Có khi nào cá voi tiến hóa để lên cạn săn mồi một lần nữa?

Anh Tú31/07/2023 11:00
Có khi nào cá voi tiến hóa để lên cạn săn mồi một lần nữa?

Theo một nghiên cứu mới điều tra hơn 5.000 loài động vật có vú chuyển từ môi trường trên cạn xuống nước, sự thích nghi với cuộc sống dưới nước của chúng có thể sẽ không bao giờ đảo ngược.

Hành trình tiến hóa rất kỳ diệu. Chúng ta biết động vật xương sống trên cạn là hậu duệ của những loài sống dưới đại dương. Phải mất hàng chục triệu năm tiến hóa để động vật trên cạn có thể thích nghi với môi trường xa đại dương (khả năng lọc oxy trực tiếp không khí, sinh con trong màng ối...) nhưng nhiều loài động vật có vú lại sẵn sàng quay trở lại cuộc sống đại dương. Sẽ không ít người tự hỏi liệu theo quá trình tiến hóa không thể tính được trước, cá voi hay hải cẩu có chuyển vùng trên cạn một lần nữa hay không. Các nhà khoa học khẳng định điều đó không thể xảy ra.

Bằng cách so sánh khối lượng cơ thể, chế độ ăn uống và bộ gien của 5.635 loài động vật có vú hiện hữu và đã tuyệt chủng gần đây, nhà sinh vật học tiến hóa Bruna Farina thuộc Đại học Fribourg và các đồng nghiệp đã theo dõi quá trình tiến hóa để thích nghi cuộc sống dưới nước. Quá trình họ theo dõi gồm những thay đổi về kích thước, hệ vận động, hệ thần kinh, chế độ sinh sản, ăn uống và cả dung tích phổi của các loài.

Trong số tất cả các loài được khảo sát, 97% vẫn là động vật có vú hoàn toàn sống trên cạn. Chỉ có 3% chuyển sang cuộc sống sống dưới nước ở các mức độ khác nhau.

Quá trình chuyển đổi này diễn ra độc lập ở các nhóm động vật có vú khác nhau, với một số gắn bó với môi trường nước hơn các nhóm khác. Điều này đã tạo ra 3 nhóm riêng biệt: động vật bán thủy sinh như thú mỏ vịt, chuột chù nước (Neomys fodiens) và opossum nước (Chironectes minimus - là một loài thú có túi thuộc họ Didelphidae trong bộ Didelphimorphia đặc hữu ở châu Mỹ); những loài thỉnh thoảng lên cạn, như hải cẩu và rái cá; và các loài động vật có vú sống hoàn toàn dưới nước như cá heo và cá nược.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy trong khi các loài bán thủy sinh sớm đã quay trở lại sống hoàn toàn trên cạn, thì phổ nằm giữa các loài sống bán thủy sinh và các loài chủ yếu sống dưới nước đã có sự thích nghi không thể đảo ngược cho cuộc sống dưới nước.

Khi một loài thường sống dưới nước nhiều hơn, khối lượng cơ thể của chúng có xu hướng tăng lên, với mức tăng 5% mỗi triệu năm đối với những loài bán thủy sinh và tăng tới 12% mỗi triệu năm đối với các loài hoàn toàn sống dưới nước. Điều này đúng ngay cả đối với động vật có vú nhỏ như loài gặm nhấm.

Điều này  cũng phù hợp với quy tắc địa sinh thái của Bergmann: các loài có xu hướng phát triển cơ thể lớn hơn trong môi trường nhanh chóng làm giảm nhiệt độ cơ thể, chẳng hạn như trong nước, vì việc giảm thiểu tỷ lệ diện tích bề mặt trên một đơn vị thể tích cơ thể làm tăng khả năng bảo tồn nhiệt.

Động vật trên cạn cũng bị hạn chế phát triển kích thước bởi thách thức vận chuyển khối lượng, nhưng động vật sống dưới nước lại không chịu rào cản này. Việc di chuyển cơ thể trong nước lại dễ dàng hơn nhờ lực Archimedes. Hơn nữa, số lượng con mồi dưới đại dương luôn đầy ắp hơn ở trên cạn giúp các loài săn mồi trong đại dương đủ nguyên liệu đầu vào để nuôi cơ thể khổng lồ.

Mặc dù có nhiều cỏ biển và tảo, nhưng hầu hết các loài chuyển tiếp sang môi trường nước, ngoại trừ bò biển, lại không sử dụng chúng làm nguồn thức ăn. Động vật có vú quay trở lại nước có xu hướng ăn thịt. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này "có thể do các enzym cần thiết để phân hủy vật liệu thực vật hoặc tảo đòi hỏi nhiệt độ cao hơn".

Hầu hết các loài "bò biển" như cá nược và lợn biển đều thích sống ở vùng nước ấm. Động vật có vú ăn cỏ thường sống ở môi trường nước lạnh duy nhất là bò biển Steller (Hydrodamalis gigas), loài mà con người đã đẩy chúng đến chỗ tuyệt chủng. Để thích nghi môi trường nước lạnh, bò biển Steller nặng gấp 10 lần các loài bò biển thích môi trường nước ấm.

Cuộc sống dưới nước cũng đòi hỏi một hệ thống vận động khác, sắp xếp hợp lý hơn, dẫn đến việc các chi bị tiêu giảm và cuối cùng là không có khả năng mang cơ thể trên cạn. Việc chi bị tiêu giảm ở cá voi và cá heo có liên quan đến việc mất biểu hiện của nhiều gien.

Mất đi một đặc điểm phức tạp như đôi chân, được hình thành bởi hàng triệu năm tiến hóa chọn lọc tự nhiên, không phải là một quá trình có thể dễ dàng đảo ngược.

Các nhà khoa học viết trong công trình nghiên cứu: “Định luật Dollo cho rằng một khi một đặc điểm phức hợp bị mất đi thì không thể lấy lại được”, đồng thời lưu ý rằng điều tương tự cũng xảy ra ở những loài chim mất khả năng bay (tức là chim cánh cụt thì sẽ gần như không thể tiến hóa để bay được trở lại).

Điều này không có nghĩa là các cấu trúc và chức năng giải phẫu tương tự không thể phát triển lại trong tương lai. Nhưng khi độ phức tạp của một tính năng tăng lên, sản phẩm tiến hóa của nó ít có khả năng lặp lại như trước do các gien quan trọng đã bị biến đổi và mất đi.

Fribourg và nhóm nghiên cứu đánh giá: "Sau quá trình chuyển đổi đó, sự thất thế khi cạnh tranh với các loài ăn thịt trên cạn vốn có thể sử dụng các chi của chúng để săn mồi hiệu quả hơn, chính là rào cản ngăn chặn bất kỳ khả năng đảo ngược nào".

Nói cách khác, bất kỳ con cá voi nào trở lại sống trên cạn không thể săn được mồi vì dù có con mồi nằm yên thì cũng bị linh cẩu, đại bàng săn hết. Cá voi chỉ có thể quay về đại dương.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?

Trên thực tế, loài người đã sử dụng các hệ đồng hồ có 6 số, 8 số, 10 số, 18 số và 24 số. Nhưng bằng cách nào đó, hệ thống 12 giờ vẫn trở nên phổ biến nhất.
3

Anh van em đấy, em đừng yêu AI

Con người đang đắm đuối với AI - những người tình hoàn hảo, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, khả năng dỗ dành ngọt ngào thì miễn bàn.
4

Xếp hạng 8 đại cao thủ Kim Dung - Cổ Long: Vô Danh Thần Tăng suýt bị loại

Bài viết so sánh và xếp hạng 8 cao thủ võ lâm hàng đầu từ các tác phẩm của hai đại văn hào Kim Dung và Cổ Long. Liệu ai sẽ là người đứng đầu trong bảng xếp hạng này?
5

Bí mật mối tình sét đánh Mộng Cô và Hư Trúc

Hư Trúc và Mộng Cô, hai con người tưởng chừng như khác biệt, lại nên duyên chỉ sau ba lần gặp gỡ ngắn ngủi.

Mối nguy từ ứng dụng bạn gái AI

Trang The Guardian dẫn lời một số chuyên gia cảnh báo các ứng dụng bạn gái trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ nuôi dưỡng nhiều quan điểm không lành mạnh về kiểm soát và bạo lực giới.

Quá trình huấn luyện chim ưng "tàn nhẫn" của dân du mục

Chim ưng có thể đi săn cùng con người là vì nó coi con người là đối tác đáng tin cậy.

Những hình ảnh gợi nhớ 'tuổi thơ dữ dội' của thế hệ 8x, 9x

Cả "bầu trời tuổi thơ" hồn nhiên, trong trẻo của thế hệ 8x, 9x bỗng ùa về khi xem những hình ảnh này.

Cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc, tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích

Đó là một ý tưởng sáng tạo độc đáo nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng.

Chất 'thông linh' giúp thực vật nhiều lần tiến hóa để ăn thịt động vật

Jasmonate là hormone có nguồn gốc từ phospholipid điều chỉnh sự phát triển của thực vật và phản ứng với áp lực môi trường; thúc đẩy nhiều phản ứng đối với các điều kiện khắc nghiệt.

Loài cú bị đe dọa bởi những người hâm mộ Harry Potter

Bộ phim "Harry Potter" đã thúc đẩy một làn sóng khai thác cú hoang dã để phục vụ nhu cầu tăng đột biến và điều tương tự cũng xảy ra với cá san hô sau bộ phim “Đi tìm Nemo”.

Sự tiến hóa diệu kỳ của chiếc lưỡi ở chim và bò sát

Sự tiến hóa của lưỡi đã giúp các loài bò sát và lưỡng cư bắt được con mồi là động vật. Còn ở loài chim, một số cách thích nghi kỳ lạ nhất của lưỡi phản ánh sở thích ăn thực vật.

Từ đâu sinh ra chiếc lưỡi trong miệng

Lưỡi là cơ quan quan trọng của con người nhưng ít có công trình nào nghiên cứu về bộ phận này. Chúng tôi sẽ giới thiệu công trình nghiên cứu về chiếc lưỡi trong lịch sử tiến hóa sinh học.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 02/04/2025