Trong thế giới của Kim Dung, nhiều cao thủ tự sáng tạo ra tuyệt học oai trấn thiên hạ. Xét về võ công, họ cũng có thể coi là đứng đầu võ lâm. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, có một vị cao thủ hội tụ những yếu tố này nhưng rất ít người nhớ tới tên của ông. Đó là ai?
Cao thủ này là Mộ Dung Long Thành, thuộc gia tộc Mộ Dung. Tổ tiên Mộ Dung vốn thuộc dòng họ Tiên Ty đời xưa. Hồi loạn Ngũ Hồ, họ Mộ Dung năm xưa ở Trung Nguyên đánh Đông dẹp Bắc oai phong lừng lẫy, dựng ra những triều đại Tiền Yên, Hậu Yên, Nam Yên và Tây Yên.
Sau đó, nhà Bắc Nguỵ diệt con cháu họ Mộ Dung, họ tản cư đi khắp nơi nhưng vẫn truyền đời dặn con cháu hoài bão ý niệm trung hưng phục quốc. Nhưng trải qua các triều đại Tùy, Đường họ Mộ Dung ngày càng suy yếu, nên nguyện vọng khôi phục nước Đại Yên ngày càng mờ mịt.
Mãi tận cuối thời Ngũ Đại, họ Mộ Dung bỗng sinh ra Mộ Dung Long Thành, một nhân vật được đánh giá là kỳ tài trăm đời mới có. Ông chính là người sáng tạo ra kỹ thuật Đẩu chuyển tinh di.
Nhắc tới Đẩu chuyển tinh di, nhiều người hẳn sẽ nhớ tới 2 nhân vật Mộ Dung Bác và Mộ Dung Phục từng sử dụng tuyệt chiêu này để đối phó với địch thủ. Cũng nhờ tuyệt kỹ này, võ công của Mộ Dung Phục được xếp ngang hàng với Kiều Phong. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều học giả phân tích truyện kiếm hiệp của Kim Dung thì Mộ Dung Phục lại chưa phát huy được 100% tiềm lực của tuyệt kỹ Đẩu chuyển tinh di do Mộ Dung Long Thành tạo ra. Vì thế, mọi ý định của Mộ Dung Phục cho tới cuối cùng lại đổ bể, cuối cùng hắn trở nên điên mà luôn mơ tưởng là mình là hoàng đế, cùng A Bích sống đời nhàn vi.
Quay lại với Đẩu chuyển tinh di, môn võ học này nổi tiếng với việc vận chuyển nội lực, mượn lực đánh lực, trả lại đòn tấn công cho đối thủ. Môn công phu này yêu cầu người sử dụng phải có con mắt tinh tường và tốc độ phản ứng cực kỳ nhanh chóng. Bất luận đối phương thi ra loại công phu, binh khí, ám khí nào, đều có thể phản kích ngược lại cho đối phương. Người ra tay võ công càng cao, chết kiểu này càng là xảo diệu, chính thức công phu ở chỗ, đem đối thủ binh khí quyền cước chuyển đổi phương hướng, làm đối thủ tự làm tự chịu.
Cái đáng sợ của nó nằm ở chỗ, đối thủ càng tung ra chiêu thức hùng mạnh ra sao thì Đẩu chuyển tinh di lại càng có đất dụng võ. Về điểm này, tuyệt kỹ này có rất nhiều nét tương đồng với Càn khôn đại na di của Minh giáo, đem lực của địch trả lại cho địch.
Người sử dụng cần có võ công rất cao cũng cần am hiểu nhiều môn võ khác để có thể lựa đúng lúc tấn công mà phản đòn. Nếu như Độc Cô Cầu Bại với những đường kiếm tấn công khiến địch khó mà toàn mạng thì Mộ Dung Long Thành lại được ví như bức tường phòng thủ độc dị nhất, địch đánh vào như tự đấm bản thân, thế mới thấy được mức độ ghê gớm. Chính vì thế, nhiều nhà học giả cho rằng Mộ Dung Long Thành nếu sống ở cùng thời với Độc Cô Cầu Bại có thể là một đối thủ ngang hàng.
Mộ Dung Long Thành đã sử dụng tuyệt học Đẩu chuyển tinh di và nhanh chóng trở thành cao thủ không ai địch nổi, vang danh thiên hạ.
Đáng tiếc, Mộ Dung Long Thành lại tuân theo di huấn của tổ tiên, quyết làm đại nghiệp, phục hưng lại nước Yên. Tuy nhiên, Triệu Khuông Dẫn dựng lên nhà Đại Tống rồi bốn bể thanh bình, lòng người thịnh trị. Ông tuy võ công cao cường, rút cục cũng không gây dựng nên do đó buồn bực mà chết.
Nhiều độc giả của Sohu và Sina luyến tiếc rằng, nếu thay vì phục quốc, Mộ Dung Long Thành tập trung vào phát triển vị trí của mình trên giang hồ thì có lẽ họ Mộ Dung đã uy chấn hơn nhiều.
*Nguồn: Sohu, Sina, Baidu