Nó thường được diễn đạt trong phát biểu chính thức của một công ty hay một tổ chức. Nó mô tả kết quả được mong muốn để gây hứng khởi cho những người theo nó. Đó là đặc tính quan trọng của người lãnh đạo giỏi vì thiếu viễn kiến, không chịu nhìn xa, thường có tác động xấu lên công ty hay tổ chức. Chúng ta có thể nhìn lại lịch sử và thấy kết quả của việc thiếu viễn kiến.
Việc xây đường sắt xe lửa từ đông sang tây đã thay đổi hoàn toàn lịch sử nước Mỹ. Năm 1829, Martin Van Buren, thống đốc New York và một nhóm nghị sĩ đă viết thư cho tổng thống Andrew Jackson, liệt kê một số lý do tại sao quốc gia này KHÔNG nên xây đường xe lửa đó. Trong bức thư, ông Van Buren đă phát biểu lý do: “Xe lửa chạy với tốc độ 15 dặm một giờ là quá nhanh cho bất kỳ ai đi trên đó và có thể gây ra chết người. Chúng ta đã có xe ngựa là phương tiện vận tải tốt hơn vì nó có thể đi tới bất kì chỗ nào trong khi xe lửa chỉ đi trên đường sắt. Không những thế, Xe lửa làm cho đàn bà và trẻ con sợ hãi, không dám tới gần hay không dám đi nó. Xây dựng đường sắt rất tốn kém và sẽ có tác động tiêu cực lên kinh tế của đất nước chúng ta. Nó sẽ làm hại công nghiệp vận chuyển. Chúng ta có nhiều sông ngòi và kênh rạch nên không cần chi nhiều tiền để xây dựng đường sắt mà có thể phá sản đất nước”.
Tổng thống Jackson không nghe, tiếp tục việc xây dựng đường sắt xe lửa. Các sách lịch sử về sau chê Van Buren đã không nhìn đủ xa nhưng ít người biết rằng ông là chủ nhân công ty xây dựng xe ngựa và bang New York là thủ đô của việc đóng tàu vào thời đó. Nói tóm lại, Van Buren chỉ muốn bảo vệ quyền lợi riêng của mình cũng như quyền lợi của NewYork.
Lịch sử cho thấy khái niệm máy bay đã được phát triển ở châu Âu từ lâu nhưng máy bay lại được phát minh ở Mỹ. Năm 1895, khi xem đề nghị phát triển máy bay, huân tước Kelvin, chủ tịch Hội khoa học hoàng gia Anh đã tuyên bố: “Máy bay nặng hơn không khí nên không thể bay được. Đó chỉ là sự tưởng tượng của những kẻ ngu, những kẻ không biết gì về khoa học. Tôi khuyến cáo chính phủ đừng theo đuổi những điều vô ích, không thể xảy ra”. Đồng tình với ông ấy, Ferdinand Foch, Giám đốc quân sự chiến lược quốc phòng Pháp cũng tuyên bố: “Máy bay, dù có bay được cũng chỉ là đồ chơi chứ không có giá trị”. Bởi vì thiếu viễn kiến, Pháp và Anh đã không làm máy bay và các chuyên gia và kỹ sư về máy bay đều di cư qua Mỹ để tiếp tục công việc này.
Lịch sử cho thấy điện tín là phương tiện chính cho việc liên lạc tầm xa cho tới khi điện thoại được phát minh. Năm 1876, chủ tịch của Western Union, công ty điện tín lớn nhất nước Mỹ khi nhận được đề nghị của nhân viên nên nghiên cứu vào thiết bị truyền thông này đã viết: “Điện thoại là thứ không giá trị đáng bỏ công nghiên cứu”. Vài năm sau, công ty điện thoại AT&T trở thành công ty lớn nhất ở Mỹ. Do thiếu viễn kiến, Western Union nộp đơn xin phá sản.
Ngày nay mọi người đều biết máy tính cá nhân (Personal Computer) đă hoàn toàn thay thế máy tính lớn (Main Frame). Năm 1976, khi Apple Computer được phát minh, Ken Olson, chủ tịch của Digital Equipment Corp. (Công ty máy tính lớn thứ hai trên thế giới sau IBM) đă bình luận: “Không có lý do gì để có máy tính cá nhân tại nhà. Đó là điều vô lý”. Khi Apple thành công với máy tính cá nhân và trở thành công ty lớn nhất thế giới, thì Digital Equipment đã nộp đơn phá sản.
Rất ít ai biết việc năm 1976, khi hoàn tất máy tính cá nhân, Steve Jobs đã rao bán phát minh của mình cho Atari và HP, hai công ty điện tử lớn nhất thời đó. Steve viết trong cuốn hồi ký: “Tôi tới Atari và nói, tôi vừa hoàn tất một máy tính nhỏ từ các bộ phận điện tử. Tôi sẵn sàng giao nó cho ông để bán và nếu muốn tôi sẽ làm việc cho ông. Người quản lý của Atari đã đáp lại tôi: “Không, máy tính của anh là thứ vứt đi”. Thế là tôi đi tới HP và họ nói: “Chúng tôi không cần đến anh, chúng tôi chỉ thuê người tốt nghiệp đại học. Anh thậm chí không học xong mà còn đưa ra ý tưởng ngu xuẩn như máy tính cá nhân". Tôi thất vọng vô cùng nhưng dù gì cũng đã vay được $4000 dollar để bắt đầu thành lập công ty riêng của mình”. Vài năm sau, Apple trở thành công ty lớn nhất thế giới trong khi Atari phá sản và HP lâm vào vấn đề nghiêm trọng do cạnh tranh khốc liệt từ Apple Computer.
Ngày nay Microsoft là một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới và gần như đã tiêu diệt IBM. Năm 1982, Bill Gates đến IBM và mở lời bán công ty với giá $100 triệu dollars. Chủ tịch IBM lắc đầu cười: “$100 triệu đô là là giá quá cao cho một công ty vô danh tiểu tốt”. Vài năm sau, Microsoft có giá trị hàng trăm tỷ dollars, Bill Gates trở thành người giàu nhất. Trong khi đó, ông chủ tịch thiếu viễn kiến của IBM bị mất chức, công ty gần như phá sản, phải sa thải trên 60,000 người.
Trong suốt lịch sử, có nhiều câu chuyện như thế. Đă có nhiều người nắm các chức vị quan trọng nhưng không có tầm nhìn xa. Họ thường bỏ lỡ cơ hội, có thể vì quá bận rộn với công việc hàng ngày nên không để ý đến những thay đổi xảy ra bên ngoài. Cũng có thể họ sợ thay đổi bởi vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho cá nhân họ. Họ chỉ muốn thoải mái với địa vị đã đạt được nên không thích bị ai quấy rầy. Họ có thể là người quản lý giỏi nhưng KHÔNG phải là người lãnh đạo có tầm nhìn xa. Một điều mà hầu hết các nhà lãnh đạo thành công có chung là viễn kiến nhìn xa vào tương lại để chuẩn bị kế hoạch đối phó và đó là lý do tại sao họ thành công.
(Phiên bản tiếng Việt được cập nhật bởi Giáo sư John Vu ngày 28/10/2021)