Dạy hiệu quả trong thế giới thay đổi nhanh chóng này

Lê Cường07/07/2022 14:00
Dạy hiệu quả trong thế giới thay đổi nhanh chóng này

Trong quá khứ, việc dạy đã hội tụ chủ yếu vào truyền thụ tri thức từ thầy sang trò. Nguyên lí đơn giản: “Thầy dạy, và trò học.”

Cách thầy dạy tuỳ thuộc vào kĩ năng của thầy; cách trò học tuỳ thuộc vào nỗ lực của trò. Thầy đo trò học được bao nhiêu bằng các bài kiểm tra được cho trên lớp; trường đo sinh viên thu được tri thức thế nào bằng các kì thi hàng năm.

Ngày nay việc dạy là phức tạp hơn và yêu cầu thầy làm nhiều hơn chỉ là truyền thụ tri thức. Thầy phải hội tụ vào việc dạy hiệu quả, hiệu lực và tạo ra các hoàn cảnh hỗ trợ cho việc học của trò. Việc dạy hiệu quả yêu cầu thầy phải biết cái gì đó về trò và dùng tri thức đó để cải tiến việc dạy trên lớp. Sinh viên đại học tới với sự đa dạng về nền tảng.

Chẳng hạn, nền tảng gia đình của sinh viên có thể ảnh hưởng tới cách họ học; có khác biệt giữa sinh viên xuất thân từ gia đình có giáo dục và sinh viên ở thế hệ thứ nhất vào đại học. Sinh viên với động cơ mạnh tiếp cận tới việc học khác với sinh viên không có mục đích học tập. Sinh viên có tri thức từ trước học nhanh hơn sinh viên không có nền tảng thích hợp. Mặc dầu mọi sinh viên đều phải qua những kì thi nào đó để vào đại học nhưng không ai có thể đo được tất cả các yếu tố này cho nên thầy phải thiết kế môn học của mình và điều chỉnh chúng tương ứng khi họ dạy.

Nguyên lí của việc dạy bao gồm ba yếu tố: Mục đích học tập, hoạt động dạy và đánh giá. Việc dạy là hiệu quả hơn khi thầy đặt ra mục tiêu học tập rõ ràng lúc bắt đầu từng môn học (tức là, tri thức và kĩ năng mà sinh viên phải học đến cuối môn học.) Thầy phải thiết kế các hoạt động dạy để hỗ trợ cho những mục đích học tập này (như, tài liệu môn học, việc đọc cần có, sách giáo khoa, thảo luận trên lớp v.v.) và đánh giá tiến bộ về sinh viên đang học tốt thế nào (như, bài kiểm tra, bài tập về nhà, bài báo phải viết.)

Vì có các quan điểm khác nhau trong sinh viên về việc học cho nên thầy phải rõ ràng khi họ đặt ra mong đợi một cách tường minh để giúp sinh viên học tốt hơn. Bằng việc hiểu các mục đích học tập (như, tri thức và kĩ năng mà thầy mong đợi sinh viên có đến cuối môn học) sinh viên có thể đặt mục tiêu phấn đấu và giám sát tiến bộ của họ dọc đường. Thầy phải thông báo cho sinh viên về việc tiến hành lớp học (như, việc dự lớp, việc dùng laptop và điện thoại thông minh trong lớp, và phân công việc về sau) để tránh xung đột có thể nảy sinh. Việc rõ ràng tường minh sẽ dẫn tới môi trường học tập năng suất cho mọi sinh viên.

Việc dạy hiệu quả bao gồm ưu tiên hoá các tài liệu mà thầy muốn dạy. Thầy phải quyết định dạy cái gì và cái gì không được đưa vào trong môn học dựa trên kích cỡ lớp, nền tảng và kinh nghiệm của sinh viên, và các mục tiêu học tập mà có thể được hoàn thành. Một số thầy có xu hướng vô ý thức dạy cái gì đó mà họ biết rõ nhưng sinh viên chưa có đủ tri thức cho nên sinh viên có thể bị lẫn lộn. Thầy hiệu quả biết cách chia nhiệm vụ phức tạp thành các mảnh nhỏ hơn và giải thích từng mảnh một cách độc lập trước khi nói chi tiết về cách các mảnh này có thể kết nối với nhau để cho sinh viên có thể dễ dàng hiểu được.

Trong phương pháp học tích cực, sinh viên chịu trách nhiệm về việc học riêng của họ, nhưng thầy giáo là mấu chốt trong hướng dẫn họ nghĩ và áp dụng điều họ đã học. Do đó, cả thầy và trò đều phải làm việc tích cực cùng nhau để làm cho việc học xảy ra.

Thách thức nhất trong lớp học ngày nay là để sinh viên trẻ có quan hệ với thầy giáo từ một thời đại khác. Sinh viên trẻ ngày nay ưa thích cách tiếp cận thực hành tới việc dạy như đối lập với việc đọc bài giảng. Họ quen thuộc với công nghệ và những công cụ mới nhất nhưng với nhiều thầy già hơn, điều này tạo ra kẽ hở giữa phong cách dạy của họ và cách học của sinh viên.

Các thầy già hơn không thích có công nghệ (Laptop, điện thoại thông minh v.v.) trong lớp học, trong khi sinh viên thích dùng chúng mọi lúc. Khi kẽ hở giữa phương pháp dạy và phong cách học của sinh viên rộng ra hơn, việc học của sinh viên có thể bị ảnh hưởng. Điều đó cũng có thể giải thích cho việc chống lại thay đổi trong hệ thống giáo dục vì các thầy già hơn kiểm soát chương trình đào tạo và phương hướng của hệ thống nhà trường.

Trong khi tôi dạy ở châu Á, tôi đã nghe các thầy già hơn phàn nàn rằng sinh viên ngày nay không có sự kính trọng như sinh viên trong quá khứ. Tôi nghe nói về sinh viên không đủ giỏi; quá lười, và quá dễ dàng bị sao lãng. Tôi không biết liệu sinh viên có muốn phương pháp dạy khác không nên mới gây ra xung đột này hay liệu phong cách dạy của thầy là nguyên nhân cho vấn đề. Dù nguyên nhân là bất kì cái gì, điều rõ ràng là mong đợi của thầy và trò đang đi theo các hướng khác nhau.

Vấn đề là phần lớn các trường đều có một thế hệ các thầy già hơn, những người đã quen dùng cách đọc bài giảng cho sinh viên thay vì dành thời gian cho thảo luận và hướng dẫn họ. Sinh viên trẻ muốn được tham gia vào trong thảo luận trên lớp qua các bài tập, thảo luận và câu hỏi và trả lời. Vì ưa thích về học tập của sinh viên đã thay đổi, điều quan trọng là để thầy giáo có quan hệ với cách sinh viên đang học bây giờ. Bằng việc liên tục một cách tiếp cận dạy dựa trên đọc bài giảng, các trường tiếp tục làm tăng thất vọng cho cả thầy và trò.

Khi tôi dạy ở Nhật Bản, một giáo sư giải thích: “Vấn đề của thế hệ già hơn chưa về hưu không phải là bị giới hạn vào hệ thống giáo dục mà là ảnh hưởng tới toàn thể bản thân nền kinh tế. Thế hệ trẻ hơn của chúng tôi đang bị siết lại để cạnh tranh về những việc làm ngày càng ít hơn. Chúng tôi có một thế hệ các công nhân lớn lên sau chiến tranh và họ đã làm việc rất chăm chỉ để xây dựng lại nước Nhật Bản. Nhiều người trong số họ vẫn còn làm việc và giữ những vị trí quan trọng trong mọi công ti và họ không muốn thay đổi. Họ đã từng rất thành công trong những năm 70 và 80 nhưng họ ngần ngại buông bỏ kiểm soát của họ.

Lực lượng lao động của chúng tôi đang trở nên già hơn qua từng năm và việc vẫn ở lại trong các việc làm đang ngăn cản sự phát triển của các thế hệ trẻ hơn. Đó là lí do tại sao có việc tăng tính không chắc chắn kinh tế ở Nhật Bản và chúng tôi đã đứng lại trong sự tù đọng này hàng thập kỉ trong khi Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đang làm các tiến bộ kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 đã làm cho nhiều người kết luận họ không thể về hưu được cho nên nhiều người vẫn treo bám với việc làm của họ và những người trẻ của chúng tôi phải vật lộn.”

Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, giáo dục là chìa khoá tạo khả năng để tạo ra lực lượng lao động mạnh, và việc dạy tích cực là mấu chốt để đáp ứng các mục tiêu này. Là nhà giáo dục, chúng ta cần đề cập tới những vấn đề này để đảm bảo các thế hệ trẻ của chúng ta có cơ hội dùng kĩ năng của họ để làm cho thế giới thành một chỗ tốt hơn.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Làm việc theo tổ

Trong cuộc họp, nhiều cựu sinh viên tới gặp tôi kể về việc “Làm việc theo tổ”. Họ bảo tôi rằng họ đã làm việc trong tổ xây dựng phần mềm nhưng khi tôi hỏi thêm các câu hỏi, dường như là họ đã làm việc “trong nhóm” mà KHÔNG “trong tổ”.

Cải tiến kĩ năng viết mã

Một sinh viên viết cho tôi: “Là sinh viên năm thứ nhất trong Quản lí hệ thông tin (ISM), em thích lớp nhập môn nhưng sợ lớp viết mã. Em thất vọng mọi lần em phải viết mã và em lo nghĩ rằng em có thể trượt. Xin thầy giúp cho.”

Đối thoại ở Bắc Kinh

Hệ thống giáo dục của các ông phải thay đổi và nó nên bắt đầu với đầu tư vào thầy giáo và phương pháp dạy.

Dạy STEM

Phần lớn các thầy giáo đều biết rằng Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) là các môn khó dạy. Trong khi chúng ta không thể thay đổi được tài liệu, chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta dạy để làm cho chúng thành thú vị hơn để học sinh học.

Viễn kiến của lãnh đạo và sự tồn vong của tổ chức

Viễn kiến (Vision) là năng lực nhìn xa vào tương lai để có thể chuẩn bị và lập kế hoạch đối phó.

Thư của Giáo sư John Vu gửi các bạn sinh viên học sinh Việt Nam

GS. John Vu (nguyên Kỹ sư Trưởng Tập đoàn Boeing, Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học Đại Học Carnegie Mellon muốn đưa thư này lên để các bạn sinh viên đang cần những lời khuyên hữu ích từ câu chuyện thực tế.

Cốt lõi của giáo dục

Là giáo sư, tôi thường tổ chức những buổi thảo luận với sinh viên trong lớp, nhất là những sinh viên năm đầu Đại học để giúp cho họ chuẩn bị kế hoạch học tập tốt hơn.

Sinh viên có thể tự học được không?

Một thầy giáo viết cho tôi: “Thầy nghĩ sinh viên có thể học tài liệu theo cách riêng của họ bằng việc dùng phươn pháp học tích cực không? Nếu họ có thể học được thì thầy giáo làm gì?”

Lời khuyên cho nhà doanh nghiệp tương lai

Vào mùa hè, tôi thường dạy Kĩ nghệ phần mềm ở các nước khác. Từ năm ngoái, tôi bắt đầu thêm xê mi na Khởi nghiệp vào trong môn Phần mềm đều đặn của tôi.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Thiên kiến AI

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 12/05/2025 10:00
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Phong cách sống - M.Tee - 12/05/2025 09:00
Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 12/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Xem Sex Education, tôi dạy con gái 1 bài học dám chắc về sau con sẽ không bao giờ tái phạm

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/05/2025 13:00
Rất nhiều đứa trẻ cũng có tính xấu này giống con gái tôi.

Hơn 1,9 triệu người đặt 7 câu hỏi về 'chuyện chăn gối' với Chat GPT, AI có phải bác sĩ tâm lý?

Kỹ năng - Nguyễn Phượng - 11/05/2025 12:00
Tình dục là một trong những nội dung được người dùng mạng đặt ra câu hỏi nhiều nhất cho AI.

Dương Quá chết dưới tay cao thủ, người đã tạo ra tuyệt kỹ từ Ngọc Nữ Tâm Kinh?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/05/2025 11:00
Có một cao thủ ẩn danh với võ công thâm hậu được cho là có liên quan đến cái chết bí ẩn của Dương Quá, sự thật là gì?

Facebook gieo mầm cô đơn, Mark Zuckerberg nay lại kêu gọi kết bạn và trò chuyện với AI

Suy ngẫm - Sơn Vân - 11/05/2025 10:00
Trong tầm nhìn mới nhất của Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms) về tương lai, chúng ta có thể lấp đầy những khoảng trống cô đơn bằng cách trò chuyện với AI.

Podcast: Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất

Từ sách - Phim - FN - 11/05/2025 09:00
Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.

Bắt đầu hành trình chuyển hóa thân tâm trong mùa Vesak 2025

Tủ sách - Đan Thanh - 11/05/2025 08:00
Những cuốn sách Phật giáo giúp bạn soi rọi lại chính mình để thực sự sống trọn vẹn, thảnh thơi trong từng sát-na của hiện tại.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?

8 câu nói để đời của "huyền thoại đầu tư" Warren Buffett

Suy ngẫm - Cẩm Hà - 10/05/2025 10:00
Warren Buffett sẽ rời bỏ vị trí CEO Berkshire Hathaway vào cuối năm 2025. Dù về hậu trường, những câu nói kinh điển của ông vẫn là kim chỉ nam bất hủ cho giới đầu tư toàn cầu.

Phạm Xuân Ẩn, vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam khiến địch lầm tưởng CIA

Phong cách sống - Thiên Bình - 10/05/2025 09:00
Tài năng và nhân cách của ông khiến giới báo chí quốc tế phải bày tỏ sự kính trọng, cho rằng trong lịch sử tình báo chiến tranh, ít ai thành công như ông.

Putin - Logic của quyền lực : Nhân vật lịch sử hay biểu tượng của kiểm soát tuyệt đối?

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 10/05/2025 08:00
Trong thời đại mà hình ảnh các nhà lãnh đạo thường bị bóp méo bởi truyền thông, thì "Putin – Logic của quyền lực" như một cánh cửa hiếm hoi hé lộ hậu trường quyền lực thực sự.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 12/05/2025