Quá trình huấn luyện chim ưng "tàn nhẫn" của dân du mục

Trung Hạ29/07/2023 10:00
Quá trình huấn luyện chim ưng "tàn nhẫn" của dân du mục

Chim ưng có thể đi săn cùng con người là vì nó coi con người là đối tác đáng tin cậy.

Săn bắt bằng chim ưng là một trong những nét văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc cổ đại. Trong mắt họ, một con chim ưng đã thuần hóa dù có ngàn lạng vàng cũng không thể sánh bằng, bởi nó “như hai mà một” với người nuôi đã dày công mấy năm trời.

Ưng, hay còn gọi là chim cắt, không chỉ một loài chim cụ thể mà chỉ chung một nhóm chim ăn thịt, có mỏ và móng vuốt sắc nhọn, sải cánh siêu lớn và dài, thích tự do bay lượn và sà xuống săn mồi.

Lý do tại sao nó có thể đi săn cùng con người là vì nó coi con người là đối tác đáng tin cậy. Việc thiết lập loại lòng tin này bắt đầu từ việc loại bỏ tính hoang dã của nó, quá trình này được người Trung Quốc xưa gọi là "ngao ưng".

Phong tục săn bắt bằng chim ưng của dân du mục: Quá trình huấn luyện chim "tàn nhẫn" đến mức nào? - Ảnh 1.
 

Trong quá khứ, dân du mục thường sử dụng chim ưng để săn bắn, cũng là một phong tục cổ xưa bắt nguồn từ vùng Lưỡng Hà có từ ít nhất 2.000 năm TCN. Sau đó, nuôi chim ưng lan sang châu Âu và trở nên phổ biến trong giới quý tộc.

Với nhận thức ngày càng tăng về bảo vệ động vật, sau khi chim ăn thịt trở thành động vật được bảo vệ, thuần dưỡng chim ưng bắt đầu giảm dần.

Ngày nay trên thế giới có còn người đi săn bằng chim ưng không? Có, nhưng số lượng ngày càng ít.

Năm 2021, 18 quốc gia trên thế giới (trong đó có Hàn Quốc) đã liệt kê văn hóa nuôi chim ưng là "Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại" của Liên hợp quốc. Tại Trung Quốc, nhiều khu vực cũng đã thành công trong việc đưa văn hóa nuôi chim ưng của địa phương vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ở Trung Quốc, mặc dù hầu hết tất cả các loài chim ăn thịt đều là động vật được bảo vệ cấp một hoặc cấp hai quốc gia, việc bắt và thuần dưỡng chim ưng là bất hợp pháp, nhưng để tiếp tục kế thừa văn hóa này, chim ưng có thể được huấn luyện sau khi đăng ký và xin giấy phép.

Những người nuôi chim ưng thường chọn con vật khác nhau tùy theo sở thích và vùng miền.

Loại chim ưng được yêu thích nhiều nhất là đại bàng vàng, diều hâu đuôi đỏ, diều hâu Harris, ưng ngỗng, chim cắt lớn và chim cắt Saker, cũng có người thích thuần hóa cú và chim săn mồi sống ở biển.

Phong tục săn bắt bằng chim ưng của dân du mục: Quá trình huấn luyện chim "tàn nhẫn" đến mức nào? - Ảnh 2.
 

Huấn luyện chim ưng

Cách thuần hóa chim ưng của mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia thành các bước sau: bắt chim, “ngao ưng” và huấn luyện săn mồi.

Nhìn chung có 2 cách để sở hữu một con chim ưng. Một là bắt đầu từ một con chim con 1-2 tuổi, họ leo lên vách đá để tìm tổ của chim ưng, dùng vải bọc lại chim con và mang về. Cách này vô cùng nguy hiểm vì có thể ngã từ vách đá cheo leo, hơn nữa còn bị chim ưng mẹ tấn công. Hai, bắt chim ưng ngoài hoang dã, thông thường đều là chim trưởng thành

Hai phương pháp này có ưu và nhược điểm riêng, chim ưng học cách săn mồi khi chúng được 1-2 tuổi, con người can thiệp vào thời điểm này, chim sẽ dễ dàng tiếp nhận con người và bị thuần hóa. Chim trưởng thành cần nhiều công sức và thời gian hơn để thuần hóa chúng vì bản tính hoang dã đã rất mạnh mẽ, nhưng ưu điểm lớn nhất của nó là sẽ có thể lực tốt hơn và kỹ năng săn mồi tốt hơn so với những con chim đã sống cùng người nuôi từ nhỏ.

Phong tục săn bắt bằng chim ưng của dân du mục: Quá trình huấn luyện chim "tàn nhẫn" đến mức nào? - Ảnh 3.
 

Sau khi bắt được chim, mắt của nó sẽ bị bịt lại để giúp chúng giữ bình tĩnh, có nơi sẽ dùng khăn bịt mắt bằng da bò đặc biệt, có nơi lại tàn nhẫn hơn, trước đây, những người huấn luyện chim ưng Naxi (còn gọi là người Nạp Tây - một dân tộc cư trú chủ yếu ở đông nam vùng núi Himalaya ở tây bắc Vân Nam, cũng như tây nam Tứ Xuyên ở Trung Quốc), sẽ khâu mí mắt và "khai nhãn" cho nó trước khi bắt đầu quá trình “ngao ưng”.

Tiếp đến là “ngao ưng”, một cuộc đấu trí giữa con người và chim ưng. “Ngao ưng”, chính là tìm cách để chim ưng tiếp nhận con người, xem người là bạn để cùng hợp tác.

Có nhiều cách để thực hiện quá trình này, nhưng chỉ có một mục đích duy nhất, đó là làm hao mòn ý chí của chim ưng bằng cách khiến chúng không ăn, không uống, không ngủ, buộc nó phải tiếp nhận con người. Nói chung quá trình này mất 7 ngày, nhanh nhất là 3-4 ngày, chậm nhất là nửa tháng. Lúc này, chim ưng cũng không ngủ mà luôn ở bên cạnh người nuôi dưỡng, để nó nhận ra họ là chủ nhân càng sớm càng tốt.

Phong tục săn bắt bằng chim ưng của dân du mục: Quá trình huấn luyện chim "tàn nhẫn" đến mức nào? - Ảnh 4.
 

Người Naxi “ngao ưng” chủ yếu bằng cách đặt chim lên cánh tay đeo găng tay da bò. Họ sẽ đưa đại bàng đi lang thang khắp nơi, nơi có nhiều người, để nó thích nghi với sự tồn tại của con người.

Cũng là để chim ưng đứng lên cánh tay, nhưng người Kyrgyz (một dân tộc Turk sinh sống chủ yếu ở phía Bắc của Trung Á, là dân tộc chính của Kyrgyzstan) dùng phương pháp tàn nhẫn hơn.

Đầu tiên, họ dùng ống sậy đổ đầy nước vào bụng chim (làm rỗng dạ dày), sau đó đặt đại bàng lên cánh tay, không cho nó ngủ trong 5 ngày 5 đêm liên tiếp.

Người Kyrgyz đặt đại bàng lên một dụng cụ đặc biệt. Trên mặt đất có hai thanh gỗ, nối với nhau bằng sợi dây thừng cho đại bàng đứng ở giữa.

Phong tục săn bắt bằng chim ưng của dân du mục: Quá trình huấn luyện chim "tàn nhẫn" đến mức nào? - Ảnh 5.
 

Chim ưng đứng trên dây, người ta sẽ lắc liên tục sợi dây thừng hoặc thanh gỗ, mục đích là làm cho chim ưng đứng chênh vênh trong vài ngày liên tiếp, không được ngủ, không được ăn gì ngoài uống nước, để cho tỉnh táo, người ta dội một ít nước lạnh lên đầu chim ưng.

Chim sẽ không ăn thịt cho đến khi nó gục xuống vì kiệt sức và người nuôi dùng tay chạm vào nó. Nếu chim chịu ăn thịt từ tay người nuôi thì coi như quá trình “ngao ưng” thành công. Người Naxi gọi bước này là "khai thực".

Để giữ cho đại bàng ở trạng thái tốt nhất, người Naxi sẽ kiểm soát trọng lượng thông qua lượng thức ăn, còn người Kyrgyz sẽ kiểm soát trọng lượng của đại bàng bằng cách khiến chúng nôn mửa.

Phong tục săn bắt bằng chim ưng của dân du mục: Quá trình huấn luyện chim "tàn nhẫn" đến mức nào? - Ảnh 6.
 

Sau bước “ngao ưng”, tức chim ưng đã tiếp nhận con người, quá trình huấn luyện săn mồi bắt đầu.

Quá trình huấn luyện “gọi chim” ban đầu có nghĩa là người nuôi sẽ đưa chim ưng về tự nhiên, chỉ cần người nuôi huýt sáo, chim ưng có thể từ xa bay trở lại và ăn thịt trong tay người nuôi.

Giai đoạn sau, cần huấn luyện cách săn mồi, bao gồm huấn luyện đại bàng làm quen với việc săn mồi với chó, bay đến bất cứ nơi nào người nuôi chỉ điểm, nhận dạng, đuổi bắt và bắt mồi sống...

Quá trình “ngao ưng” đã tàn nhẫn, huấn luyện chim ưng còn gian nan hơn.

Thời gian huấn luyện chim ưng rất dài, có thể mất vài năm, nếu bắt đầu nuôi chim từ khi còn nhỏ, có thể mất bốn năm để huấn luyện hoàn chỉnh. Trong quá trình huấn luyện chim ưng, người nuôi rất dễ bị thương.

Trên hết, quá trình này tốn rất nhiều tiền. Chi phí cụ thể khác nhau tùy theo loài chim và người nuôi, nhưng không hiếm trường hợp tổng chi phí vượt quá 10.000 USD (hơn 236 triệu đồng).

Phong tục săn bắt bằng chim ưng của dân du mục: Quá trình huấn luyện chim "tàn nhẫn" đến mức nào? - Ảnh 7.
 

Thả chim về bầu trời?

Theo phong tục nuôi chim ưng trong quá khứ, chim ưng và con người hợp tác săn mồi có thời hạn nhất định.

Sau nhiều năm, người Kyrgyz sẽ cho những con chim mà họ đã thuần hóa ăn thịt cừu và sau đó thả đi, vì bằng cách này, chim ưng mới có thể tự do sinh sản, con cháu của họ mới có thể tiếp tục phong tục cổ xưa này.

Người Naxi thường thả chim về rừng vào tháng 2, sau 1 năm sử dụng chim ưng là công cụ săn mồi. Họ tin rằng đây là cách thuần hóa ít ảnh hưởng nhất đến tự nhiên.

Phong tục săn bắt bằng chim ưng của dân du mục: Quá trình huấn luyện chim "tàn nhẫn" đến mức nào? - Ảnh 8.
 

Chim ưng ngày nay đã trải qua những thay đổi to lớn, trước đây nó được dùng để săn mồi, hiện tại dần phát triển thành nuôi làm thú cưng, hoặc cung cấp cho khách du lịch chụp ảnh và thu phí, vì vậy, người Naxi chỉ cần 3 tháng để huấn luyện chim ưng.

Dù luật lệ là như vậy, nhưng vì lợi ích mà ngày càng có nhiều người nuôi chim ưng không còn theo truyền thống cũ, họ không muốn thả những con chim ưng đã được thuần hóa về tự nhiên, thậm chí có người còn trực tiếp bán chúng.

Vào năm 2010, ở Trung Quốc, một con ưng ngỗng chưa huấn luyện có thể được bán với giá 5.000 NDT (16,5 triệu đồng) và chim con đã thuần hóa có thể lên tới 10.000 đến 20.000 NDT (hơn 33-66 triệu đồng).


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Vì sao Kim Dung để cao thủ top 2 giới võ lâm bị Tạ Tốn dễ dàng hạ gục?

Cái chết của cao thủ này còn ẩn chứa nhiều bí mật.
2

Ảnh địa phận 29 tỉnh thành chỉ còn trong kỷ niệm, chạm cảm xúc nhiều người

Từ năm 2020 tới nay, anh Duy An rong ruổi tới khắp các vùng miền trên Tổ quốc, ghi lại bức ảnh về địa phận từng tỉnh thành. Không ngờ bộ ảnh nhận sự quan tâm đặc biệt do chạm tới cảm xúc nhiều người.
4

Cô nàng siêu robot Sophia từng tuyên bố “sẽ hủy diệt loài người” bây giờ ra sao?

Trong thời điểm AI bùng nổ, lời nói năm xưa của Sophia có đáng lo sợ?
5

Kim Dung giải thích vì sao Kiều Phong 1 chưởng đánh Vô Danh Thần Tăng gãy xương mà không giết nổi con hổ?

Sự khác biệt về thực lực của Kiều Phong được giải thích thế nào?

Những hình ảnh gợi nhớ 'tuổi thơ dữ dội' của thế hệ 8x, 9x

Cả "bầu trời tuổi thơ" hồn nhiên, trong trẻo của thế hệ 8x, 9x bỗng ùa về khi xem những hình ảnh này.

Cuộn băng keo in ảnh chân dung trẻ em ở Hàn Quốc, tia hy vọng của các bậc cha mẹ có con mất tích

Đó là một ý tưởng sáng tạo độc đáo nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng.

Chất 'thông linh' giúp thực vật nhiều lần tiến hóa để ăn thịt động vật

Jasmonate là hormone có nguồn gốc từ phospholipid điều chỉnh sự phát triển của thực vật và phản ứng với áp lực môi trường; thúc đẩy nhiều phản ứng đối với các điều kiện khắc nghiệt.

Loài cú bị đe dọa bởi những người hâm mộ Harry Potter

Bộ phim "Harry Potter" đã thúc đẩy một làn sóng khai thác cú hoang dã để phục vụ nhu cầu tăng đột biến và điều tương tự cũng xảy ra với cá san hô sau bộ phim “Đi tìm Nemo”.

Sự tiến hóa diệu kỳ của chiếc lưỡi ở chim và bò sát

Sự tiến hóa của lưỡi đã giúp các loài bò sát và lưỡng cư bắt được con mồi là động vật. Còn ở loài chim, một số cách thích nghi kỳ lạ nhất của lưỡi phản ánh sở thích ăn thực vật.

Từ đâu sinh ra chiếc lưỡi trong miệng

Lưỡi là cơ quan quan trọng của con người nhưng ít có công trình nào nghiên cứu về bộ phận này. Chúng tôi sẽ giới thiệu công trình nghiên cứu về chiếc lưỡi trong lịch sử tiến hóa sinh học.

5 công cụ AI trực tuyến tốt nhất để tạo meme

Meme là hình ảnh hay video kèm theo tiêu đề hài hước mang tính giải trí, được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Hoạt động tạo meme trực tuyến đang gia tăng thời gian qua.

Tờ báo giấy lâu đời nhất thế giới in số cuối cùng sau 320 năm

Trang The Guardian đưa tin nhật báo Wiener Zeitung của Áo vừa in số cuối cùng vào ngày 30.6.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Suy ngẫm - Mộc Miên - 10/07/2025 10:00
Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Không còn bệnh tim - "Một quyển sách quý, rất đáng quý"

Từ sách - Phim - Chân Diệu Mỹ - 10/07/2025 09:00
Đọc xong cuốn sách "Không còn bệnh tim" (No More Heart Disease) của Tiến sĩ Louis J. Ignarro tôi nhận thấy đây là một quyển sách quý, rất đáng quý. Quý bởi vì tác giả đoạt giải Nobel về Y học sau 24 năm nghiên cứu về một thứ mà lúc khởi đầu chưa ai biết gì về nó...

Quán quân Olympia có sự nghiệp rộng mở ở nước ngoài vẫn từ chối lương cao để về nước

Phong cách sống - Kim Linh - 10/07/2025 08:00
Sau khoảng thời gian học tập và làm việc tại Úc và Anh, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 9 quyết định về nước công tác tại ĐH Huế.

AI có đang âm thầm làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta?

Kỹ năng - Anh Tú - 09/07/2025 13:00
Liệu AI có đang làm suy thoái ngôn ngữ của chúng ta? Không nhất thiết phải như vậy. Chuyên gia tư vấn ngôn ngữ Anne-Kathrin Gerstlauer chia sẻ những mẹo giúp người dùng cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Xem Sex Education, chồng tôi bật khóc như mưa thú nhận đã dạy con sai lầm

Điện ảnh - Thanh Hương - 09/07/2025 12:00
Lần đầu tiên tôi nhận ra, nuôi dạy sai cách có thể ảnh hưởng đến tâm hồn một người như nào.

Google ra mắt ứng dụng AI phục vụ ngành thời trang

Thư giãn - Anh Tú - 09/07/2025 11:00
Google vừa thông báo ra mắt một ứng dụng thử nghiệm mới có tên Doppl, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hình dung bạn sẽ trông như thế nào khi mặc các bộ trang phục khác nhau. Ứng dụng hiện đã có mặt trên iOS và Android tại Mỹ.

Cấp quản lý càng cao thì càng có xu hướng sử dụng AI

Suy ngẫm - Anh Tú - 09/07/2025 10:00
Theo nghiên cứu mới từ Salesforce, trí tuệ nhân tạo (AI) đang cho thấy dấu hiệu chuyển dịch từ các ứng dụng cơ bản như tự động hóa công việc sang những kết quả mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như hỗ trợ công việc sáng tạo và chiến lược.

Đường vào Thiền - Thành công sớm đang trở thành áp lực với người trẻ

Từ sách - Phim - Hương Hồ - 09/07/2025 09:00
Trong bối cảnh nhiều người trẻ đang loay hoay giữa những áp lực thành công và nhu cầu sống ý nghĩa, cuốn sách "Đường vào Thiền" (The path of meditation) của Osho như một lời mời gọi bạn trở về với chính mình.

Gen Z không cần bạn, chỉ cần ChatGPT để tâm sự: Chuyên gia lý giải vì sao?

Phong cách sống - Đoàn Thủy - 09/07/2025 08:00
Thay vì gọi điện hay tâm sự với bạn bè, không ít bạn trẻ hiện nay lại mở trình duyệt, gõ vài dòng và tìm sự thấu hiểu từ trí tuệ nhân tạo.

Rò rỉ bí mật Meta đào tạo các chatbot AI chủ động nhắn tin, nhớ hội thoại, cố giữ người dùng ở lại

Kỹ năng - Sơn Vân - 08/07/2025 13:00
Meta Platforms đang đào tạo các chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tùy biến để trở nên chủ động hơn, chủ động nhắn tin mà không cần chờ người dùng nhắn trước, nhằm tiếp nối những cuộc trò chuyện trước đó, trang Insider cho biết.

Xem 'Sex Education', tôi học lỏm được cách áp dụng để dạy con gái 'lì lợm' hiệu quả không tưởng!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 08/07/2025 12:00
Tôi đã tìm ra chìa khóa giúp con gái vượt qua sự chán chường, rèn luyện tính kiên trì và thay đổi tư duy về thành công.

Vợ nổi ghen khi chồng ‘say nắng’ và đòi cưới nhân tình AI

Thư giãn - Anh Tú - 08/07/2025 11:00
Theo CBS và New York Post, một người đàn ông đã có gia đình tại Mỹ đã gây tranh cãi khi yêu và cầu hôn một AI trên ChatGPT.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 10/07/2025