Đọc sách, việc tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng và hiệu quả: Vì sao vậy?

05/12/2020 08:00
Đọc sách, việc tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng và hiệu quả: Vì sao vậy?

Hãy đọc sách bởi vì bạn thực sự muốn, chứ không phải chỉ vì cảm thấy nên làm vậy để có được thành công.

Việc đọc sách chủ động sẽ tăng khả năng xác định những nội dung thiết thực và giá trị nhất

Tôi thực sự thích đọc sách, bởi có quá nhiều điều đáng học hỏi từ những con người thông minh và khôn ngoan bậc nhất trong lịch sử nhân loại chúng ta.

Việc đọc sách còn giúp cải thiện mô hình tư duy và đồng thời giúp truyền đạt các ý tưởng viết lách của bản thân tôi. Stephen King đã từng nói rằng: “Nếu bạn không có thời gian để đọc, nghĩa là bạn cũng không có thời gian để viết. Đơn giản là như vậy.”

Đọc sách là một trong những phương thức tốt nhất để học hỏi từ những tìm tòi khám phá của người khác. Jojen đã từng nói: “Một người đọc sách sẽ sống cuộc sống của hàng ngàn người trước khi anh ấy qua đời”, và George R.R. Martin cũng khẳng định: “Một người không bao giờ chịu đọc sách sẽ chỉ sống duy nhất một cuộc đời mà thôi”.

 Đọc sách, việc tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng và hiệu quả: Vì sao vậy?  - Ảnh 1.

Hiện tại, tôi đang đọc hàng tá sách cùng một lúc – nhưng tôi không đặt mục tiêu đọc được trên 100 quyển sách từ giờ đến cuối năm.

Đối với tôi, mục tiêu đó không còn hấp dẫn nữa – giờ đây thứ tôi quan tâm là việc tiếp thu kiến thức, trí tuệ và các bài học ở một mức độ sâu sắc hơn.

Hiện tại, đối với tôi, việc nắm bắt và áp dụng kiến thức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi nếu không có sự am hiểu và ghi nhớ những gì đã đọc, việc đọc sách chỉ khiến lãng phí thêm thời gian của bản thân mình.

Chính vì vậy, tôi chỉ đang tập trung vào việc tận dụng tốt nhất có thể từ những quyển sách mình đang đọc. Và dù điều này có thể khiến thời gian đọc mỗi quyển sách lâu hơn, cũng không phải là vấn đề.

 Đọc sách, việc tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng và hiệu quả: Vì sao vậy?  - Ảnh 2.

Trong năm 2019, tôi đã đọc hơn 50 quyển sách. Có cảm giác đó như là một thành tích khá tốt.

Tuy vậy, tin xấu là tôi hầu như không thể nhớ lại được những bài học và tri thức quý báu từ mỗi cuốn sách mà mình đã đọc. Tôi đã quá tập trung vào số lượng sách muốn đọc thay vì những giá trị mà mình có thể học được từ chúng.

Tôi không muốn sử dụng thông tin một cách thụ động để cố gắng đạt mục tiêu - tôi muốn phải ghi nhớ được tối đa những gì đã đọc. Nếu điều đó có nghĩa đọc ít sách mà hữu dụng còn hơn là đọc lướt nhanh qua hàng trăm cuốn, đó là một thành quả tương đối ổn.

Sẽ mất thời gian để biến đọc sách thành một thói quen – và mục tiêu tiếp thu tri thức từ tất cả những quyển sách đã đọc còn khó hơn nhiều, nhưng nếu ta có được chiến lược đọc sách đúng đắn, nó sẽ mang lại lợi ích cả đời.

Nếu bạn quan tâm đến việc thúc đẩy sự nghiệp của mình, kiếm nhiều tiền hơn, tích lũy trí thức, hoặc cải thiện kỹ năng sống, thì việc phát triển thói quen đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng. Bạn sẽ học được rất nhiều điều từ những người khác.

Charlie Munger, một tỷ phú tự thân và là đối tác kinh doanh của Warren Buffett, đã từng lưu ý rằng: “Trong cả cuộc đời, không có người khôn ngoan nào (về một lĩnh vực chủ đề rộng lớn) tôi biết mà lại không đọc sách – đúng vậy, không ai cả. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết về số lượng sách Warren đọc – và cả số lượng mà tôi đọc. Các con tôi thậm chí còn cười nhạo tôi. Chúng nghĩ rằng tôi ngập trong sách giống như cái đánh dấu trang vậy."

 Đọc sách, việc tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng và hiệu quả: Vì sao vậy?  - Ảnh 3.

Đọc sách không phải tấm vé để thành công

Đọc sách là một sự đánh đổi - bạn đang đánh đổi thời gian cho kiến thức và trí tuệ. Nhưng không phải cuốn sách nào cũng đáng giá với thời gian quý báu được dành cho nó.

Nếu bạn không thể áp dụng những gì đã đọc hoặc gợi nhớ lại bất kỳ bài học nào bạn đã học khi cần, vậy có ích gì?

Nếu đặt mục tiêu đọc 100 cuốn sách mỗi năm, hãy tự hỏi mình: Nếu tôi đọc nhanh và đạt được mục tiêu của mình, liệu sau này tôi có thể nhớ lại và áp dụng được phần nhiều những gì tôi đang đọc hay không?

Mục tiêu “mỗi năm 100 cuốn sách” hoàn toàn không có gì sai. Quan điểm của tôi là, nếu bạn cố gò ép mục tiêu của mình nhưng không thể nhớ lại những nội dung cơ bản và hữu ích của từng cuốn sách, nghĩa là bạn đã lãng phí vốn thời gian quý báu và có hạn của mình.

Bằng mọi cách, hãy thu xếp thời gian để đọc - điều quan trọng là bạn thực hiện, nhưng đừng đánh đồng số lượng sách đọc được với thành quả.

 Đọc sách, việc tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng và hiệu quả: Vì sao vậy?  - Ảnh 4.

Có thể bạn sẽ đạt được mục tiêu nhưng cũng sẽ không thể cải thiện bản thân nếu chỉ tập trung vào số lượng thay vì tiếp nhận kiến thức từ những cuốn sách mình đọc.

Như Zat Rana đã viết: “Đọc để hiểu, đọc để kết nối, và đọc để tưởng tượng. Sách thực sự rất kỳ diệu, và tôi ước ngày càng có nhiều người dành thời gian cho chúng. Nhưng đừng cho rằng cứ coi chúng là tấm vé tới thành công thì bạn sẽ thành công.”

Đọc vì tri thức là một kỹ năng quan trọng mà ta cần làm chủ

“Nếu một người không cảm thấy việc đọc đi đọc lại một quyển sách là thú vị, thì việc đọc nó nói chung không có tác dụng gì cả” – Oscar Wilde. Đọc sách nên là một trải nghiệm mang lại niềm vui và những giá trị quý báu, thay vì là một công việc nặng nề cho người đọc. Và biết cách đọc để có được tri thức hữu ích là một lợi thế rất đáng trân trọng.

Phần lớn mọi người sử dụng phương pháp đọc thụ động/đọc lướt nhanh để gắng đạt mục tiêu. Và để đọc được hàng trăm quyển sách mỗi năm, bạn bắt buộc phải theo phương pháp này.

 Đọc sách, việc tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng và hiệu quả: Vì sao vậy?  - Ảnh 5.

Đọc thụ động sẽ không giúp bạn tích lũy được kiến thức sâu xa có thể áp dụng trong cuộc sống sau này. Đọc càng nhanh thì nắm bắt càng ít.

Nếu mục tiêu của bạn là đọc lướt một cuốn sách, thì việc đọc nhanh sẽ có ích - nếu mục tiêu là hiểu nó kĩ hơn, hãy đọc chậm lại và hòa mình vào trong đó.

Mặt khác, việc đọc sách chủ động diễn ra thông qua quá trình tương tác, lặp lại, ghi chú và xem lại những cuốn sách hữu ích nhất. Đó là cách chuyển kiến thức mới từ vùng trí nhớ làm việc sang sự hiểu biết lâu dài.

Khi đọc chậm, bạn đang rèn luyện bản thân để nhận ra những gì phù hợp và giá trị nhất

Để hiểu và ghi nhớ nhiều hơn, hãy tạo các ghi chú cá nhân mà bạn có thể xem lại. Đối với những người đọc sách điện tử, hãy đánh dấu hoặc sao chép các đoạn văn ấn tượng. Bạn cũng có thể chụp ảnh một trang cụ thể và lưu trữ nó trong một ứng dụng ghi chú. Khi hoàn thành cuốn sách, hãy làm một bản tóm tắt những nội dung yêu thích.

 Đọc sách, việc tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng và hiệu quả: Vì sao vậy?  - Ảnh 6.

Hãy lựa chọn sách cẩn thận. Một số quyển sách chỉ cần đọc một lần là đủ hài lòng, nhưng có những quyển phải đọc nhiều lần để tiếp thu được các bài học và tri thức quý báu.

William Styron nói: “Một cuốn sách tuyệt vời nên để lại cho bạn nhiều trải nghiệm, và cảm giác hơi kiệt sức khi đọc xong. Bạn thực sự sống nhiều cuộc đời hơn khi đọc sách.” Đừng đọc một cuốn sách bán chạy nếu nó không có ý nghĩa đối với bạn. Và nếu bạn phải vật lộn với một cuốn sách mà mình không thích, hãy ngừng đọc nó.

Naval từng nói: “Tôi thực sự không đọc nhiều sách. Dù nhặt nhạnh rất nhiều, tôi chỉ thực sự nghiên cứu một vài quyển, đó là những quyển tạo nên nền tảng kiến thức cho bản thân.” Nhiều người thành công có một điểm chung là đọc rộng. Nhưng điều quan trọng không phải là họ đọc được bao nhiêu. Mà là đọc như thế nào.

Hãy đọc sách bởi vì bạn thực sự muốn, chứ không phải chỉ vì cảm thấy nên làm vậy

 Đọc sách, việc tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng và hiệu quả: Vì sao vậy?  - Ảnh 7.

Aytekin Tank, người sáng lập Jot Form, lập luận rằng: “Elon Musk và cộng sự tin rằng thành công của họ là nhờ đọc sách, vì họ đọc có mục đích và áp dụng bài học đó trong bối cảnh rộng lớn hơn của sự nghiệp”.

Đọc sách một cách thấu đáo là cách để thu nạp kiến thức lâu dài có thể áp dụng trong tương lai. Hãy đọc, học hỏi và tiến bộ không ngừng, nhưng đừng quên có rất nhiều điều để tích lũy từ mỗi cuốn sách nếu bạn biết đọc chậm lại để tiếp thu các bài học và kiến thức ở mức độ sâu sắc hơn.

*Theo Thomas Oopong - một blogger về công nghệ, nhà phân tích khởi nghiệp và nhà tư vấn tiếp thị truyền thông xã hội chuyên viết blog, chiến lược và phát triển kinh doanh. Anh là người sáng lập và biên tập trang Alltopstartups.com, một trang web tài nguyên dành cho các công ty khởi nghiệp và doanh nhân.

Nhịp sống kinh tế


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.
2

Chân trần chí thép – Cuốn sách tuổi 20 nên đọc để hiểu giá trị của tự do và lòng biết ơn

Chân trần chí thép là một quyển sách không chỉ kể chuyện chiến tranh, mà còn gợi mở một bài học lớn về lòng dũng cảm và lý tưởng của cả một thế hệ.
3

Phạm Xuân Ẩn - chân dung điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam

"Điệp viên hoàn hảo X6" và "Một người Việt trầm lặng" được viết từ góc nhìn của hai người ở hai đất nước khác, nhưng đều khắc họa cuộc đời phi thường và tinh thần yêu nước sâu sắc của Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn - điệp viên huyền thoại của cách mạng Việt Nam.
4

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
5

Chân trần chí thép - Cuộc chiến trong lòng đất Kỳ 2: Tấn công địa đạo

Mỹ bắt đầu triển khai đối pháp để chống lại địa đạo. Họ bơm khói vào hầm, phương cách này không khiến du kích quân phải chui ra khỏi hầm, nhưng nó giúp người Mỹ đoán biết được quy mô khổng lồ của hệ thống địa đạo khi khói bay ra ở những lối ra vào khác.

Muôn kiếp nhân sinh - Những trích dẫn khiến bạn phải suy nghĩ

Dù ra mắt trong thời gian giãn cách xã hội nhưng cuốn sách Muôn kiếp nhân sinh của giáo sư John Vu - Nguyên Phong đã được độc giả đón nhận và đánh giá là một trong những cuốn sách đáng đọc nhất trong năm của First News.

Sếp của Einstein - Cách lãnh đạo những người xuất chúng

Đúc kết 10 nguyên tắc để lãnh đạo những người xuất chúng, “Sếp của Einstein” là cuốn sách đầy cảm hứng và hữu ích về nghệ thuật lãnh đạo, quản lý nhân sự cấp cao.

Quy tắc con số 5 biến Chicken Soup for the Soul trở thành cuốn sách bán chạy nhất

Quy tắc Con số 5 đơn giản nói lên rằng ngày nào cũng vậy, bạn hãy làm năm việc, những việc sẽ dẫn bạn tới thành công.

Từ bi và khái niệm về lòng tốt của Osho

Lòng tốt chỉ có hình thức bên ngoài là từ bi còn thẳm sâu bên trong lại không phải. Bởi chúng xuất phát từ cái tôi cá nhân. Và chủ nghĩa từ thiện có tác dụng củng cố cái tôi đó.

Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ từ Giáo sư John Vu

Thế giới ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ vừa phải có ý chí tự lập cao, có khả năng tự học để trang bị cho bản thân đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Học cách trao niềm tin thông minh từ lời khuyên của cha đẻ cuốn sách “Tốc độ của Niềm tin”

Theo Tiến sĩ Stephen Covey, trong một thế giới “khủng hoảng niềm tin” như hiện tại thì học cách trao niềm tin một cách khôn ngoan là điều cần thiết.

Niềm tin thông minh là một loại tài sản: Đẩy nhanh mọi tiến trình, giảm chi phí và thúc đẩy quá trình thăng tiến của bạn

Warren Buffet đã ký hợp đồng chỉ bằng một cái bắt tay, thay vì hàng tháng trời đàm phán và vài chục trang hợp đồng như bình thường.

Người trẻ nên bước ra khỏi vùng an toàn thế nào?

Bạn có bao giờ tự hỏi chính mình rằng mình đã ở trong vùng thoải mái của bản thân bao lâu rồi không? Bạn có tự hỏi rằng tại sao mình vẫn chưa dám bước ra vùng an toàn để được vùng vẫy, để được sống với cuộc đời mình muốn?

Podcast: 'Ánh sáng trong ta' - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - FN - 12/05/2025 13:00
Đọc “Ánh sáng trong ta”, bạn sẽ nhận được những lời khuyên sâu sắc và cả gợi ý về những chiến lược giúp bạn khám phá ra sức mạnh, điểm khác biệt của chính mình; nhìn ra giá trị bản thân, sự thiếu tự tin trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách...

Càng xem nhân vật này trong phim Sex Education, tôi càng sợ hãi “quyền lực làm cha” của chính mình

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 12/05/2025 12:00
Nhân vật này trong phim Sex Education dù sao vẫn còn vô cùng may mắn…

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 12/05/2025 11:00
Trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng quá tải, chi phí khám-chữa bệnh tăng cao và thời gian chờ đợi kéo dài, ngày càng nhiều người tìm đến các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để tìm kiếm lời khuyên y tế.

Thiên kiến AI

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 12/05/2025 10:00
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Phong cách sống - M.Tee - 12/05/2025 09:00
Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 12/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Xem Sex Education, tôi dạy con gái 1 bài học dám chắc về sau con sẽ không bao giờ tái phạm

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/05/2025 13:00
Rất nhiều đứa trẻ cũng có tính xấu này giống con gái tôi.

Hơn 1,9 triệu người đặt 7 câu hỏi về 'chuyện chăn gối' với Chat GPT, AI có phải bác sĩ tâm lý?

Kỹ năng - Nguyễn Phượng - 11/05/2025 12:00
Tình dục là một trong những nội dung được người dùng mạng đặt ra câu hỏi nhiều nhất cho AI.

Dương Quá chết dưới tay cao thủ, người đã tạo ra tuyệt kỹ từ Ngọc Nữ Tâm Kinh?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/05/2025 11:00
Có một cao thủ ẩn danh với võ công thâm hậu được cho là có liên quan đến cái chết bí ẩn của Dương Quá, sự thật là gì?

Facebook gieo mầm cô đơn, Mark Zuckerberg nay lại kêu gọi kết bạn và trò chuyện với AI

Suy ngẫm - Sơn Vân - 11/05/2025 10:00
Trong tầm nhìn mới nhất của Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms) về tương lai, chúng ta có thể lấp đầy những khoảng trống cô đơn bằng cách trò chuyện với AI.

Podcast: Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất

Từ sách - Phim - FN - 11/05/2025 09:00
Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.

Bắt đầu hành trình chuyển hóa thân tâm trong mùa Vesak 2025

Tủ sách - Đan Thanh - 11/05/2025 08:00
Những cuốn sách Phật giáo giúp bạn soi rọi lại chính mình để thực sự sống trọn vẹn, thảnh thơi trong từng sát-na của hiện tại.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 12/05/2025