Xin hãy 'nhẹ tay' với di tích

03/12/2018 11:56
Xin hãy 'nhẹ tay' với di tích

Từ việc trùng tu tôn tạo lại di tích biến sự cổ kính, trang nghiêm, thành loè loẹt phô trương; hay việc bôi bẩn, khắc tên mình vào di tích đến việc lấn chiếm, bức hại di tích; trộm cắp bảo vật ở di tích… cho thấy hành xử kém văn hoá tại các di tích hiện là hồi chuông đáng báo động.

Hiện trạng này xảy ra ở nhiều nơi từ những di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia hay di tích cấp tỉnh, cấp xã. Cần phải ứng xử ra sao với di tích là vấn đề nan giải và là bài toán khó đối với những nhà quản lí và nhà nghiên cứu di sản.

Vẽ bậy, bôi bẩn lên di tích

Đất nước ta trải dài theo hình chữ S từ Bắc vào Nam, từ địa đầu Tổ quốc ở Lũng Cú đến đất mũi Cà Mau qua nhiều vùng miền với hơn 40.000 di tích, thắng cảnh. Trong số đó nhiều di tích đã được xếp hạng và có giá trị không chỉ về tinh thần, giá trị tâm linh nơi đến để thắng cảnh, lễ bái mà còn là chứng tích lịch sử, là giá trị bất biến với thời gian.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều di tích đã bị xâm hại bởi sự thiếu ý thức của con người. Ngay tại mảnh đất thủ đô, nơi được gọi là thành phố xanh với những di tích nổi tiếng đã đi vào lịch sử như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Tháp Hoà Phong, Cột Cờ Hà Nội… đều bị vẽ bậy. Điều đáng nói ở đây là không chỉ có người Việt mà ngay cả các du khách nước ngoài cũng khắc tên hoặc vẽ nhằng nhịt lên đó.

                
Ngôi đình cổ 300 tuổi Lương Xá được thay thế bằng bê tông cốt thép khi tu bổ.

Tháp Hoà Phong nằm ở bờ đông nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm là một di tích cổ còn sót lại của chùa Bảo Ân, một ngôi chùa lớn được xây vào năm 1842 ở Hà Nội. Năm 1888, người Pháp đã thực hiện chế độ cai trị, phá huỷ chùa Bảo Ân, để lấy đất xây Bưu điện Hà Nội. Vị trí của ngôi chùa đã được người xưa xây dựng làm nơi thờ tự ở vị trí đắc địa, một trung tâm tâm linh của Phật giáo, ngôi chùa cửa trước nhìn ra bờ hồ, phía sau giáp sông Hồng, sau khi bị phá huỷ chỉ còn giữ lại tháp Hoà Phong.

Trải qua bao nắng gió thời gian, đến nay tháp Hoà Phong vẫn còn giữ được hiện trạng ban đầu với kiến trúc cao ba tầng, tầng một có bốn cửa gọi là tứ môn tháp, kiến trúc rất quen thuộc trong các công trình Phật giáo. Tầng hai có một chữ Phạn lớn, trên bốn vòm là từng cửa với những tên gọi Báo Ân Môn, Báo Nghĩa Môn, Báo Đức Môn, và Báo Phúc Môn. Tầng thứ ba trên mặt Đông - Tây có ghi là tháp “Hoà Phong”, còn hai mặt Bắc - Nam ghi “Báo Thiên Tháp”.

Những ngày qua dư luận ồn ã việc Hoà Phong tháp bị bức hại đến cùng cực vì sự thiếu ý thức của người dân, trên bốn phía của tháp từ trong ra ngoài đều nhằng nhịt dọc ngang những nét vẽ, khắc tên, khắc chữ của du khách thập phương.

Hiện tượng vẽ bậy lên di tích không chỉ ở tháp Hoà Phong mà còn xảy ra ở khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long, nơi đây đã được vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 đời vua Lý Thánh Tông, đến năm 1076 đời vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Trong quần thể của di tích, công trình chuông nhà Thái Học đã bị du khách thập phương dùng bút xoá vẽ lên với chi chít và nhằng nhịt chữ.

Trong khuôn viên của nhà Thái Học cũng bị khắc tên, vẽ bậy, bôi bẩn. Việc vẽ bậy, bôi bẩn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám theo các chuyên gia nghiên cứu về di sản có thể khắc phục nhưng với hiện trạng như ở Kỳ Đài Hà Nội, hay Cột Cờ Hà Nội rất khó để khắc phục hậu quả từ việc thiếu ý thức này của du khách. Không chỉ ở trung tâm văn hoá của cả nước - thủ đô Hà Nội mà hiện tượng vẽ, bôi lên di tích ở khắp nơi trên mọi miền của Tổ quốc, như ở chùa Cổ Lễ (Nam Định), chuông Đại Hồng Chung ở chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế), núi Bài thơ (Quảng Ninh)…

Báo động về sai phạm trong trùng tu, tôn tạo di tích

Câu chuyện ứng xử văn hoá với di tích trong nhiều năm gần đây gióng lên một hồi chuông đáng báo động khi tu bổ di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia đã làm mất đi những dấu tích cổ truyền, như việc tranh cãi lớn khi quét vôi mới trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám hay bài học từ việc trước đây quét vôi lại Tháp Rùa Hồ Gươm, và Ô Quan Chưởng,… những di tích nổi tiếng của đất thủ đô mảnh đất nghìn năm văn hiến.

                
Tháp cổ Hoà Phong bị vẽ bẩn.

Theo Giáo sư Trần Lâm Biền, Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa á- Thể thao & Du lịch: “Đối với di sản văn hóa, quét vôi hay những tôn tạo bình thường có tính chất thường niên hay định kì thì không cần bàn tới nhưng đối với những di tích lịch sử đã được xếp hạng thì nó vô cùng đẹp, khi làm buộc phải xin phép.

Chẳng hạn có những pho tượng vô cùng đẹp bởi sự loang lổ của màu thời gian, nay làm mới lại chỉ cần quét sơn lại thôi đã là một sự phá hoại và người ta tưởng như thế là đẹp nhưng thực chất đấy là hiện tượng làm cho pho tượng đó mất đi giá trị thẩm mỹ. Tất nhiên giá trị tự thân không mất, nhưng giá trị thẩm mỹ là mất. Mọi người hay nói mất đi giá trị, không phải, mà là mất giá trị thẩm mỹ. Và đồng thời pho tượng về mặt tâm linh thì mất thiêng”.

Câu chuyện về việc “hồn nhiên” ứng xử với di sản Tràng An ở Ninh Bình, hiện tượng tu bổ ngôi đình cổ Lương Xá, ở Ứng Hoà, Hà Nội có niên đại 300 năm tuổi được thay thế mới bằng bê tông, cốt thép khiến dư luận không khỏi băn khoăn.

Một ngôi chùa nổi tiếng khác như chùa Trăm Gian cũng ồn ào khi được tu bổ, hay Đình Đại ở phường Bạch Mai, (Hai Bà Trưng, Hà Nội) với mảng chạm khắc tinh xảo có từ thế kỉ thứ XVII được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao nhưng sau khi được tu bổ đã bị biến mất khỏi di tích. Hay chùa Mui (thôn An Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xây dựng vào thế kỉ XVII, với kiến trúc cổ kính, với những di vật đất nung độc đáo, giúp cho việc nghiên cứu tìm hiểu về các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, và nghệ thuật kiến trúc cổ, tiếc thay sau khi trùng tu tôn tạo đã không còn hình dạng ban đầu.

Đình Lương Xá, Liên Bạt, Ứng Hoà là một câu chuyện đau lòng đầy xót xa sau khi trùng tu tôn tạo. Ngôi đình được xây dựng từ thế kỉ thứ XVII, với những mảng điêu khắc tuyệt đẹp trên cột kèo được chạm trổ tinh vi trên gỗ, như một đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc thời bấy giờ và còn giá trị văn hoá cho hậu thế. Đình Lương Xá khi xưa với kiến trúc gỗ như bất kì một ngôi đình làng cổ Bắc bộ Việt Nam với mái ngồi hài mang màu rêu phong của dòng thời gian.

Với quần thể trong ngôi đình cổ có niên đại 300 năm tuổi như Nghi môn, Đại Bái, nhà Hậu cung, sau khi hạ dải người ta đã dẹp bỏ những giá trị của người xưa là những hoa văn trạm trổ tinh tế, những thân cột gỗ để thay thế bằng khối sắt thép bê tông. Những kết cấu gỗ, chi tiết mảng chạm khắc tinh xảo của những bàn tay nghệ nhân khi xưa đã thay thế bằng chất liệu gạch ngói vôi vữa...

Đình Lương Xá tuy chưa được xếp hạng di tích nhưng thuộc danh mục di tích do Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch Hà Nội kiểm kê, và được bảo hộ của Luật Di sản Văn hoá. Việc xoá bỏ không nhận ra một di tích sau khi trùng tu tôn tạo là hoàn toàn sai với luật di sản.

Ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hoá - Thể Thao Hà Nội cũng khẳng định việc hạ giải, làm mới di tích bằng cách thay tất cả cột kèo gỗ trong ngôi đình cổ bằng bê-tông cốt thép mới toanh là hoàn toàn sai quy định về Luật Di sản. Sau khi ồn ào việc trùng tu tôn tạo đình Lương Xá hồi cuối tháng 7 vừa qua, Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội đã xuống kiểm tra thực tế và lập biên bản.

Hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hoá - Nghệ thuật, Ban Tuyên giáo Trung Ương):

Tổ tiên mình đã có một ý niệm về kiến trúc rất hay như ngôi đền, ngôi chùa, cái đình nương nép và hoà vào thiên nhiên. Người xưa đã tạo ra được ngôn ngữ kiến trúc riêng biệt trong không gian văn hoá tâm linh, không gian hài hoà với thiên nhiên và ấm cúng khiến lòng người cũng trở nên thanh thản, thư thái….

                
Hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn.

Hiện nay qua những kiến trúc về di tích ta thấy rằng di tích không còn nương nép và hoà vào thiên nhiên nữa mà đang chế ngự thiên nhiên, vượt lên thiên nhiên. Quan niệm xây to như ở Bái Đính là một ví dụ. Đấy thực chất là một ngôi chùa Trung Quốc được xây ở Việt Nam. Cấu trúc đó hoàn toàn là một ngôi chùa Trung Hoa, chứ không phải là một ngôi chùa Việt.

Nếu quan niệm anh tạo ra những điểm về du lịch tâm linh thì ở đó có thể là một điểm du lịch thuần tuý, nhưng nếu như ấn định vào một Tôn giáo Việt Nam thì không ổn. Tâm lý xây to thực chất rất đáng ngại vì các cụ nhà mình hồi xưa rất hiểu một ngôi chùa, ngôi đền dù có to bao nhiêu thì vẫn cứ duyên dáng nằm trong khung cảnh thiên nhiên và có tỉ lệ kiến trúc vàng.

Di tích với diện tích vừa đủ, cùng với hình dáng cấu trúc với những đường nét sắc sảo, tinh tế phải như một điểm nhấn ở làng quê. Điểm nhấn đẹp về kiến trúc, như một cách ẩn mình vào thiên nhiên. Không gian tâm linh khi hài hoà với thiên nhiên thì mới có ý nghĩa, chứ nó đồ sộ, chế ngự toàn bộ thiên nhiên, chế ngự toàn bộ làng quê Việt bằng đền to, phủ lớn thì rất không ổn.

Bây giờ người ta quan niệm không to như cái đình mà xây cao như cái đình. Hiện nay các chùa miền Bắc trùng tu tôn tạo, có điều kiện kinh tế là xây cao lên vài tầng. Bản thân sự làm mới đó tạo ra sự diêm dúa, kì quặc. Thực ra, kiến trúc Việt đẹp ở sự dịu dàng, bình dị, thân gần với bất kì ai. Nếu như anh tạo ra kiến trúc quá xa lạ, nó như một sự trấn át, chế ngự lại tâm lý của người đến chùa, đền đình. Điều này cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải có trách nhiệm, kịp thời có những điều chỉnh trước khi xảy ra hàng loạt chùa đền mới được xây to, hay đóng mác trùng tu, tôn tạo mà xa lạ thẩm mỹ của người Việt Nam.

Giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu di sản (Cục Di sản) - Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch:

Anh có thể cúng đâu cũng được nhưng di sản văn hóa ấy mất đi là mất đi chứng tích về bước phát triển của dân tộc. Giá trị của di tích cực kì quan trọng. Phá hoại nó là bôi nhòe lịch sử. Muốn bước vào tương lai một cách vững chắc thì bắt buộc phải ngoái nhìn quá khứ.

                
Nhà nghiên cứu Di sản - giáo sư Trần Lâm Biền.

Trong quan niệm hiện nay về vấn đề di tích nhiều khi ý thức thực dụng và nhận thức về văn hóa có độ chênh. Ý thức thực dụng và nhận thức văn hóa không cùng một cung bậc thì đó là câu chuyện muôn thủa, sẽ dẫn đến những mâu thuẫn. Đây là điều mà tu bổ di tích đòi hỏi. Nghề nghiệp không phải là tu sửa mà là tu bổ di sản văn hóa. Và muốn tu bổ di sản văn hóa trước hết phải hiểu di sản văn hóa từ chân tơ kẽ tóc.

Nếu làm bừa làm ẩu để nhận về một số tiền nào đấy đó là hình thức của anh thầu khoán chứ không phải là anh đi làm tu bổ di tích. Như hiện tượng chùa Mui là hiện tượng của anh thầu khoán. Không phải là tu bổ di tích mà sự phá hoại. Bởi di tích văn hóa được tu bổ không thể áp dụng theo lối xây dựng nhà cửa được. Anh thợ cưa trát mạch một cách lấy nhanh, trát bừa dù chất liệu rất tốt bền vững thì đó cũng là hành động phá hoại.

Theo Trần Mỹ Hiền/ANTG


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Sự phi lý trong giai thoại 'Lê Văn Duyệt chém đầu cha vợ Minh Mạng'

Để phủ định việc Hoàng (hay Huỳnh) Công Lý là cha vợ Minh Mạng là việc làm không dễ khi từ cả trăm năm nay, người ta thường nghĩ Hoàng Công Lý là cha vợ của vị vua thứ 2 triều Nguyễn.

Nguyễn Văn Phước: 'Chiến binh' sách

Người sáng lập và điều hành First News - Trí Việt, anh Nguyễn Văn Phước vừa cười vừa thở dài: “Là một trí thức trong lĩnh vực xuất bản mà tôi lại được tặng thưởng về thành tích chống tham nhũng!"

Không có chuyện vua Minh Mạng xử tử 'cha vợ' là Phó tổng trấn Gia Định

Chuyện Hoàng Công Lý (hay Huỳnh Công Lý) là cha vợ Minh Mạng chỉ tồn tại trên một vài giai thoại mà giai thoại đôi khi lại gây ra ngộ nhận về lịch sử. Trong những trường hợp giai thoại đánh tráo nhận định lịch sử thì chúng ta cần phải minh định rõ ràng để lịch sử được trả về đúng sự thật. Minh Mạng chỉ xử một viên tham quan chứ đừng 'đóng mác' cho ông là xử tử cha vợ, hay để bụng với Lê Văn Duyệt trong vụ án Hoàng Công Lý.

Phó tổng trấn Gia Định là sủng thần thời Gia Long bị Minh Mạng xử chết vì tham nhũng

Sự kiện Hoàng Công Lý làm Phó tổng trấn Gia Định được nêu trong Đệ nhất kỷ - Quyển LVIII - Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế tức Gia Long. Năm 1818, Lấy Đô thống chế Tả dinh quân Thần sách là Lê Văn Phong làm Phó tổng trấn Bắc Thành, Tả thống chế Thị trung là Hoàng Công Lý làm Phó tổng trấn Gia Định.

Truyền kỳ lãnh địa A Rem: Bài 1: Cách thức lưu giữ tình yêu

Đây là những câu chuyện độc đáo của tộc người A Rem giữa nền văn minh của thế kỷ 21. Khi mọi thứ đổi thay thì họ vẫn sống sót bằng phương cách cổ xưa về ngôn ngữ, tâm linh, hát hò riêng...

Chuyện giặc Minh nướng thịt người nhìn từ góc độ lịch sử

Trong Bình Ngô đại cáo, khi Nguyễn Trãi kể tội giặc Minh đã viết: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ". Đó không phải là những câu kể tội mang tính ước lệ mà là để nói về sự thật về tội ác của giặc Minh dưới thời Trương Phụ gieo rắc xuống dân nước Nam với sự toan tính đáng sợ.

Á hậu Hoàng My giới thiệu sách Đắc nhân tâm đến sinh viên

Ngày 16-17.11, Hành trình Từ trái tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt đã đến với hàng ngàn sinh viên của Trường ĐH Kiến Trúc TP.HCM và ĐH Y Dược TP.HCM.

Đám cưới truyền thống của người Vân Kiều ở Quảng Bình

Chúng tôi được chứng kiến một đám cưới truyền thống của người Vân Kiều ở Đá Còi, xã Ngân Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình tại đất cổ Trường Sơn. Ông Hồ Văn Ba đón rể về nhà để cưới chồng cho con gái. Ông tự hào và vui mừng vì lễ cưới còn giữ được nếp xưa và có nét hiện đại do con trai, con dâu đưa về. Theo tiếng Vân Kiều, đám cưới là rưh penl.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 23/02/2025