Giá đắt phải trả khi loài người thuần hóa động vật hoang dã thành gia súc

Anh Tú17/11/2023 11:00
Giá đắt phải trả khi loài người thuần hóa động vật hoang dã thành gia súc

Nền văn minh nhân loại như ta biết sẽ không tồn tại nếu không có các loại gia súc được thuần hóa để cung cấp thực phẩm, sức kéo... Nhưng có vẻ như nhiều căn bệnh hiểm nghèo trong lịch sử loài người cũng từ đó mà ra.

bo.jpg
Thuần hóa bò ở Ấn Độ

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng trực tiếp cho thấy việc thuần hóa và chăn nuôi gia súc trùng hợp với sự gia tăng các bệnh do động vật gây ra, như bệnh dịch hạch (yersinia pestis) và bệnh sốt tái phát do chấy rận (LBRF)...

Các nhà khảo cổ từ lâu đã hoài nghi rằng khi những người săn bắn hái lượm du mục ở lục địa Âu - Á bắt đầu định cư và trồng trọt, chăn nuôi vào khoảng 12.000 năm trước, nguy cơ mầm bệnh truyền từ động vật sang người cũng tăng lên.

Những tiến bộ gần đây trong phân tích DNA cổ đại cuối cùng đã cho phép các chuyên gia đưa giả thuyết đó vào thử nghiệm. Sàng lọc 405 tỉ chuỗi DNA được thu thập từ 1.313 hài cốt người cổ đại từ khắp Âu - Á, nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà địa chất học Martin Sikora tại Đại học Copenhagen lãnh đạo, đã xác định được nhiều gien thuộc về vi khuẩn.

Cuộc tìm kiếm quy mô của nhóm về DNA mầm bệnh đã cung thông tin cấp đủ và chi tiết suốt dòng thời gian kéo dài 12.500 năm về sự xuất hiện và lây lan của các căn bệnh chính ở loài người.

Trong khi nhiều vi khuẩn lây nhiễm cho con người vẫn ổn định trong suốt thời kỳ lấy mẫu, thì các bệnh lây truyền từ động vật sang người chỉ được phát hiện từ khoảng 6.500 năm trước.

Trên thực tế, vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, cũng có ở bọ chét nhỏ trên các loài gặm nhấm và mầm bệnh gây ra LBRF ở chấy rận, đều không thể phát hiện được trong hài cốt của con người cho đến khoảng 6.000 năm trước - thời điểm gần như trùng khớp với thời kỳ quá trình chuyển đổi từ xã hội săn bắt hái lượm sang xã hội nông nghiệp chăn nuôi.

Kể từ thời điểm đó, DNA của vi sinh vật lây từ động vật sang người đã được phát hiện một cách nhất quán trong bộ gien của hài cốt người cổ đại được nghiên cứu.

Sự gia tăng bệnh lây truyền từ động vật sang người không chỉ là kết quả của sự tương tác trực tiếp giữa người và động vật. Nó cũng có thể xuất phát từ thực tế là khi cộng đồng con người ngày càng đông hơn, điều kiện vệ sinh giảm xuống và mật độ các loài gây hại như loài gặm nhấm, bọ chét, chấy rận và ve tăng lên. Ví dụ, sự bùng phát của LBRF thường gắn liền với điều kiện sống và vệ sinh kém.

Sikora và các đồng nghiệp kết luận: “Do đó, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng trực tiếp đầu tiên về sự chuyển đổi dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người gia tăng sau khi bắt đầu nền văn minh nông nghiệp, rồi trải qua các thời kỳ lịch sử”.

Ngày nay, bệnh lây truyền từ động vật sang người chiếm hơn 60% các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Tuy nhiên cách đây hàng thiên niên kỷ, những vi khuẩn như vậy vẫn là thứ mới lạ đối với cơ thể con người.

Những xã hội sơ khai ở thảo nguyên Á - Âu tiếp xúc với mầm bệnh lây truyền từ động vật trước những xã hội khác có thể cũng là một… lợi thế cho chính họ. Những cộng đồng này không chỉ được tiếp cận với nguồn thịt và sữa thường xuyên mà cơ thể của họ còn có thời gian sớm để thích nghi với các mầm bệnh mới từ động vật.

Sikora và các đồng nghiệp đã tìm thấy sự gia tăng đột biến về tỷ lệ phát hiện DNA của vi khuẩn lây truyền từ động vật sang người trong hài cốt người trên khắp lục địa Á - Âu, có niên đại khoảng 5.000 năm trước.

Điều này cho thấy rằng khi những người chăn nuôi thảo nguyên di cư đến các vùng mới vào khoảng thời gian này, họ không chỉ mang theo kiến thức về nông nghiệp, mà cũng mang theo bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Nhóm tác giả phỏng đoán: “Những người chăn nuôi du mục, thông qua việc tiếp xúc liên tục trong thời gian dài với động vật, có thể đã phát triển khả năng miễn dịch đối với một số bệnh lây truyền từ động vật sang người và sự di cư của họ đã mang những căn bệnh này về phía tây và phía đông”.

Nếu điều này là đúng, nhiều người ở châu Âu bản địa thời đó có thể đã chết do sự di cư của người từ nơi khác đến, điều này khá giống với những gì xảy ra sau này với người bản địa ở những nơi khác trên thế giới trong thời kỳ người châu Âu đi khai phá thuộc địa. Theo thời gian, khi cộng đồng người ở Á - Âu ngày càng dày đặc hơn, mầm bệnh lây truyền từ động vật sang người càng phát triển, biến các đợt bùng phát đặc hữu thành dịch bệnh.

Vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, có thể sống ở ngựa, bò và cừu, đã gây ra dịch bệnh đầu tiên ở đế chế La Mã vào khoảng năm 540. Phân tích bộ gien gần đây cũng cho thấy Y. pestis tồn tại ở mức độ thấp hơn, tương đối liên tục từ 5.700 năm trước đến khoảng 2.700 năm trước.

Vào thời trung cổ, bệnh dịch hạch là kẻ giết người hàng loạt. Chỉ trong 3 nghĩa trang thời trung cổ ở Đan Mạch, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 11 trong số 39 cá nhân mắc bệnh này vào thời điểm họ qua đời.

Để so sánh, LBRF đạt đỉnh điểm vào khoảng 2.000 năm trước, khi hầu như không có bất kỳ dấu hiệu dịch hạch nào được phát hiện. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ dịch hạch lây lan do tình trạng đông đúc và vệ sinh kém, chiến tranh, cưỡng bách di cư, nghèo đói hoặc nạn đói.

Vẫn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để hiểu lý do tại sao những đợt bùng phát dịch lại xảy ra. Dù vậy, nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện của họ cung cấp “bằng chứng chắc chắn” rằng một sự thay đổi lớn trong cách sống của con người hàng nghìn năm trước cuối cùng đã dẫn đến sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm từ động vật, đồng thời “điều này đã tác động sâu sắc đến lịch sử và sức khỏe con người toàn cầu trong suốt nhiều thiên niên kỷ và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay".


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Vì sao Kim Dung để cao thủ top 2 giới võ lâm bị Tạ Tốn dễ dàng hạ gục?

Cái chết của cao thủ này còn ẩn chứa nhiều bí mật.
2

Ảnh địa phận 29 tỉnh thành chỉ còn trong kỷ niệm, chạm cảm xúc nhiều người

Từ năm 2020 tới nay, anh Duy An rong ruổi tới khắp các vùng miền trên Tổ quốc, ghi lại bức ảnh về địa phận từng tỉnh thành. Không ngờ bộ ảnh nhận sự quan tâm đặc biệt do chạm tới cảm xúc nhiều người.
4

Cô nàng siêu robot Sophia từng tuyên bố “sẽ hủy diệt loài người” bây giờ ra sao?

Trong thời điểm AI bùng nổ, lời nói năm xưa của Sophia có đáng lo sợ?
5

Quán chè 16 món tồn tại hơn nửa thế kỷ ở TPHCM, mỗi ngày bán gần 1.000 chén

Khoảng 15h, quán "chè mâm 16 chén" tọa lạc ở chung cư Ngô Gia Tự (quận 10, TPHCM) lại tấp nập khách đến ăn. Những nồi chè to trong quán bốc khói nghi ngút, tỏa ra hương thơm hấp dẫn thực khách.

Quách Tĩnh và Kiều Phong ai mạnh nhất: Hành động của Hoàng Dung tiết lộ đáp án bất ngờ

Quách Tĩnh và Kiều Phong đều những cao thủ có võ công cao nhất nhì võ lâm. Nếu cùng tỉ thí thì ai sẽ là người mạnh nhất?

Tôn Ngộ Không tôn người này làm thầy thì thực lực có thể mạnh hơn Như Lai Phật tổ

Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu Tôn Ngộ Không tôn người này làm sư phụ thì thực lực đã mạnh hơn nhiều.

AI "hồi sinh" chân dung các Hoàng đế nhà Thanh

Bằng những bức tranh cổ, AI đã vẽ lại chân dung của các vị Hoàng đế thời nhà Thanh ở Trung Quốc.

Vì sao Quách Tĩnh, Hoàng Dung không kể cho Dương Quá nghe sự thật về Dương Khang?

Hóa ra Quách Tĩnh và Hoàng Dung nhất quyết không kể hết cho Dương Quá nghe sự thật về Dương Khang vì có 3 lý do.

Đội quân đất nung mộ Tần Thủy Hoàng được tạo ra thế nào? Sau khi một bức tượng nứt vỡ, đáp án mới hé mở

Từng có nghi vấn cho rằng các chiến binh được nặn từ người sống hiến tế nên mới có gương mặt sống động đến vậy.

Ma có thật không?

Rất nhiều người trong số chúng ta tin rằng ma, hay linh hồn người chết, là có thật. Nhưng liệu có cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó không?

AI phục chế màn biểu diễn đỉnh cao của ảo thuật gia nhà Thanh

Ở thời điểm công nghệ chưa phát triển, màn biểu diễn của ảo thuật gia thời nhà Thanh quả thực vô cùng mãn nhãn.

Cao thủ là đệ tử của Kiều Phong, võ công mạnh tới mức Thiên hạ ngũ tuyệt nhìn thấy là tránh?

Vì sao Kiều Phong dù đã tự sát vẫn có được đệ tử là cao thủ mạnh như vậy?

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.

Cấp quản lý càng cao thì càng có xu hướng sử dụng AI

Suy ngẫm - Anh Tú - 09/07/2025 10:00
Theo nghiên cứu mới từ Salesforce, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy dấu hiệu chuyển dịch từ các ứng dụng cơ bản như tự động hóa công việc sang những kết quả mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như hỗ trợ công việc sáng tạo và chiến lược.

Đường vào Thiền - Thành công sớm đang trở thành áp lực với người trẻ

Từ sách - Phim - Hương Hồ - 09/07/2025 09:00
Trong bối cảnh nhiều người trẻ đang loay hoay giữa những áp lực thành công và nhu cầu sống ý nghĩa, cuốn sách "Đường vào Thiền" (The path of meditation) của Osho như một lời mời gọi bạn trở về với chính mình.

Gen Z không cần bạn, chỉ cần ChatGPT để tâm sự: Chuyên gia lý giải vì sao?

Phong cách sống - Đoàn Thủy - 09/07/2025 08:00
Thay vì gọi điện hay tâm sự với bạn bè, không ít bạn trẻ hiện nay lại mở trình duyệt, gõ vài dòng và tìm sự thấu hiểu từ trí tuệ nhân tạo.

Rò rỉ bí mật Meta đào tạo các chatbot AI chủ động nhắn tin, nhớ hội thoại, cố giữ người dùng ở lại

Kỹ năng - Sơn Vân - 08/07/2025 13:00
Meta Platforms đang đào tạo các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tùy biến để trở nên chủ động hơn, chủ động nhắn tin mà không cần chờ người dùng nhắn trước, nhằm tiếp nối những cuộc trò chuyện trước đó, trang Insider cho biết.

Xem 'Sex Education', tôi học lỏm được cách áp dụng để dạy con gái 'lì lợm' hiệu quả không tưởng!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 08/07/2025 12:00
Tôi đã tìm ra chìa khóa giúp con gái vượt qua sự chán chường, rèn luyện tính kiên trì và thay đổi tư duy về thành công.

Vợ nổi ghen khi chồng ‘say nắng’ và đòi cưới nhân tình AI

Thư giãn - Anh Tú - 08/07/2025 11:00
Theo CBS và New York Post, một người đàn ông đã có gia đình tại Mỹ đã gây tranh cãi khi yêu và cầu hôn một AI trên ChatGPT.

Tình trạng cận kề cái chết và giải thích của khoa học về linh hồn

Suy ngẫm - Phạm Hường - 08/07/2025 10:00
Không chỉ khoa học mà cả các tôn giáo và các thuyết thần bí đều rất quan tâm đến cảm nhận về tình trạng này.

Em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra nhờ AI hỗ trợ: Cách thức không như nhiều người nghĩ

Truyền cảm hứng - Chi Chi - 08/07/2025 09:00
Hiện tại, bé đã 7 tháng tuổi và trở thành đứa trẻ đầu tiên được thụ thai nhờ AI.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - Con người sẽ ra sao nếu không còn cảm xúc tồi tệ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 08/07/2025 08:00
Bác sĩ tâm lý Emma Hepburn cho rằng cảm xúc giúp ta sống, cảm, phản ứng và kết nối. Cố gắng phủ nhận một cảm xúc tiêu cực đồng nghĩa với việc ta đang chối từ chính mình.

Vì sao video ngắn trên Internet khiến việc học trở nên khó khăn?

Kỹ năng - Anh Tú - 07/07/2025 13:00
Hàng triệu người xem các video học tập ngắn trên nhiều nền tảng mạng xã hội mỗi ngày với hy vọng tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Tuy nhiên, hai nghiên cứu mới đây lại cho thấy điều ngược lại.

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in3

Thư giãn - KỲ PHONG - 07/07/2025 11:00
Bảng tên phường Sài Gòn, TP.HCM đang trở thành nơi check-in thu hút người dân và du khách.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 09/07/2025