Chiếc bánh hình quả lựu độc đáo với sắc đỏ chủ đạo nổi bồng bềnh trong chảo dầu thu hút sự chú ý của những ai đi qua ngã tư Phùng Hưng Nguyễn Trãi và đặc biệt nhất có lẽ là nó chỉ được mở bán vào đúng dịp Tết cổ truyền.
Bánh lựu cầu duyên có nguồn gốc từ Quảng Châu, người Hoa chính là "sở hữu" công thức bánh gia truyền và mang nó về khu Sài Gòn (Chợ Lớn) để bán đến nay mỗi gian hàng đã có tuổi đời từ 30 năm trở lên.
Bánh lựu cầu duyên thường gia đình thường được các gia đình người Hoa mua về để cúng ông Táo hoặc cúng Giao thừa. Bánh lựu còn từng được gọi nôm na là bánh cầu duyên, trong tục thì chưa ai rõ vì sao gọi đây là bánh cầu duyên nhưng về mặt truyền thống, vào mỗi độ Tết đến bánh này bán rất chạy. Ngoài việc tạo không khí tươi mới, nó còn là loại bánh Tết đặc trưng của người Hoa, được cho là mang lại sự may mắn, như ý trong cuộc sống đặc biệt là về vấn đều tình duyên.
Gian hàng bán bánh lựu đặc biệt cuả người Hoa.
Theo các bậc tiền bối, sở dĩ gọi là bánh lựu vì hình dạng của nó giống với một quả lựu. Bánh lựu theo công thức nguyên thuỷ là được làm từ bột gạo, một số nơi sau này dùng thêm bột mì và mạch nha. Nhân bánh được làm từ hỗn hợp đậu phộng rang, cốm nếp, hạt sen và đường mạch nha.
Để làm được bánh lựu, người thợ phải trải qua hơn 10 công đoạn từ nhào bột, nắn bột, phủ mè, làm nhân, tạo hình,...
Theo người bán, bánh lựu phải trải qua khoảng 10 công đoạn mới có thể ra lò và bán cho khách, mỗi gian phải có từ 4 - 5 người phụ từ khâu nặn bánh đến khâu chiên bánh thì mới xuể.
Phần nhân và phần vỏ được làm riêng, nhân bánh được đặt bên trong sau đó vo tròn và áo bằng lớp bột bánh rồi nắn hình quả lựu. Người thợ sẽ phải dùng kéo tỉa đầu bánh thành hình cánh hoa sau đó phết lên một lớp màu đỏ tươi rồi đem chiên.
Tuởng chiên bánh là công đoạn dễ nhất thế nhưng không. Nếu để ý, bạn sẽ thấy trong bất kỳ cung cách nấu nướng nào của người Hoa cũng có nguyên tắc. Dù nó được hình thành do thói quen hay từ quy định nhất thiết để giữ hương vị của món ăn thì xem ra cách mà sau này người Hoa làm theo bậc cha chú đi trước cũng thật kì công và khiến người ta phải tò mò. Ví như trong cách làm bánh lựu cầu duyên này, bánh nắn xấu đẹp gì khi chiên cũng phải úp ngược bề mặt hoa lựu xuống đáy chảo và bắt buộc phải chiên trong chảo ngập dầu.
Trong quá trình chiên bánh người thợ luôn phải đảo để bánh chín đều, không bị ngả màu quá nhiều. Một phần nhân bánh nặng lúc úp bánh xuống đảo lên cũng phải khéo tay để không bị bỏng.
100% bánh lựu được chiên úp và khi bánh gần chín người bán mới trở đầu bánh. Mùi thơm của mè chiên khiến những ai đi qua đây đều không thể rời mắt khỏi chảo bánh lựu màu vàng rực xen đỏ.
Bánh được chiên trong chảo ngập dầu, lửa vừa. Người ta phải trở liền tay để tránh bánh cháy hoặc ngả sang vàng sậm.
Theo một số người Hoa cho biết, thực chất bánh này vì giống quả lựu nên gọi là bánh lựu chứ nó không có tên tiếng Việt, riêng tiếng Quảng đọc là "chín túy"..
Một mẻ bánh lựu được chiên trên dầu sôi khoảng 30 phút thì chín đều. cứ như vậy mà các gian hàng bánh lên hết mẻ này đến mẻ khác, vào dịp cuối năm họ cho ra lò hơn 1.000 cái mỗi gian.
Bánh lựu có thể để được suốt Tết nên nó là lựa chọn đầu tiên của người dân.
Bánh lựu là bánh thích hợp cho những ai hảo ngọt.
Người Hoa mua bánh lựu vào dịp cuối năm
Nếu ngày xưa, người Hoa chỉ bán bánh lựu đơn giản với hình trái lựu kích cỡ nhỏ thì nay người ta đã sáng tạo hơn với nhiều kích cỡ và cách trang trí bánh bằng chữ hoặc hoa văn khác nhau.
Vì bánh lựu có thể được đặc trưng Tết khoảng 1 tuần nên việc trang trí hay vẽ lên bánh cũng là một ý kiến cực kỳ tuyệt vời. Một số gian hàng còn làm size bánh lựu to bằng một quả bưởi.
Bánh lựu nay được vẽ thêm chữ bên ngoài trông khá bắt mắt. Một số gian hàng còn cho bánh vào bao ni lông và trang trí một cách chỉn chu, trịnh trọng.
Mỗi năm người dân nơi đây bán hơn 1.000 cái bánh lựu với giá 220.000 đồng/kg size nhỏ. Bánh kích cỡ lớn hơn sẽ có giá khác.
Bánh lựu hiện tại được bán ra với giá thành 220.000 đồng/kg, tuỳ kích cỡ. Bánh có vị ngọt, béo, nhân được làm từ đậu phộng, cốm, mạch nha.
Đối với một số gia đình người Hoa, trong phong tục thờ cúng giáp Tết của họ có lẽ không thể thiếu bánh lựu - loại bánh độc đáo được bán duy nhất mùa Tết. Vì sự đặc biệt trong hình dạng nhiều gia đình còn chọn riêng loại bánh này cho dịp cưới hỏi, cúng tổ,... trong gia đình.
Mỗi gian hàng bánh lựu đều có tuổi đời từ 30 năm trở lên và mỗi dịp Tết họ bán hàng nghìn cái bánh lựu. Càng sát Tết khách đến mua càng đông, có người mua hẳn vài ký để trữ dịp Tết. Vì bánh ngọt, thơm nên đãi khách bằng bánh này theo họ cũng là "cái thảo" của gia chủ.
Pháp luật & Bạn đọc