào đó, nhân vật Huệ Phi cũng giống như Voi 9 ngà mà thôi. Dựa trên chính sử và phân tích một cách khoa học của các giai thoại là đủ để chúng ta khẳng định không tồn tại nhân vật Huệ Phi. Còn các nhà nghiên cứu, các nhà phân tích hay bất kỳ ai tin rằng Huệ Phi có tồn tại như trong các giai thoại thì họ cần phải đi tìm bằng chứng đáng tin cậy để khẳng định sự tồn tại đó...

Việc phủ định sự tồn tại của nhân vật Huệ Phi sẽ giúp lịch sử được trả lại đúng sự thật. Minh Mạng chỉ hạ lệnh xử tử viên tham quan Hoàng Công Lý vốn là sủng thần thời Gia Long chứ đừng 'đóng mác' cho ông là xử tử cha vợ, hay để bụng với Lê Văn Duyệt trong vụ án Hoàng Công Lý.

Chủ đề phủ định Hoàng Công Lý là cha vợ Minh Mạng trên báo Một Thế Giới cũng xin khép lại tại đây. Xin cảm ơn quý độc giả đã quan tâm theo dõi từ trước đến giờ.

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Chuyện 'Tả quân chém cha vợ Minh Mạng': Khi lịch sử được chế biến trên sân khấu

Các đình thần thời Minh Mạng đã soi chân tơ kẽ tóc nhưng chẳng hề có cái chuyện nào là việc Lê Văn Duyệt tự tiện chém trọng thần Hoàng Công Lý mà không báo cho Minh Mạng biết. Như vậy là đủ biết giai thoại Lê công kỳ án mang sặc màu sắc hư cấu, xa rời lịch sử.

Xin hãy 'nhẹ tay' với di tích

Từ việc trùng tu tôn tạo lại di tích biến sự cổ kính, trang nghiêm, thành loè loẹt phô trương; hay việc bôi bẩn, khắc tên mình vào di tích đến việc lấn chiếm, bức hại di tích; trộm cắp bảo vật ở di tích… cho thấy hành xử kém văn hoá tại các di tích hiện là hồi chuông đáng báo động.

Sự phi lý trong giai thoại 'Lê Văn Duyệt chém đầu cha vợ Minh Mạng'

Để phủ định việc Hoàng (hay Huỳnh) Công Lý là cha vợ Minh Mạng là việc làm không dễ khi từ cả trăm năm nay, người ta thường nghĩ Hoàng Công Lý là cha vợ của vị vua thứ 2 triều Nguyễn.

Nguyễn Văn Phước: 'Chiến binh' sách

Người sáng lập và điều hành First News - Trí Việt, anh Nguyễn Văn Phước vừa cười vừa thở dài: “Là một trí thức trong lĩnh vực xuất bản mà tôi lại được tặng thưởng về thành tích chống tham nhũng!"

Không có chuyện vua Minh Mạng xử tử 'cha vợ' là Phó tổng trấn Gia Định

Chuyện Hoàng Công Lý (hay Huỳnh Công Lý) là cha vợ Minh Mạng chỉ tồn tại trên một vài giai thoại mà giai thoại đôi khi lại gây ra ngộ nhận về lịch sử. Trong những trường hợp giai thoại đánh tráo nhận định lịch sử thì chúng ta cần phải minh định rõ ràng để lịch sử được trả về đúng sự thật. Minh Mạng chỉ xử một viên tham quan chứ đừng 'đóng mác' cho ông là xử tử cha vợ, hay để bụng với Lê Văn Duyệt trong vụ án Hoàng Công Lý.

Phó tổng trấn Gia Định là sủng thần thời Gia Long bị Minh Mạng xử chết vì tham nhũng

Sự kiện Hoàng Công Lý làm Phó tổng trấn Gia Định được nêu trong Đệ nhất kỷ - Quyển LVIII - Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế tức Gia Long. Năm 1818, Lấy Đô thống chế Tả dinh quân Thần sách là Lê Văn Phong làm Phó tổng trấn Bắc Thành, Tả thống chế Thị trung là Hoàng Công Lý làm Phó tổng trấn Gia Định.

Truyền kỳ lãnh địa A Rem: Bài 1: Cách thức lưu giữ tình yêu

Đây là những câu chuyện độc đáo của tộc người A Rem giữa nền văn minh của thế kỷ 21. Khi mọi thứ đổi thay thì họ vẫn sống sót bằng phương cách cổ xưa về ngôn ngữ, tâm linh, hát hò riêng...

Chuyện giặc Minh nướng thịt người nhìn từ góc độ lịch sử

Trong Bình Ngô đại cáo, khi Nguyễn Trãi kể tội giặc Minh đã viết: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ". Đó không phải là những câu kể tội mang tính ước lệ mà là để nói về sự thật về tội ác của giặc Minh dưới thời Trương Phụ gieo rắc xuống dân nước Nam với sự toan tính đáng sợ.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024