Không bồi dưỡng thói quen đọc sách, sớm muộn gì cũng hối hận

21/07/2020 12:00
Không bồi dưỡng thói quen đọc sách, sớm muộn gì cũng hối hận

Đọc sách là học hỏi, trích dẫn là chỉnh lý, viết lách là sáng tạo.

Luo Yonghao, một doanh nhân và người nổi tiếng trên Internet của Trung Quốc, trong một buổi livestream của mình, từng nhắc tới chuyện bán một số sách. Nhưng rất nhiều cư dân mạng đã bình luận khuyên anh không nên bán sách, sẽ chẳng có người mua đâu. Lý do là bởi: xã hội hối hả, chẳng mấy ai có thể tĩnh lại để đọc sách.

Đọc xong bình luận này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tại sao người lớn, và cụ thể là người đi làm lại không muốn đọc sách? Bài viết này, có thể giúp bạn tìm ra đáp án.

Vấn đề đầu tiên, vì sao rất nhiều người không thích đọc sách?

Sau khi làm một cuộc điều tra nhỏ trên mạng, tôi tổng kết lại như sau:

1. Toàn dân ai đều ủng hộ nhanh chóng kiếm tiền khiến lòng người cũng nóng vội theo

Trong đầu lúc nào cũng chỉ tiền tiền tiền, nhưng lại không có hệ thống kiến thức tương ứng, thậm chí còn không biết tư duy hay suy nghĩ vấn đề, vì vậy, nhưng kiểu người như này, không bao giờ đáng tiền.

2. Không có thời gian đọc sách

Theo điều tra, phần lớn thời gian của những người đi làm đều dừng ở giải trí, một bộ phận thì bận rộn thảo luận về chuyện riêng tư của người khác, từ đó bỏ bê việc nâng cao và cải thiện bản thân.

Vì sao tôi không thể tịnh tâm lại đọc sách? Không bồi dưỡng thói quen đọc sách, sớm muộn gì cũng hối hận - Ảnh 1.

3. Lo lắng khiến mất ngủ, càng không thể tĩnh lại để đọc sách

Vì sao những người đi làm hay cảm thấy mệt mỏi? Theo kết quả điều tra trong diện nhỏ, tôi tổng kết lại được rằng: họ có khuynh hướng nghiêng về sự so sánh, không có suy nghĩ sâu sa. Ý muốn nói: họ luôn nhìn vào thành công của người khác, mà không bao giờ nghiêm túc suy nghĩ xem vì sao người khác lại thành công.

Có rất nhiều người bàn tán rằng người này chỉ làm nghề livestream bán hàng thôi mà cũng mua được cả nhà, cả xe, nhưng không bao giờ nghĩ được rằng, dù chỉ làm công việc livestream mà mọi người cho là không vất vả thì họ cũng đã phải bỏ ra những gì, nỗ lực tới đâu; cũng có rất nhiều người ngưỡng mộ sự thành công của tiên nữ đồng quê Trung Quốc Lý Tử Thất hay Quỳnh Trần JP mà không nghĩ được rằng thành công của họ không phải là ngẫu nhiên, mà đó là sự tất nhiên được đánh đổi bằng nỗ lực.

Chẳng có tiền lệ nào mang tên không nỗ lực mà vẫn thu được thành quả. Mọi vất vả và mài dũa của người thành công trước khi trở nên thành công, chỉ có họ mới thấu… trong lúc họ làm việc không ngừng nghỉ, dám va chạm, nhận lấy áp lực, không nghỉ ngơi, không chợp mắt, âm thầm chịu đựng tất cả, thì phần lớn mọi người đang trôi dạt, mộng mơ hoặc say xỉn… người có chút tiền thì sa đà vào hưởng thụ, người không có tiền thì luôn ôm giấc mộng giàu sang, một số người không có tư duy lại cứ thích đi bắt chước để nổi tiếng, mà không biết rằng khoảng cách thực ra tới từ bản chất bên trong. Có rất nhiều người không muốn suy nghĩ, và cũng chẳng biết tư duy. Khi khoảng cách giữa người với người càng lớn, thì nội tâm cũng dần trở nên mất cân bằng.

Còn suy nghĩ sâu xa nghĩa là khi thấy được thành công của người khác, hãy suy nghĩ xem khoảng cách tới những người thành công đó còn cần phải bỏ ra bao nhiêu nỗ lực. Giống như khi chúng ta cảm thấy hoang mang, lạc lối ở nơi làm việc, chúng ta vẫn có thể tìm thấy tọa độ tham chiếu và kim chỉ nam chỉ đường cho mình.

Vì sao tôi không thể tịnh tâm lại đọc sách? Không bồi dưỡng thói quen đọc sách, sớm muộn gì cũng hối hận - Ảnh 2.

Vấn đề thứ hai, có thể bạn sẽ quan tâm tới việc nên chọn sách như nào

Internet phát triển, khối lượng thông tin ngày một đồ sộ, mỗi ngày đều có tới hàng triệu tin tức chiếm lấy thời gian và bộ óc của chúng ta. Đối với những người có khả năng tự kiểm soát kém, khi phải đối mặt với lượng thông tin khổng lồ như vậy, họ sẽ rất dễ rơi vào trạng thái hoang mang, không biết đường nào mà lần. Nhưng đối với những người có tính kỷ luật tự giác mạnh mẽ, họ sẽ biết lọc tất cả thông tin vô bổ và chỉ tập trung vào mục tiêu.

Tôi cho rằng, chỉ khi bạn có thể tập trung vào mục tiêu, tránh xa cám dỗ, vậy thì cái gọi là bùng nổ thông tin sẽ chẳng thể nào gây được rắc rối cho bạn, mà ngược lại, nó sẽ giúp bạn nhận thức được rõ ràng hơn thứ mình muốn là gì.

Vậy, nên lựa chọn sách ra sao? Theo kinh nghiêm của mình, tôi cho rằng, lựa chọn sách đọc có hai mục đích:

1. Mua vì sở thích

Bạn thích gì, bạn có thể mua quyển sách đó về đọc, như vậy sẽ khiến nội tâm an tĩnh hơn.

Trước đây, có một nhân viên công nghệ, 33 tuổi, hỏi tôi có thể giới thiệu cho anh ấy một vài cuốn sách liên quan tới truyền thông hay không. Tôi rất tò mò, hỏi liệu có phải anh ấy muốn đổi ngành hay không? Anh ấy trả lời rằng thấy nhiều người làm bên mảng truyền thông cá nhân, chẳng hạn như blog, kiếm được nhiều tiền, nên cũng muốn thử lĩnh vực này. Tôi tiếp tục hỏi, anh có biết viết lách không? Có xác định kiên trì lâu dài không? Anh ấy trả lời tôi rằng, viết lách thì có thể học tập, còn kiên trì hay không, cái này nói sau cũng được.

Cuối cùng, tôi khuyên anh ấy đừng có nghĩ tới việc chuyển ngành, tại sao không nghĩ tới việc cải thiện và phát huy thật tốt ngành chính của mình. Nguyên nhân rất đơn giản, đọc sách là học tập, mà học tập thì phải bắt đầu từ cái mình giỏi hoặc mình thích. Phàm là cái gì vì lo lắng, vì thấy người ta kiếm được nên chỉ đơn giản là muốn làm theo, không có một khung nội dung cụ thể, thì sẽ rất khó để học được những tri thức đích thực, và cuối cùng, thì lo lắng vẫn sẽ hoàn lo lắng, thậm chí còn lo lắng nhiều hơn.

2. Chọn sách theo nhu cầu và ứng dụng

Nói đơn giản thì là: để ứng dụng được những gì được học.

Tôi luôn quan điểm rằng, đọc sách là để ứng dụng tốt hơn, không phải là thấy người khác đọc cái gì tôi cũng sẽ đọc theo. Chẳng hạn: bạn làm bên mảng tăng trưởng người dùng, trước mắt có một vài vấn đề xảy ra, vậy bạn có thể mua những cuốn sách liên quan tới mảng tăng trưởng người dùng này, tiến hành học hỏi một cách có hệ thống, vừa học vừa thực hành. Tôi có một người em, tốt nghiệp được 6 năm, lương tháng hàng chục triệu đồng. Cô ấy chính là điển hình cho kiểu gặp vấn đề gì đó sẽ tìm phương pháp giải quyết thông qua đọc sách, rồi từ đó tạo ra phương án giải quyết độc lập của riêng mình. Học được như vậy, bạn mới đáng tiền hơn.

Vì sao tôi không thể tịnh tâm lại đọc sách? Không bồi dưỡng thói quen đọc sách, sớm muộn gì cũng hối hận - Ảnh 3.

Vấn đề thứ 3, đọc sách như nào?

1. Đọc sách cần tĩnh tâm, chỉ khi tĩnh tâm, bạn mới hòa nhập được với cuốn sách, rồi từ đó đối thoại với sách và cả tác giả.

Muốn đọc sách, bạn bắt buộc phải tĩnh lại, đầu óc tỉnh táo, nếu không thì đừng đọc. Khi đọc sách, tôi không nghe thấy bất cứ âm thanh nào bên ngoài phòng đọc, có như vậy mới thực sự đi được vào trong cuốn sách, để đối thoại với các cao nhân.

2. Đọc sách cần năng chỉnh lý, năng đưa ra câu hỏi, năng suy nghĩ, thì nó mới biến thành tri thức của mình. Đây cũng chính là "3 năng" mà tôi luôn tự nhắc mình

Bất luận đọc sách gì, bạn đều cần phải có sự chỉnh lý, cái gọi là chỉnh lý có nghĩa là sắp xếp, rèn dũa lại kết cấu logic, nhắm mắt lại cũng có thể tưởng tượng rõ ràng dòng chảy của cuốn sách. Có một bộ phim tài liệu miêu tả cách mà Einstein suy nghĩ và tư duy. Einstein từng là một người kiểm tra các bằng sáng chế trong cục bằng sáng chế, vì vậy ông có một số lượng lớn các tài liệu kiểm tra bằng sáng chế cần phải được xem xét mỗi ngày. Bất cứ khi nào hoàn thành xong công việc của mình, Einstein đều sẽ nhắm mắt lại và lặng lẽ ngồi lại đó, sử dụng các công thức trong não để xây dựng một đề xuất chứng minh các mệnh đề mà bản thân đặt ra.

Sau khi xem xong bộ phim tài liệu này, tôi rất đồng tình với phương thức tư duy này, đọc sách cần tới sự tinh chỉnh, tiêu hóa, hấp thụ. Đọc sách đừng lựa những khoảng thời gian vụn vặt để đọc, đọc hết một cuốn sách, bạn phải trải qua giai đoạn "đọc sách – ghi nhớ và chỉnh lý – tư duy – đánh giá – biến nó thành tri thức của chính mình", nếu không thì cái mà bạn gọi là đọc sách, nó chỉ dừng lại ở chữ đọc mà thôi.

Vì sao tôi không thể tịnh tâm lại đọc sách? Không bồi dưỡng thói quen đọc sách, sớm muộn gì cũng hối hận - Ảnh 4.

3. Đọc sách là để xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức toàn diện và phong phú hơn

Để mình khi nói chuyện đều có lý có cứ, giống như cuốn "Đạo đức kinh" có nói "ngôn hữu tông, sự hữu quân". Đọc sách là để xây dựng cho mình một hệ thống tri thức, để bạn có thể hiểu rõ nội dung và ứng dụng của từng điểm trong hệ thống kiến ​​thức đó, như vậy thì bất kể là khi báo cáo công việc với lãnh đạo hay đi ngoại giao với bên ngoài, lời nói của bạn đều có lý có cứ, đều đáng tin. Nếu không, trong mắt người khác, bạn chỉ là đang chém gió.

Tôi đã từng gặp qua một trường hợp như này, một người khi tìm tới tôi nhờ tư vấn nghề nghiệp có nói, "rõ ràng là kiến nghị mà mình đề xuất là tốt, nhưng lãnh đạo lại nói rằng tôi nói linh tinh, thích thổi phồng, khiến tôi cảm thấy rất mất mặt, ngày nào cũng có trong đầu cái suy nghĩ muốn nghỉ việc."

Tôi hiểu tình huống này, anh ấy mỗi khi báo cáo công việc với sếp đều dựa trên kinh nghiệm của mình để đề xuất với lãnh đạo phương án giải quyết. Nhưng lãnh đạo của anh ấy lại là một CFO rất nghiêm khắc, mỗi lần đều hỏi căn cứ giải quyết phương án là gì. Hỏi mà làm anh ấy mướt mồ hôi. Tôi nói với anh ấy, rất đơn giản thôi, sau này nếu phải báo cáo công việc với sếp, hãy đưa ra bằng chứng của các quy định, tài liệu hoặc dữ liệu pháp lý tương ứng, mà muốn làm được điều này, tại sao không bắt đầu từ việc đọc sách?

Tôi luôn nhấn mạnh một điều rằng, đọc sách là để xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức, có như vậy, thì những lời bạn nói ra sẽ "chắc như đinh đóng cột".

4. Đọc sách là để ứng dụng, ứng dụng là phải thiết lập phản hồi về tri thức và khích lệ bản thân. Chỉ khi không ngừng tìm thấy sự thú vị bên trong những ứng dụng và phản hồi, bạn mới có thể tịnh tâm lại mà đọc sách.

Động tác cốt lõi nhất của đọc sách chính là ứng dụng. Vì là ứng dụng nên tiền đề là bạn phải có một hệ thống kiến thức, nếu không thì bạn sẽ chẳng thể nào ứng dụng nổi. Nói tới đây, bạn có lẽ đã hiểu được vì sao rất nhiều người trẻ có được mức lương cao rồi nhỉ? Vì họ có một hệ thống kiến thức riêng và còn biết ứng dụng vô cùng linh hoạt.

Có lẽ bạn sẽ thắc mắc, làm thế nào để khích lệ bản thân? Cá nhân tôi gợi ý rằng khi bạn rất có tâm trong việc đọc một cuốn sách nào đó, và cũng đã ứng dụng được nó vào một việc thực tế nào đó, vậy thì lúc này, bạn hoàn toàn có thể nghĩ xem bình thường mình thích ăn gì hay mua cái gì nhất rồi thưởng cho bản thân. Thưởng mình càng nhiều càng chứng tỏ được rằng bạn trưởng thành nhanh và tự tin hơn nhiều.

Cuối cùng, tôi muốn nói một điều rằng: ở nơi làm việc, càng nỗ lực, càng may mắn.

Theo Báo Dân Sinh


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024