Sự phi lý trong giai thoại 'Lê Văn Duyệt chém đầu cha vợ Minh Mạng'

01/12/2018 14:08
Sự phi lý trong giai thoại 'Lê Văn Duyệt chém đầu cha vợ Minh Mạng'

Để phủ định việc Hoàng (hay Huỳnh) Công Lý là cha vợ Minh Mạng là việc làm không dễ khi từ cả trăm năm nay, người ta thường nghĩ Hoàng Công Lý là cha vợ của vị vua thứ 2 triều Nguyễn.

Phó tổng trấn Gia Định là sủng thần thời Gia Long bị Minh Mạng xử chết vì tham nhũng

Không có chuyện vua Minh Mạng xử tử 'cha vợ' là Phó tổng trấn Gia Định

Tại sao người ta tin Hoàng Công Lý là cha vợ của Minh Mạng là một điều hiển nhiên, không cần bàn cãi? Đa phần đều tin theo quán tính từ ghi chép của Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa và cả từ cuốn Ký ức lịch sử về Gia Định và các vùng phụ cận của Trương Vĩnh Ký.

Ghi chép của Vương Hồng Sển như sau: "Gần Tam Tông Miếu, mấy năm về trước còn thấy một ngôi mộ xây ô dước to lớn, vì chồm ra lộ cái quá nhiều nên bị cải táng. Hỏi ra đó là mả Huỳnh Công Lý. Công Lý là quan to có con gái hầu đức Minh Mạng, được vua sủng ái nên hay cậy thế ỷ thần. Theo cụ Trương Vĩnh Ký chép lại, Lê Tả quân mắc ra chầu vua ngoài Huế, Công Lý ở lại Sài Gòn, có làm nhiều điều ngang dọc và dường như có xúc phạm đến một cô hầu của Tả quân. Khi về Quan Lớn Thượng hay được cả giận bèn tâu tự sự lên Minh Mạng. Ông vua này có ý binh vực cha vợ nên hạ chỉ giải Công Lý ra Kinh đặng dễ bề tha tội. Tả quân biết trước, sẵn có trong tay Thượng phương Kiếm được quyền “tiền trảm hậu tấu” bèn chém đầu Huỳnh Công Lý, sai quân đóng thùng ướp muối, gởi thủ cấp về Kinh, trên nắp thùng viết mấy chữ: "Phụng Thừa Thánh Chỉ, xử trảm tội nhân". Minh Mạng thấy sự đã rồi, trong lòng căm giận nhưng không làm gì được Lê Công. Sau Bố chánh Bạch Xuân Nguyên đem chuyện này ra kết tội khi quân cho Lê Công và vu thêm nhiều tội lớn nữa".

Chi tiết phi lý thứ nhất trong giai thoại kể trên là "Công Lý là quan to có con gái hầu đức Minh Mạng". Nếu được Minh Mạng sủng ái thì con gái của Hoàng Công Lý đã được phong tước phi hay tần và được ghi chép. Trong khi thế phả của hoàng tộc nhà Nguyễn không hề ghi tên bà phi hay người vợ nào của Minh Mạng mang họ Hoàng hay Huỳnh.

Cuốn Nguyễn Phước tộc (nxb Thuận Hóa 1995) có ghi vua Minh Mạng có tổng cộng là 43 bà vợ. Ngoài ra, còn một số bà khác không rõ tên và lai lịch. Con gái của Hoàng Công Lý (nếu có) thì sẽ thuộc thành phần có tên, có lai lịch và tất nhiên sẽ được ghi vào. Ngay cả con gái của một tội thần là Lê Thị Tường (con gái của Lê Chất) còn có tên trong danh sách 43 bà vợ thì không lẽ gì con gái của Hoàng Công Lý bị bỏ rơi cả. Nhưng đáng tiếc là trong 43 người được nêu gồm cả các cung nhân không được phong tước đều không có ai mang họ Hoàng hay Huỳnh. Hơn nữa, Minh Mạng lên ngôi chưa được 1 năm thì Hoàng Công Lý đã bị tố cáo thì e rằng ông chưa đủ thời gian để cậy thế ỷ thần.

Chi tiết phi lý thứ hai trong giai thoại kể trên là "Lê Tả quân mắc ra chầu vua ngoài Huế, Công Lý ở lại Sài Gòn, có làm nhiều điều ngang dọc". Cần nhớ 19 tháng 12 năm Kỷ Mão (tức ngày 3.2.1820 Tây lịch), Gia Long băng hà thì Minh Mạng lên ngôi. Sau đó khoảng 2 tháng tức tháng 2 âm lịch 1820, Tổng trấn Gia Định khi ấy là Nguyễn Văn Nhân dâng biểu thành khẩn xin vào viếng tang. Vua y cho, sai Hiệp tổng trấn Trịnh Hoài Đức quyền lĩnh ấn vụ Tổng trấn.

Tháng 5 năm Minh Mạng 1 (1820), lấy Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định. Một tháng sau, Trịnh Hoài Đức được triệu về Kinh. Tháng 7, Duyệt sai Hoàng Công Lý đi đánh giặc Kế cướp phá trên các đạo Quang Hóa, Quang Phong và Thuận Thành (vùng biên giới Tây Ninh). Hoàng Công Lý thắng trận. Tháng 9 cùng năm, Phó tổng trấn Gia Định là Hoàng Công Lý tham lam trái phép bị quân nhân tố cáo hơn 10 việc. Lê Văn Duyệt đem việc tâu lên.

Những mốc sự kiện được ghi chép trong Đại Nam thực lục cho thấy chức vụ Tổng trấn Gia Định luôn có người tại chỗ nắm giữ. Văn Nhân sau khi dâng biểu và được phép cho ra Huế thì Hoài Đức lĩnh ấn, Lê Văn Duyệt đến thì Trịnh Hoài Đức mới có thể về kinh. Vậy lấy đâu ra khoảng thời gian cho Lê Văn Duyệt ra chầu còn Hoàng Công Lý ở nhà trêu ghẹo người hầu của Tả Quân? Đại Nam thực lục năm đó cũng chép Lê Văn Duyệt có biểu tấu xin về Kinh nhưng bị Minh Mạng bác nên quả thật khó có chuyện như giai thoại chép.

Chi tiết phi lý thứ ba là "Vua có ý binh vực cha vợ nên hạ chỉ giải Công Lý ra Kinh đặng dễ bề tha tội". Trên thực tế, Đại Nam thực lục chép: "Vua sai đình thần hội bàn. Đều nói: “Công Lý bị người kiện, nếu triệu về Kinh để xét, tất phải đòi nhân chứng đến, không bằng để ở thành mà tra xét là tiện hơn”. Vua cho là phải, bèn hạ Công Lý xuống ngục, sai Thiêm sự Hình bộ Nguyễn Đình Thịnh đến hội với tào thần ở thành mà xét hỏi". Rõ ràng Minh Mạng đồng ý giam Công Lý ở Gia Định và cử quan thuộc bộ hình từ kinh đô vào Gia Định xét xử chứ đâu có hạ chỉ giải Công Lý ra Kinh.

Vương Hồng Sển là nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ mà tôi luôn kính trọng, nhưng cuốn Sài Gòn năm xưa không phải là một cuốn sử mà mang tính chất ghi chép từ dân gian nhiều hơn. Bản thân giai thoại trên của Vương Hồng Sển cũng chép theo quán tính từ cuốn Ký ức lịch sử về Gia định và các vùng phụ cận của Trương Vĩnh Ký. Trong cuốn đó, Trương Vĩnh Ký có có đề cập đến một trong những ngôi mộ nổi tiếng nơi nghĩa trang mà ông biết là mộ Hoàng Công Lý như sau:

“Ai cũng biết ngôi mộ nằm cạnh đường sắt tàu hơi (tramway, khi ấy chưa chạy bằng điện) gần nhà ông Vandelet, Minh Mạng đã chu đáo cho xây ngôi mộ này để tôn vinh bố vợ là Huỳnh Công Lý; ông này bị chặt đầu theo lệnh của Lê Văn Duyệt.

Trước đây Huỳnh Công Lý làm quan trấn tỉnh Gia Định (tức Sài Gòn). Trong một lần Tổng trấn du hành ra Huế, Lý đã giao du với các bà vợ của Duyệt. Khi từ kinh về và được thông báo về tính nham nhở của quan phụ tá, Tổng trấn liền cho xử trảm mà không đủ lý do chính đáng, cũng không kiêng nể gì Minh Mạng".

Như vậy, Trương Vĩnh Ký cũng không dựa vào tài liệu lịch sử nào khác để ghi chép về câu chuyện của Hoàng Công Lý mà dựa vào điều mà ông nói là "ai cũng biết" nên có thể tin ghi chép của ông dựa theo giai thoại phổ biến thời đó mà thôi. Bằng tất cả lòng kính trọng, tôi luôn coi Trương Vĩnh Ký là một học giả uyên bác nhưng tôi cho rằng ông không phải là người nghiên cứu sâu về lịch sử hoàng tộc nhà Nguyễn.

Bằng chứng là trong ghi chép về các địa danh ở Gia Định năm 1885, Trương Vĩnh Ký có lý giải việc cầu Hoa bị gọi thành cầu Bông như sau: “Chữ Hoa bị cấm kỵ để kính tên riêng một ông hoàng”. Nhưng trên thực tế Hoa không phải tên một ông hoàng mà là tên mẹ vua Thiệu Trị, bà Hồ Thị Hoa, quê ở Thủ Đức. Nếu Trương Vĩnh Ký thực sự nghiên cứu kỹ sử nhà Nguyễn thì ông sẽ phải nhớ không ông hoàng nhà Nguyễn nào có tên là Hoa. Và nếu Trương Vĩnh Ký nhớ kỹ tên các bà vợ Minh Mạng thì ông phải nhớ bà Hồ Thị Hoa chính là người vợ số 1 của Minh Mạng, là mẹ vua Thiệu Trị và không vội vã ghi chép Hoàng Công Lý là cha vợ của Minh Mạng một cách thiếu kiểm chứng.

Lật lại cả cuốn Sài Gòn năm xưa và cuốn Ký ức lịch sử về Gia Định và các vùng phụ cận thì chúng ta đều thấy cái Phi Lý lớn nhất là ghi việc Lê Văn Duyệt chém Hoàng Công Lý vì chuyện Công Lý làm Lê Văn Duyệt nổi máu ghen (Sài Gòn năm xưa nói Hoàng Công Lý dường như có xúc phạm đến một cô hầu của Tả quân còn Ký ức lịch sử về Gia Định và các vùng phụ cận nói Hoàng Công Lý đã giao du với các bà vợ của Duyệt). Cả hai không hề nhấn việc Lê Văn Duyệt kết tội Hoàng Công Lý tham nhũng nên bị chém đầu.

Như vậy, câu chuyện được Vương Hồng Sển và Trương Vĩnh Ký ghi chép đã biến Hoàng Công Lý như kẻ đam mê nữ sắc, Lê Văn Duyệt là người hay ghen tuông, nhỏ nhen còn Minh Mạng là ông vua thù vặt. Có lẽ nhiều người không thỏa mãn với kiểu giai thoại hài hước này nên xuất hiện biến thể giai thoại theo cách bênh vực Lê Văn Duyệt hay bênh vực Minh Mạng. Điều đáng buồn là các biến thể vẫn coi chi tiết "Hoàng Công Lý là cha vợ của Minh Mạng" là điểm mấu chốt để đẩy cao giá trị câu chuyện bất chấp thực tế Đại Nam thực lục, thế phá nhà Nguyễn không ghi nhận điều này. Chúng ta sẽ bàn tiếp các biến thể của giai thoại "Lê Văn Duyệt chém đầu cha vợ Minh Mạng" với đầy các mâu thuẫn ở kỳ sau.

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"

Sáng ngày 08/4 tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca".
2

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
3

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Nguyễn Văn Phước: 'Chiến binh' sách

Người sáng lập và điều hành First News - Trí Việt, anh Nguyễn Văn Phước vừa cười vừa thở dài: “Là một trí thức trong lĩnh vực xuất bản mà tôi lại được tặng thưởng về thành tích chống tham nhũng!"

Không có chuyện vua Minh Mạng xử tử 'cha vợ' là Phó tổng trấn Gia Định

Chuyện Hoàng Công Lý (hay Huỳnh Công Lý) là cha vợ Minh Mạng chỉ tồn tại trên một vài giai thoại mà giai thoại đôi khi lại gây ra ngộ nhận về lịch sử. Trong những trường hợp giai thoại đánh tráo nhận định lịch sử thì chúng ta cần phải minh định rõ ràng để lịch sử được trả về đúng sự thật. Minh Mạng chỉ xử một viên tham quan chứ đừng 'đóng mác' cho ông là xử tử cha vợ, hay để bụng với Lê Văn Duyệt trong vụ án Hoàng Công Lý.

Phó tổng trấn Gia Định là sủng thần thời Gia Long bị Minh Mạng xử chết vì tham nhũng

Sự kiện Hoàng Công Lý làm Phó tổng trấn Gia Định được nêu trong Đệ nhất kỷ - Quyển LVIII - Thực lục về Thế tổ cao hoàng đế tức Gia Long. Năm 1818, Lấy Đô thống chế Tả dinh quân Thần sách là Lê Văn Phong làm Phó tổng trấn Bắc Thành, Tả thống chế Thị trung là Hoàng Công Lý làm Phó tổng trấn Gia Định.

Truyền kỳ lãnh địa A Rem: Bài 1: Cách thức lưu giữ tình yêu

Đây là những câu chuyện độc đáo của tộc người A Rem giữa nền văn minh của thế kỷ 21. Khi mọi thứ đổi thay thì họ vẫn sống sót bằng phương cách cổ xưa về ngôn ngữ, tâm linh, hát hò riêng...

Chuyện giặc Minh nướng thịt người nhìn từ góc độ lịch sử

Trong Bình Ngô đại cáo, khi Nguyễn Trãi kể tội giặc Minh đã viết: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ". Đó không phải là những câu kể tội mang tính ước lệ mà là để nói về sự thật về tội ác của giặc Minh dưới thời Trương Phụ gieo rắc xuống dân nước Nam với sự toan tính đáng sợ.

Á hậu Hoàng My giới thiệu sách Đắc nhân tâm đến sinh viên

Ngày 16-17.11, Hành trình Từ trái tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt đã đến với hàng ngàn sinh viên của Trường ĐH Kiến Trúc TP.HCM và ĐH Y Dược TP.HCM.

Đám cưới truyền thống của người Vân Kiều ở Quảng Bình

Chúng tôi được chứng kiến một đám cưới truyền thống của người Vân Kiều ở Đá Còi, xã Ngân Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình tại đất cổ Trường Sơn. Ông Hồ Văn Ba đón rể về nhà để cưới chồng cho con gái. Ông tự hào và vui mừng vì lễ cưới còn giữ được nếp xưa và có nét hiện đại do con trai, con dâu đưa về. Theo tiếng Vân Kiều, đám cưới là rưh penl.

Chuyện giặc Minh nướng thịt người nhìn từ góc độ lịch sử

Trong Bình Ngô đại cáo, khi Nguyễn Trãi kể tội giặc Minh đã viết: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ". Đó không phải là những câu kể tội mang tính ước lệ mà là để nói về sự thật về tội ác của giặc Minh dưới thời Trương Phụ gieo rắc xuống dân nước Nam với sự toan tính đáng sợ.

Con đường chuyển hoá - Tâm càng rộng, thế giới càng mở

Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống riêng. Có người nhìn bằng lòng bao dung, có người lại nhìn bằng sự khó chịu, phán xét. Một câu chuyện, người thấy thương có kẻ lại thấy ghét. Nhưng khác biệt không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cái tâm.

Infographic hoạt động văn hóa nghệ thuật du lịch kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

Giải trí - TTXVN - 21/04/2025 13:00
TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Facebook cập nhật tính năng mới, nhiều người Việt "bị ảnh hưởng": từ nay thôi khỏi xem lén, hết thời stalk!

Kỹ năng - Huỳnh Duy - 21/04/2025 12:00
Giờ đây, ngoài bạn bè, bạn có thể thấy cả những người theo dõi và không theo dõi trong danh sách người xem", thông báo của Facebook cho biết.

Rùng mình với robot cơ bắp sinh học co giật như người thật

Thư giãn - Hoàng Vũ - 21/04/2025 11:00
Một video mới vừa được Clone Robotics công bố đã khiến cộng đồng mạng và giới công nghệ rúng động: robot hình người “Protoclone” uốn cong cơ bắp, co giật tay chân và nhún vai như một sinh vật sống thật sự.

Sức mạnh của đói nghèo: Mẹ mù chữ, bại liệt nhưng nuôi dạy con trai trở thành sinh viên giỏi nhất

Truyền cảm hứng - Trang Đào - 21/04/2025 10:00
Không quan trọng bạn có xuất thân từ gia đình nghèo khó hay không, những điều kì diệu luôn xảy ra.

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi nhận ra mình toàn tặng con "quả quýt" có vị chua chát và đắng ngắt

Điện ảnh - Đông - 21/04/2025 09:00
Hóa ra tôi chỉ đưa cho con những "quả quýt chua", đầy thử thách và nỗi niềm mà có lẽ tôi đã không nhận ra.

Con đường chuyển hoá - Tâm càng rộng, thế giới càng mở

Từ sách - Phim - Quìn - 21/04/2025 08:00
Mỗi người có một cách nhìn cuộc sống riêng. Có người nhìn bằng lòng bao dung, có người lại nhìn bằng sự khó chịu, phán xét. Một câu chuyện, người thấy thương có kẻ lại thấy ghét. Nhưng khác biệt không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cái tâm.

Đạo diễn Lý Hải - người dẫn dắt 'hiện tượng mạng xã hội' lên màn ảnh

Điện ảnh - Tiểu Vũ - 20/04/2025 13:00
Lý Hải là một trong số ít đạo diễn của Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh qua việc dẫn dắt các nhân vật "hiện tượng mạng xã hội" (MXH) thành diễn viên chuyên nghiệp.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 2: Chính quyền Sài Gòn thay người vác cờ trắng đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 20/04/2025 12:00
Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.

Quách Tĩnh không làm phò mã mà nhất mực lấy Hoàng Dung: Câu trả lời chỉ Dương Quá biết

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/04/2025 11:00
Quách Tĩnh và Hoa Tranh vốn là thanh mai trúc mã, vậy tại sao chàng lại quyết định kết duyên cùng Hoàng Dung?

Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng

Phong cách sống - Cam Ly - 20/04/2025 10:00
Giữa vô vàn những nghề thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, nghề làm tiêu bản xương động vật là công việc đầy bí ẩn, có phần rùng rợn.

Xem "Sex Education", người đàn ông cứng rắn như tôi đỏ hoe mắt: Thương con nhưng khiến con xa lánh bố

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 20/04/2025 09:00
Tôi thương con trai hết lòng, nhưng con cứ thấy tôi là lủi đi chỗ khác.

Bước về phía an vui cùng bộ sách 'Sống an vui' và 'Làm chủ cuộc đời' của thiền sư Khangser Rinpoche

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 20/04/2025 08:00
Hai cuốn sách nhỏ của Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche – “Sống an vui” và “Làm chủ cuộc đời” – xuất hiện như một nốt trầm tĩnh tại giữa ồn ào thường nhật, nơi người đọc có thể từng bước tiến gần hơn về phía bình an và hạnh phúc.

TP.HCM tổ chức trình diễn nghệ thuật 3D mapping dịp lễ 30.4

Giải trí - Thuỷ Long - 19/04/2025 13:00
Chiều 17.4, ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng phòng Nghệ thuật, Sở VH-TT TP.HCM đã thông tin về chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

3 kiểu nói chuyện độc hại, âm thầm phá nát mối quan hệ gia đình, kìm hãm sự phát triển của con cái

Kỹ năng - Như Nguyễn - 19/04/2025 12:00
Thay vì giải quyết vấn đề, 3 cách nói chuyện, giao tiếp dưới đây vô hình chung khiến mối quan hệ gia đình của bạn ngày càng tồi tệ, xuống dốc.

Học hỏi 14 thói quen của những người sáng tạo để trở nên sáng tạo hơn

Suy ngẫm - TĐ - 19/04/2025 11:00
Nếu bạn đang mắc kẹt trong bài tập hoặc dường như không thể hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật, hãy tập trung xây dựng những thói quen sau đây của những người sáng tạo. Theo thời gian, bạn sẽ học được cách sáng tạo nhanh hơn, dễ dàng hơn và lâu dài hơn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 21/04/2025