Cách chuẩn bị cho lĩnh vực khoa học và công nghệ

Bình Bình09/07/2022 14:00
Cách chuẩn bị cho lĩnh vực khoa học và công nghệ

Ngày nay giáo dục đại học không còn là thứ xa hoa mà là sự cần thiết. Khó mà kiếm được việc làm tốt nếu bạn không vào đại học.

Có nhiều cơ hội việc làm hơn ở mọi nước nhưng điều đó còn tuỳ vào lĩnh vực học tập của bạn và trường nào bạn tốt nghiệp ra. Có khác biệt về lương giữa các sinh viên học về Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) và sinh viên tốt nghiệp trong Nghệ thuật, Sân khấu, Lịch sử, Văn học, hay nghiên cứu xã hội. Có khác biệt về lương giữa những sinh viên tham dự các đại học hàng đầu và các sinh viên vào các đại học ít nổi tiếng. Để đảm bảo rằng bạn sẽ có nghề nghiệp tốt trong tương lai, việc chọn lĩnh vực học tập trong các đại học tốt là rất quan trọng.

Khi lần đầu tiên tôi dạy ở Ấn Độ năm 2004, sinh viên ở đó nói cho tôi một câu phổ biến: “Không đại học, không hẹn hò; Không có bằng CNTT, không hôn nhân.” Vào lúc đó tôi đã cười nhưng sau khi suy nghĩ, tôi thấy nó logic. Đầu tiên, nếu bạn không vào đại học, bạn không có tương lai tốt; và không cô gái nào sẽ hẹn hò với người không có tương lai. Thứ hai, vì CNTT là việc làm tốt nhất ở Ấn Độ, không cô gái nào sẽ lấy bạn nếu bạn không có việc làm tốt. Điều này diễn tả việc vào đại học là quan trọng thế nào vì nó là chìa khoá cho hẹn hò với một cô gái, kiếm được việc làm trong CNTT, và cũng có được hôn nhân.

Các sinh viên cũng bảo tôi rằng điều đầu tiên các bậc phụ huynh Ấn Độ thường yêu cầu một người muốn đi chơi với con gái họ là anh ta vào đại học nào. Các đại học hàng đầu như Viện Công nghệ Ấn Độ có nghĩa là người vào là thông minh và có tương lai tốt; nhưng nếu người đó học về CNTT, tương lai của người đó được đảm bảo.

Ngày nay có nhiều cơ hội việc làm hơn trong STEM vì toàn thế giới đang dịch chuyển từ Thời đại Công nghiệp sang Thời đại Thông tin nơi công nghệ chi phối mọi thứ. Khi thế giới càng toàn cầu hoá và được kết nối hơn, công nghệ đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn, tri thức và kĩ năng đang trở thành tài sản then chốt thay cho vốn. Trong thời đại công nghiệp, vốn là quan trọng để xây dựng doanh nghiệp và sản phẩm chế tạo dùng các tài nguyên thiên nhiên như dầu, khí và khoáng sản. Nhưng với công nghệ, mọi thứ thay đổi, vì phát kiến là sản phẩm của sức mạnh bộ não.

Trong thời đại Công nghiệp, người giầu nhất là người kiểm soát tài chính, ngân hàng (vốn) và tài nguyên tự nhiên (dầu, khí, khoáng sản) hay chế tạo (ô tô, động cơ, máy móc v.v.). Nhưng ngày nay người giầu nhất hầu hết trong khu vực công nghệ (phần cứng, phần mềm, viễn thông v.v.) Tất cả trong số họ (Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg v.v.) đều xây dựng công ti dựa trên tri thức công nghệ từ những chỗ khiêm tốn với ít tiền (trong ga ra hay kí túc xá đại học.)

Khi tôi dạy về STEM ở châu Á, mọi người thường đánh đồng điều đó với y tế, nha khoa và dược khoa. Về mặt truyền thống đây là những lĩnh vực lớn để học tập nhưng đây không phải là chọn lựa duy nhất. Có nhiều lĩnh vực tuyệt vời trong khu vực STEM và hiểu cần chọn lĩnh vực nào yêu cầu nghiên cứu nào đó về các cơ hội nghề nghiệp tương lai. Chẳng hạn, khoa học thống kê bảo hiểm, khoa học máy tính, thống kê và phân tích, kĩ nghệ phần mềm, kĩ nghệ điện tử, quản lí hệ thông tin, và công nghệ y tế mới chỉ là vài ví dụ về các lĩnh vực STEM mà có thể dẫn tới các nghề tuyệt hảo.

Ngày nay kĩ sư phần mềm có kinh nghiệm có thể làm ra tiền nhiều như các bác sĩ y tế. Người phần mềm, người làm việc cho các công ti khởi nghiệp thành công rồi trở thành các công ti khổng lồ như Google hay Facebook, có thể trở thành triệu phú hay tỉ phú trong vòng vài năm.

Trong nhiều năm dạy ở châu Á, tôi thấy rằng phần lớn các sinh viên đã không có hiểu biết tốt về các lĩnh vực STEM hay về điều đang xảy ra trong công nghiệp. Sinh viên đã không có đủ thông tin để làm quyết định tốt và bố mẹ đã không có tri thức về thị trường việc làm toàn cầu. Đã có nhiều sinh viên đang quan tâm tới các lĩnh vực STEM nhưng không biết cách chuẩn bị. Về căn bản các lĩnh vực STEM yêu cầu sinh viên chuẩn bị sớm. Điều này nghĩa là sinh viên phải có kĩ năng cơ sở mạnh như đọc hiểu, tư duy phê phán và giải quyết vấn đề.

Ngày nay học sinh trung học không đọc mấy cho nên họ không phát triển thói quen đọc tốt. Đó là sai lầm! Phần lớn các lĩnh vực STEM đều yêu cầu đọc nhiều, đặc biệt bài đọc khoa học vì có nhiều điều họ cần biết để xây dựng nền tảng vững chắc. Vài năm trước khi tôi ở Trung Quốc, một giáo sư bảo tôi: “Ngày nay thanh niên không thích đọc. Họ sợ đọc sách có vài trăm trang; họ thích đọc sách chuyện tranh như “Japanese Anime” hay sách với nhiều hình. Tư duy của họ không đủ sâu để hiểu các khái niệm sâu sắc.

Việc thiếu tư duy sâu đưa tới thất bại trong phát triển tư duy phê phán, điều là bản chất trong khu vực khoa học. Không có tư duy phê phán, họ không thể phát triển được logic tốt để giải quyết vấn đề và phát kiến. Đó là lí do tại sao chúng tôi đã không học tốt trong các lĩnh vực STEM và không thể bắt kịp được với phương Tây. Về căn bản chúng tôi chỉ học sao chép mọi thứ mà không phát triển cái gì.”

Để thành công trong các lĩnh vực STEM, sinh viên phải có nền tảng mạnh trước khi vào đại học. Điều đó nghĩa là họ phải đọc nhiều hơn để phát triển thói quen đọc tốt. Nhưng một mình việc đọc là không đủ tốt. Họ phải đọc sách gây hứng khởi cho họ; sách làm cho họ nghĩ; sách làm cho họ muốn biết,để phát triển tư duy phế phán và logic. Trong lớp của tôi ở Carnegie Mellon, có nhiều sinh viên châu Á. Phần lớn đều có điểm rất tốt ở trung học, điểm kiểm tra cao nhất nhưng nhược điểm then chốt của họ là nhiều người không đọc tốt.

Môn “Công nghệ mới trong thế giới toàn cầu” của tôi yêu cầu sinh viên đọc quãng 20 bài báo một tuần hay quãng 150 trang. Sách giáo khoa có 22 chương, mỗi chương quãng 70 trang và sinh viên phải đọc 2 tới 3 chương một tuần hay 200 trang. Điều đó có nghĩa là họ phải đọc 300 tới 350 trang một tuần và hiểu rõ chúng. Vì từng chương đều được xây dựng dựa trên các chương trước, không có tri thức toàn diện, sinh viên có thể không qua được lớp. Sinh viên thường phàn nàn: “Tại sao chúng em phải đọc nhiều trang thế? Thầy có thể tóm tắt nó cho chúng em được không?” Tôi bảo họ: “Khi các em đi làm, các em có bảo người quản lí của các em cho các em ít công việc hơn không? Hay các em có thể bảo khách hàng của các em rằng các em sẽ chỉ viết không quá 100 dòng mã một ngày không?”

Việc đọc là nhược điểm then chốt của nhiều sinh viên ngày nay do ti vi, phim ảnh và Internet. Nhiều thanh niên không thích đọc sách thay vì thế họ ưa thích xem phim hay chơi videogames. Điều họ không nhận ra là phim ảnh, truyền hình và videogames làm cho họ thụ động hơn trong khi sách cho phép họ nghĩ và tưởng tượng tích cực. Trong lúc phần lớn mọi người bị thành người tiêu thụ tiến bộ công nghệ, điều bản chất là sinh viên phải đọc thường xuyên để phát triển thói quen đọc tốt để chuẩn bị cho tương lai.

Các lĩnh vực STEM có nhiều thuật ngữ khoa học mới và các khái niệm sâu sắc, không có thói quen đọc tốt sẽ không thể nào hiểu thấu được những thuật ngữ này trong thời gian ngắn. Tôi khuyên rằng các sinh viên, đặc biệt học sinh trung học nên dành ít nhất nửa giờ mỗi ngày cho việc đọ để phơi bản thân họ ra với các phong cách viết khác nhau và học từ vựng mới. Có từ vựng tốt là nền tảng mạnh dẫn tới thói quen đọc vì trong khi đọc sách, đặc biệt các sách khoa học, bạn sẽ được phơi ra cho nhiều từ mới mà bạn có thể không biết.

Về căn bản biết sớm nhiều từ sẽ giúp cho bạn vượt qua chướng ngại này. Biết nhiều từ cũng cho phép tự bạn diễn đạt lưu loát hơn do vậy cải tiến kĩ năng trao đổi và kĩ năng trình bày của bạn. Đọc nhiều sách hơn, đặc biệt là những sách yêu cầu bạn nghĩ sâu sẽ làm tăng tính sáng tạo trong não, đặc biệt lúc tuổi trẻ của bạn. Đây là phúc lành vì nó là nền tảng của tư duy phê phán và giúp bạn phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề.

Theo một khảo cứu ở đại học Pennsylvania, những sinh viên học tốt trong đại học; những sinh viên có điểm cao nhất trong mọi đại học, tất cả họ đều có một tính cách chung: Tất cả họ đều có thói quen đọc tốt từ hồi còn trẻ. Tác giả, Ts. Stanberry kết luận: “Điều được thừa nhận rõ là những người có tham gia tích cực vào việc đọc đều có điểm cao trong bài thi, thông minh cao hơn, và có tri thức sâu sắc hơn những người không đọc.

Việc đọc nâng cao tri thức bằng việc làm cho họ dùng bộ não một cách tích cực và làm cho họ nghĩ nhiều hơn và do đo nâng cao thông minh của họ. Vì sách giúp cải tiến cả trí nhớ và sự tập trung, tôi có thể kết luận rằng việc đọc làm cho dễ học một chủ đề hơn và giữa lại được tri thức đã nhận từ chủ đề, do vậy trực tiếp làm cho sinh viên thông thái hơn và thành công hơn về sau trong đời.”

Các lĩnh vực STEM có thể rất thách thức vì chúng yêu cầu tri thức toàn diện về nhiều thứ. Nhưng thách thức này có thể vượt qua được nếu sinh viên có thói quen đọc tốt. Trong nhiều năm dạy học, tôi thấy rằng những sinh viên không học tốt trong các lớp STEM thường không đọc tốt và có vốn từ nghèo nàn. Họ đã dành nhiều tuần vật lộn với các sách khoa học bằng việc dùng từ điển rồi từ bỏ.

Những sinh viên học tốt hiếm khi dùng từ điển, họ đã có nền tảng mạnh và từ vựng phong phú trong đầu họ. Họ hiểu rõ tài liệu và năng nổ học nhiều hơn vì họ sẵn sàng để học. Nếu học sinh trung học hỏi tôi: “Em chuẩn bị vào đại học và học các lĩnh vực STEM thế nào?”Lời cố vấn của tôi là: “Xây dựng thói quen đọc tốt, đọc và đọc nhiều hơn.”


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.
2

Viếng thăm Ấn Độ

Khi tôi ở Bangalore, tôi thấy một vụ tai nạn giao thông và phải mất nhiều giờ xe cứu thương mới tới. Lí do có thể là tắc nghẽn giao thông hay có thể là cái gì đó khác, vì ở hầu hết các thành phố Ấn Độ, giao thông rất tệ. Nhưng bây giờ điều mới đã xảy ra.
3

Cải tiến giáo dục trong thế giới toàn cầu hoá

Theo nghiên cứu mới nhất của UNESCO, phần lớn các nước đang phát triển đều tụt lại sau khá xa trong giáo dục so với việc cần cung cấp tri thức cho tăng trưởng kinh tế của họ trong thế giới toàn cầu hoá.
4

Thầy giáo

Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Kinh doanh trong app di động

Một sinh viên viết cho tôi: “Em muốn là một nhà doanh nghiệp và bắt đầu công ti riêng của em. Em đã phát triển nhiều app di động nhưng ngày nay mọi người không trả tiền cho app di động nữa. Làm sao em làm được tiền như một nhà doanh nghiệp?”

Dạy hiệu quả trong thế giới thay đổi nhanh chóng này

Trong quá khứ, việc dạy đã hội tụ chủ yếu vào truyền thụ tri thức từ thầy sang trò. Nguyên lí đơn giản: “Thầy dạy, và trò học.”

Cải tiến kĩ năng viết mã

Một sinh viên viết cho tôi: “Là sinh viên năm thứ nhất trong Quản lí hệ thông tin (ISM), em thích lớp nhập môn nhưng sợ lớp viết mã. Em thất vọng mọi lần em phải viết mã và em lo nghĩ rằng em có thể trượt. Xin thầy giúp cho.”

Đối thoại ở Bắc Kinh

Hệ thống giáo dục của các ông phải thay đổi và nó nên bắt đầu với đầu tư vào thầy giáo và phương pháp dạy.

Dạy STEM

Phần lớn các thầy giáo đều biết rằng Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) là các môn khó dạy. Trong khi chúng ta không thể thay đổi được tài liệu, chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta dạy để làm cho chúng thành thú vị hơn để học sinh học.

Viễn kiến của lãnh đạo và sự tồn vong của tổ chức

Viễn kiến (Vision) là năng lực nhìn xa vào tương lai để có thể chuẩn bị và lập kế hoạch đối phó.

Thư của Giáo sư John Vu gửi các bạn sinh viên học sinh Việt Nam

GS. John Vu (nguyên Kỹ sư Trưởng Tập đoàn Boeing, Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Carnegie Mellon muốn đưa thư này lên để các bạn sinh viên đang cần những lời khuyên hữu ích từ câu chuyện thực tế.

Cốt lõi của giáo dục

Là giáo sư, tôi thường tổ chức những buổi thảo luận với sinh viên trong lớp, nhất là những sinh viên năm đầu Đại học để giúp cho họ chuẩn bị kế hoạch học tập tốt hơn.

Biến tiềm năng thành tài năng - Chìa khóa khai mở bản thân

Có thể bạn không có tài năng thiên phú, nhưng trong mỗi con người đều ẩn chứa nhiều tiềm năng. “Biến tiềm năng thành tài năng” sẽ chỉ cho bạn “nơi cất giấu” chiếc “chìa khóa” khai mở tiềm năng của bản thân để bạn đi đến thành công và hạnh phúc.

Lần đầu thấy cảnh người Việt Nam thu hoạch hoa súng, khách Mỹ choáng ngợp

Thư giãn - Huy Hoàng - 22/11/2024 12:00
Có chuyến đi tới đồng bằng sông Cửu Long cách đây không lâu, phóng viên người Mỹ chứng kiến cảnh người địa phương thu hoạch hoa súng nên thấy rất ấn tượng.

Dùng chatbot AI trả đũa kẻ lừa đảo

Kỹ năng - Cẩm Bình - 22/11/2024 11:00
Nhiều người khi phát hiện mình là mục tiêu bị lừa đảo đã cố gắng làm lãng phí càng nhiều thời gian của kẻ lừa đảo càng tốt.

Sau trào lưu xé túi mù, giới trẻ lại lao vào 'cuộc chiến' đập hộp mù

Phong cách sống - Hoàng Hà - 22/11/2024 10:00
Trào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.

‘Bộ trưởng’ Elon Musk: 2 quy tắc quan trọng nhất giúp thay đổi số phận một người

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 22/11/2024 09:00
Vị tỷ phú "siêu nhân" giàu nhất thế giới này chỉ ra quy luật đơn giản mà nhiều người không hiểu khiến cuộc đời mãi tầm thường, không có thành tựu nổi bật.

Biến tiềm năng thành tài năng - Chìa khóa khai mở bản thân

Từ sách - Phim - Thu An - 22/11/2024 08:00
Có thể bạn không có tài năng thiên phú, nhưng trong mỗi con người đều ẩn chứa nhiều tiềm năng. “Biến tiềm năng thành tài năng” sẽ chỉ cho bạn “nơi cất giấu” chiếc “chìa khóa” khai mở tiềm năng của bản thân để bạn đi đến thành công và hạnh phúc.

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024