Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Kỳ 2: 'Cám ơn bác sĩ Perry. Justin'

Quang Thanh17/08/2024 08:00
Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Kỳ 2: 'Cám ơn bác sĩ Perry. Justin'

Tôi là chuyên gia y tế đầu tiên nghe Arthur tả lại cách ông nuôi đứa trẻ, bởi đáng buồn thay cho Justin, tôi chính là người đầu tiên hỏi về chuyện đó.

“Nó lại sắp ném đồ đấy”

Sau khi hỏi chuyện Arthur, đọc hồ sơ của Justin và quan sát hành vi của cậu bé, tôi nhận ra rằng rất có khả năng một số vấn đề cậu bé gặp phải không hẳn là do các khiếm khuyết tự nhiên. Có thể cậu bé không nói được vì hiếm khi có người nào nói chuyện với em. Trong khi một đứa trẻ bình thường ở tuổi lên ba đã được nghe khoảng ba triệu từ, Justin hẳn chỉ được tiếp xúc với số lượng từ ngữ ít hơn thế rất nhiều. Có thể Justin không đi được vì không có ai dang tay đỡ em dậy và khích lệ em. Có thể cậu bé không biết dùng muỗng nĩa vì trước giờ chưa từng được cho cầm thử.

Tôi quyết định tiếp cận Justin với hy vọng rằng những khiếm khuyết em gặp phải chỉ là do thiếu các kích thích phù hợp – về bản chất là thiếu cơ hội phát triển chứ không phải do không có khả năng.

Các y tá quan sát cảnh tôi cẩn trọng tiến về phía chiếc cũi của Justin. “Nó lại sắp ném đồ đấy”, một người nói với vẻ hoài nghi pha chút đùa cợt. Tôi cố di chuyển thật chậm. Tôi muốn cậu bé quan sát mình. Tôi đoán cử động chậm rãi kỳ lạ của tôi sẽ khiến cậu bé chú ý. Tôi không nhìn Justin. Tôi biết giao tiếp bằng mắt có thể khiến con người cảm thấy bị đe dọa, giống như nhiều loài động vật khác. Tôi kéo tấm rèm che quanh cũi của em, sao cho cậu bé chỉ có thể nhìn thấy tôi hoặc quầy y tá. Bằng cách này, cậu bé sẽ ít bị phân tâm bởi những đứa trẻ ở xung quanh.

Tôi cố gắng hình dung thế giới từ góc nhìn của Justin. Cậu bé vẫn còn yếu, chứng viêm phổi vẫn chưa khỏi hoàn toàn. Cậu bé có vẻ hoảng sợ và hoang mang; em không hiểu gì về lãnh địa xa lạ đầy hỗn loạn mà mình bị đưa đến. Ít nhất chiếc chuồng chó ở nhà cậu bé còn có chút thân quen; cậu bé biết rõ những chú chó xung quanh và biết chúng sẽ phản ứng thế nào. Và tôi cũng chắc rằng cậu bé đang rất đói bụng, vì em đã ném bỏ phần lớn thức ăn trong ba ngày qua. Khi tôi bước lại gần, em gầm gừ, bò vòng quanh không gian chật hẹp trong nôi và rít lên một tiếng.

Tôi cố hết sức không tạo ra bất cứ tín hiệu đe dọa nào: không di chuyển đột ngột, không nhìn thẳng vào mắt cậu bé, cố nói bằng tông giọng thấp, trầm bổng như một bài hát ru. Tôi tiến lại gần như cách người ta tiếp cận một đứa bé đang hoảng loạn hay một con thú đang khiếp sợ.

Cậu bé ngừng bò vòng quanh cũi. Tôi có thể nghe được tiếng thở của cậu bé: những âm thanh khò khè hổn hển. Cậu bé hẳn đang thấy đói lả. Tôi thấy trên khay đồ ăn trưa có một chiếc bánh xốp nướng, ngoài tầm với của Justin nhưng vẫn trong tầm nhìn của cậu bé. Tôi tiến về phía đó. Justin gầm gừ lớn và gấp gáp hơn. Tôi cầm chiếc bánh xốp, bẻ một mẩu nhỏ rồi chậm rãi bỏ vào miệng và nhai thành tiếng, cố tình tỏ ra mình đang ăn rất ngon miệng và thỏa mãn.

“Mmmm, ngon lắm đấy Justin. Con có muốn ăn một chút không?”, tôi vừa nói vừa chìa tay ra. Tôi tiến lại gần hơn, đủ gần để cậu bé có thể rướn tới tay tôi và lấy đồ ăn. Tôi giữ nguyên tư thế, duy trì giọng điệu vui tươi và giữ chiếc bánh trước mặt cậu bé. Khoảng lặng lúc ấy kéo dài như hàng tiếng đồng hồ, nhưng thật ra chỉ chưa đầy ba mươi giây sau, cậu bé đã ngần ngừ thử với tay ra khỏi chiếc cũi. Được nửa đường, em chợt ngừng lại và rút tay về. Dường như cậu bé đang lấy hơi. Và rồi, bất thình lình cậu bé vươn tới giật lấy chiếc bánh xốp và lùi vào trong cũi. Em nép vào một góc xa nhất trong cũi và quan sát tôi. Justin bắt đầu ăn. Tôi vẫy tay tạm biệt cậu bé và chậm rãi bước về quầy y tá.

“Chà, anh cứ chờ một phút đi rồi thằng bé sẽ lại la hét và ném đồ lung tung cho xem”, một y tá nói, có vẻ hơi thất vọng vì cậu bé đã không bộc lộ những hành vi “hư đốn” trước mặt tôi.

“Tôi đoán thế”, tôi đáp khi rời khỏi đó.

Thói quen ngửi để đánh hơi

Tôi biết rằng chuyện đầu tiên tôi cần làm là mang đến cho cậu bé một môi trường sống yên ổn và hạn chế những kích thích giác quan quá mức. Chúng tôi chuyển Justin đến một căn phòng “riêng tư” tại PICU. Sau đó chúng tôi cũng cắt giảm tối đa số lượng nhân viên y tế tiếp xúc với em. Chúng tôi bắt đầu tiến hành trị liệu vật lý, hoạt động, và âm ngữ/ngôn ngữ cho cậu bé. Chúng tôi cử một chuyên viên khoa tâm thần đến gặp em mỗi ngày, và chính tôi cũng đến thăm khám cho Justin hằng ngày.

Justin tiến bộ nhanh một cách đáng kinh ngạc. Tình trạng của cậu bé được cải thiện từng ngày. Mỗi ngày, cậu bé cảm thấy an toàn hơn. Justin đã ngừng việc ném thức ăn và bốc chất thải. Cậu bé bắt đầu biết cười. Các biểu hiện của Justin cho thấy cậu bé có khả năng nhận biết và hiểu được các yêu cầu bằng lời. Chúng tôi nhận ra cậu bé đã tiếp nhận một số kích thích mang tính xã hội và biểu lộ tình cảm từ các chú chó sống cùng mình; bởi chó vốn là loài động vật có tính xã hội cực kỳ cao và có hệ thống thứ bậc phức tạp trong đàn. Đôi khi cậu bé có cách phản ứng khi gặp người lạ y hệt phản ứng của một chú chó sợ sệt: tiến lại gần đầy thăm dò, rụt lại phía sau và rồi từ từ tiến đến lần nữa.

Thời gian trôi qua, Justin bắt đầu thể hiện tình cảm với tôi và nhiều nhân viên khác trong nhóm. Cậu bé thậm chí còn bắt đầu thể hiện các dấu hiệu của tính hài hước. Chẳng hạn, cậu bé biết rằng các nhân viên sẽ rất hoảng hốt khi mình bắt đầu “ném phân”. Vậy nên, một lần khi có người cho Justin một thanh sô-cô-la, cậu bé đã để thanh kẹo chảy ra trong lòng bàn tay mình và giơ tay lên như thể em sắp sửa ném nó. Mọi người xung quanh lập tức lùi lại và em bật cười nắc nẻ. Chính khiếu hài hước nguyên sơ, ngây ngô này đã cho thấy cậu bé hiểu được tác động từ những hành vi của bản thân lên người khác và có sự kết nối với họ – và điều đó đã thắp lên trong tôi hy vọng về khả năng biến chuyển ở em.

Tuy vậy, vào thời điểm mới bắt đầu, các đồng nghiệp đã cho rằng tôi đang lãng phí nguồn lực của bệnh viện khi yêu cầu các chuyên viên vật lý trị liệu cố gắng giúp Justin tập đứng thẳng và cải thiện sức mạnh cũng như khả năng kiểm soát vận động tinh lẫn thô. Thế nhưng chỉ trong vòng một tuần, Justin đã ngồi được trên ghế và có thể đứng dậy khi được trợ giúp. Đến tuần thứ ba, cậu bé đã đi được những bước đầu tiên.

Sau đó, một chuyên viên trị liệu bằng hoạt động đã giúp em học cách kiểm soát các vận động tinh và thực hiện các hoạt động chăm sóc cơ thể cơ bản: tự mặc quần áo, cầm thìa để ăn hay dùng bàn chải đánh răng. Dù nhiều trẻ em gặp phải tình trạng bị bỏ bê cũng thường ngửi và liếm thức ăn hay ngửi và liếm người khác, nhưng thói quen ngửi để đánh hơi ở Justin khá nghiêm trọng và dường như có liên quan đến những năm tháng cậu bé sống cùng các con chó. Cậu bé cần được dạy lại rằng làm thế không phải lúc nào cũng phù hợp.

Cùng khoảng thời gian này, các chuyên viên trị liệu âm ngữ và ngôn ngữ đã giúp cậu bé tập nói, để em tiếp xúc với những từ ngữ mà em bỏ lỡ suốt thời ấu thơ. Những mạng lưới thần kinh từng có lúc “ngủ đông” và kém phát triển nay bắt đầu phản ứng với những khuôn mẫu kích thích mới mẻ được lặp đi lặp lại. Não bộ của em như một miếng bọt biển – khao khát những trải nghiệm thiết yếu và hấp thu nhanh chóng mọi kiến thức mới.

Sau hai tuần, Justin đã hồi phục sức khỏe và được cho xuất viện. Cậu bé được đưa đến một mái ấm tạm thời. Vài tháng sau đó, cậu bé tiếp tục đạt được sự tiến bộ đáng kinh ngạc. Đây là một trong những ca hồi phục sau tình trạng bị bỏ bê nghiêm trọng nhanh nhất mà chúng tôi từng chứng kiến và nó đã thay đổi góc nhìn của tôi về tiềm năng tiến triển của trẻ em sau thời gian bị bỏ bê lúc nhỏ. Tôi bắt đầu lạc quan hơn về tiên lượng hồi phục ở các trẻ em bị bỏ mặc.

Khoảng hai năm sau khi Justin được xuất viện, phòng khám của chúng tôi nhận được một lá thư gửi đến từ một thị trấn nhỏ. Lúc này cậu bé đã lên tám và đang chuẩn bị đi học mẫu giáo. Đính kèm theo lá thư là một bức ảnh chụp Justin trong bộ đồng phục, tay ôm một hộp đồ ăn trưa, đeo ba lô, đứng cạnh xe buýt đưa rước của trường. Ở mặt sau thư, Justin đã tự tay viết bằng bút sáp màu: “Cảm ơn Bác sĩ Perry. Justin”. Tôi đã xúc động đến rơi nước mắt.

Kỳ tới : Khi đứa trẻ không bao giờ khóc


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.
2

Chân trần chí thép – Cuốn sách tuổi 20 nên đọc để hiểu giá trị của tự do và lòng biết ơn

Chân trần chí thép là một quyển sách không chỉ kể chuyện chiến tranh, mà còn gợi mở một bài học lớn về lòng dũng cảm và lý tưởng của cả một thế hệ.
3

Phạm Xuân Ẩn - chân dung điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam

"Điệp viên hoàn hảo X6" và "Một người Việt trầm lặng" được viết từ góc nhìn của hai người ở hai đất nước khác, nhưng đều khắc họa cuộc đời phi thường và tinh thần yêu nước sâu sắc của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn - điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam.
4

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
5

Quẳng gánh lo đi và vui sống - Khi kháng cự chỉ khiến ta mỏi mệt, thử một lần bắt tay với số phận

Có những khoảnh khắc trong đời, dù cố gắng đến đâu, ta vẫn không thể thay đổi được điều đã xảy ra. Lúc ấy, lựa chọn tốt nhất không phải là vùng vẫy, mà là buông bỏ để tìm lại sự bình yên từ bên trong.

Giao lưu - Giới thiệu sách: 'Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó'

Buổi Giao lưu - Giới thiệu sách: 'Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó' - Ngăn ngừa và chữa lành sang chấn tâm lý ở trẻ em - Từ gia đình đến xã hội, sẽ được tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào ngày mai, 17/8.

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Kỳ 1: Hành xử như một con vật vì được đối xử như vậy

Một trong những đứa trẻ đầu tiên tiếp nhận điều trị bằng phương pháp trị liệu Thần kinh Tuần tự (liệu pháp dành cho trẻ em bị sang chấn và ngược đãi) đã trải qua tình trạng bỏ bê khủng khiếp hơn rất nhiều so với những gì trẻ em gặp phải.

7 trích dẫn đau lòng từ “Để con chăm sóc cha” & “Để con chăm sóc mẹ”

“Để con chăm sóc cha” & “Để con chăm sóc mẹ”: Ghi lại 12 năm chăm sóc cha mẹ đau bệnh của nữ hoạ sĩ Miew người Malaysia. Câu chuyện đã chạm đến trái tim của hơn 2 triệu độc giả quốc tế.

Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó - Bài học từ những tổn thương và sự hồi phục

Cuốn sách dành cho những ai quan tâm các vấn đề liên quan đến trẻ em và sự phát triển con người. Nó cũng rất hữu ích cho các nhà tâm lý học, giáo dục viên, và bất kỳ ai muốn hiểu rõ hơn về sức mạnh của tâm lý trong việc vượt qua khó khăn.

“Đứa trẻ được nuôi trong chuồng chó” - Con đường gian nan chữa lành những bi kịch tuổi thơ

​​​​​​​Cuốn sách kể lại câu chuyện có thật về những đứa trẻ có cuộc sống vô cùng bi kịch ngay từ tuổi ấu thơ, dẫn đến những sang chấn, tổn thương với bộ não mà nó không thể được bù đắp, hồi phục hoàn toàn trong giai đoạn phát triển sau đó.

Để con chăm sóc mẹ - Rồi cũng đến ngày tạm biệt

Đồng hành cùng mẹ trong những năm tháng cuối đời là một trải nghiệm đau buồn, đòi hỏi tinh thần vững vàng và ý chí mạnh mẽ của người con.

Để con chăm sóc cha - Chăm sóc tinh thần cho người chăm sóc

Trở thành người chăm sóc là một hành trình không hề dễ dàng. Không chỉ hy sinh thời gian, công việc và cuộc sống cá nhân, người chăm sóc còn phải chống chọi với nỗi lo âu, bất lực và buồn đau đang dày vò mỗi ngày.

Chia sẻ từ trái tim - Mùa Vu lan: Không phải mua chim mua cá mới là phóng sinh

Bởi vì đạo Phật là đạo từ bi, luôn khuyến khích mọi người bảo hộ sự sống, không giết chóc. Ngay cả giới thứ nhất mà Phật tử thọ khi quy y cũng là không sát sinh. Nghĩa là mình ý thức được sự khổ đau của việc giết hại.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Trưởng thành bằng yêu thương

“Hạnh phúc tuổi trẻ” (Happy is the one who is nothing) là tuyển tập những bài viết ngắn, cô đọng và súc tích của Krishnamurti dành cho người đọc trẻ, được in theo khổ nhỏ bỏ túi, dễ đọc và dễ tiếp cận.

Sự cố 60 triệu người mất điện khiến tôi "sáng mắt": Có nhiều tiền mà lâm vào cảnh này cũng vô dụng

Suy ngẫm - Thùy Anh - 08/05/2025 12:00
Việc bị ngắt kết nối đột ngột khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng, họ nhận ra mình đã phụ thuộc vào công nghệ quá nhiều.

Giáo viên, dân văn phòng đều thích: AI tóm tắt tài liệu của Google “nói” được tiếng Việt

Kỹ năng - Lê Duy - 08/05/2025 11:00
Sau khi triển khai NotebookLM đến hơn 200 quốc gia vào năm ngoái, giờ đây, tính năng Audio Overviews của NotebookLM đã có tiếng Việt.

Tỷ phú Warren Buffett mượn cũi khi con chào đời, mời Bill Gates ăn bằng phiếu giảm giá và khoản đầu tư tệ nhất

Phong cách sống - Sơn Vân - 08/05/2025 10:00
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett hiện có giá trị tài sản ròng 169 tỉ USD, theo Bloomberg Billionaires Index (chỉ số tỉ phú Bloomberg) và trở thành người giàu thứ năm thế giới.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Trưởng thành bằng yêu thương

Tủ sách - FN - 08/05/2025 09:00
“Hạnh phúc tuổi trẻ” (Happy is the one who is nothing) là tuyển tập những bài viết ngắn, cô đọng và súc tích của Krishnamurti dành cho người đọc trẻ, được in theo khổ nhỏ bỏ túi, dễ đọc và dễ tiếp cận.

Đường vào Thiền - Khi tâm chưa tĩnh, thiền chỉ là hình thức

Từ sách - Phim - Quìn - 08/05/2025 08:00
Giữa cuộc sống hiện tại, rất nhiều người trong số chúng ta tìm đến thiền như một phương pháp giải tỏa căng thẳng, xoa dịu áp lực cuộc sống. Họ thử ngồi yên, nhắm mắt, hít thở sâu... nhưng sau vài phút, tâm trí lại tiếp tục lao xao.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra sai lầm trong cách dạy con, suýt nữa đẩy con ra xa mãi mãi

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 07/05/2025 13:00
Tôi từng nghĩ mình yêu con đúng cách, cho đến khi nhận ra chính những kỳ vọng của tôi đã đẩy con rời xa mình.

Thủ đoạn lừa đảo ‘Quishing’ bùng phát - cạm bẫy nguy hiểm trong thế giới số

Kỹ năng - Nhật Anh - 07/05/2025 12:00
"Quishing” (kết hợp của “QR code” và “phishing”) là hình thức lừa đảo sử dụng mã QR độc hại để dẫn dụ nạn nhân đến các trang web giả mạo, cài đặt phần mềm độc hại hoặc thực hiện các giao dịch không mong muốn.

Sự nghiệp lẫy lừng của tỷ phú huyền thoại Warren Buffett trước khi nghỉ hưu

Phong cách sống - Bằng Lăng - 07/05/2025 11:00
Sau hơn 6 thập kỷ chèo lái Berkshire Hathaway, tỷ phú Warren Buffett vừa tuyên bố nghỉ hưu ở tuổi 94, khép lại một hành trình đầu tư huyền thoại.

Skype: Hành trình suy tàn của một tượng đài gọi video trực tuyến

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 07/05/2025 10:00
Từng cách mạng hóa giao tiếp toàn cầu, nền tảng Skype đã không thể thích ứng kịp với sự thay đổi và chính thức dừng hoạt động.

Khai mở cảm xúc

Tủ sách - FN - 07/05/2025 09:00
Cảm xúc xuất hiện như thế nào? Bác sĩ Emma sẽ giải đáp cho chúng ta qua cuốn sách “Khai mở cảm xúc” (A toolkit for your emotions).

Khai mở hạnh phúc

Tủ sách - FN - 07/05/2025 08:00
“Khai mở hạnh phúc” (A toolkit for happiness) đặt ra cho chúng ta một câu hỏi lớn: Hạnh phúc là gì? Chúng ta có nhất thiết phải liên tục hạnh phúc, mãi mãi hạnh phúc không?

Vì sao iPhone có 2 màn hình cuộc gọi?

Kỹ năng - Cẩm Bình - 06/05/2025 14:00
Khi iPhone nhận cuộc gọi, người dùng sẽ thấy có 2 màn hình khác nhau.

Làm việc theo tổ

Blog GS John VU - GS John Vu - 06/05/2025 13:00
Trong cuộc họp, nhiều cựu sinh viên tới gặp tôi kể về việc “Làm việc theo tổ”. Họ bảo tôi rằng họ đã làm việc trong tổ xây dựng phần mềm nhưng khi tôi hỏi thêm các câu hỏi, dường như là họ đã làm việc “trong nhóm” mà KHÔNG “trong tổ”.

Xem "Sex Education", tôi nhận ra sai lầm khiến bản thân rơi vào cảnh lạc lõng, mất định hướng cuộc đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 06/05/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận được bài học để đời, giúp tôi tìm được những điều ý nghĩa trong cuộc sống.

AI - chìa khóa của sự tiện lợi và chuyển đổi số

Kỹ năng - Hải An - 06/05/2025 11:00
Từ trợ lý nhà thông minh đến các lĩnh vực giải trí, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục..., trí tuệ nhân tạo (AI) đang hiện diện ở mọi nơi, mang lại nhiều lợi ích vượt trội và giúp nâng cao hiệu quả công việc.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 08/05/2025