Chẳng hạn, bằng việc thu thập thông tin mà mọi người chia sẻ trên Facebook và các mạng xã hội, Samsung có khả năng tạo ra chuỗi các thiết bị di động với tính năng và chức năng mà khách hàng muốn và thu được ưu thế hơn Apple, Motorola và Nokia. Bằng việc biết khách hàng muốn gì và sẵn lòng trả tiền, các công ti có thể tạo ra sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn số lớn khách hàng trên khắp thế giới vì thị trường bây giờ là toàn cầu chứ không địa phương.
Đó là lí do tại sao nhiều công ti đang chuyển nhanh vào cách tiếp cận kinh doanh được dẫn lái theo dữ liệu và điều đó sẽ làm thay đổi nhiều thứ. Thay vì chi tiền vào quảng cáo và tiếp thị, các công ti đang chi tiền vào thu thập dữ liệu và phân tích chúng để nhận diện nhu cầu vì phân tích Big data là cách tiếp cận mới để thu được ưu thế cho doanh nghiệp trong thế kỉ 21.
Ngày nay các công ti năng nổ đang dùng phân tích Big data để tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Một quan chức điều hành giải thích: “Trong quá khứ, các công ti dựa trên tiếp thị, quảng cáo và giảm giá để thúc đẩy bán hàng. Nó không còn hiệu quả vì bạn có thể hay không thể tạo ra được điều khách hàng muốn cho nên bạn phải chi nhiều tiền cho quảng cáo và giảm giá với hi vọng có được nhiều số bán hơn.
Với Big data, bạn biết đích xác kiểu sản phẩm và dịch vụ nào khách hàng muốn; bao nhiêu người sẽ mua sản phẩm, và họ sẵn lòng trả bao nhiêu. Về căn bản bạn càng biết nhiều về nhu cầu thị trường, bạn càng có thể đáp ứng cho nhu cầu này một cách nhanh chóng và phân tích Big data là cách tiếp cận này. Ngày nay mọi người chia sẻ nhiều thông tin trên các trạm mạng xã hội và khi được thu thập và phân tích đúng chúng có thể được dùng để phát triển chiến lược hấp dẫn khách hàng mới, làm tăng lợi nguận, cải tiến sự hài lòng, và thu được ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.”
Vài năm trước bằng việc thu thập dữ liệu trong Facebook và các mạng xã hội khác, Samsung thấy rằng khách hàng không thích màn hình điện thoại thông minh nhỏ. Họ bắt đầu tạo ra điện thoại thôn minh màn hình lớn hơn, điều trở thành bán chạy nhất khi những đối thủ khác như Motorola, Nokia, Sony vẫn còn sản xuất điện thoại thông minh màn hình nhỏ hơn mà mọi người không thích.
Một nhà phân tích công nghiệp giải thích: “Phân tích Big data làm cho công ti có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và xây dựng mối quan hệ khách hàng tốt hơn, điều đưa tới kinh doanh tốt hơn và sự trung thành của khách hàng tốt hơn. Bằng việc thu thập dữ liệu, các công ti có đủ thông tin để chuyển giao đích xác điều khách hàng muốn và đảm bảo tương tác khách hàng thành công. Bằng việc biết sản phẩm và dịch vụ nào mà khách hàng thích hay không thích và cách họ dùng nó, công ti có thể tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng cho mong đợi của họ rồi loại bỏ đối thủ cạnh tranh và thâu tóm thị trường.”
Về truyền thống, phần lớn các công ti đều dựa trên người tiếp thị, người làm điều tra thị trường để đi tới sản phẩm và dịch vụ mới nhưng đây hầu hết là “việc đoán mò” thay vì sự kiện. Với Big data, mọi thứ thay đổi vì công ti biết nhu cầu của khách hàng là gì dựa trên dữ liệu trên mạng xã hội, điều là sự kiện.
Một người quản lí giải thích: “Phân tích dữ liệu lớn cho công ti khả năng làm kinh doanh khác đi vì các quyết định được đưa ra từ sự kiện và dữ liệu thay vì từ ý kiến và nó là cách thức sâu sắc nhất để làm kinh doanh. Bây giờ, mọi quyết định sẽ dựa trên dữ liệu đúng đắn và chính xác. Toàn thể thị trường đột nhiên mở rộng, và điều bạn cần là một chiến lược rõ ràng để thâu tóm nó. Không còn đoán mò, không còn ý kiến, không còn biện luận và dễ dàng quản lí công ti theo chiều hướng này.”
Bằng việc dùng phân tích Big data, Samsung đã chi phối thị trường điện thoại thông minh năm 2013 bằng việc chiếm 90% thị trường Android, bán được nhiều hơn những công ti khác với trên $5.2 tỉ đô la lợi nhuận. Ngày nay Samsung là nhà chế tạo điện thoại thông minh dẫn đầu thế giới với 35 % thị phần trong số bán điện thoại thông minh toàn cầu.
Một nhà phân tích Phố Wall viết: “Samsung là vua của công nghiệp điện thoại thông minh toàn cầu. Nó sinh ra nhiều thu nhập và lợi nhuận hơn bất kì công ti nào khác. Samsung có sức mạnh lớn mà ngay cả Google cũng lo nghĩ và sợ rằng nó thậm chí có thể tạo ra hệ điều hành riêng của nó và bỏ Android. Đó là lí do tại sao Google đã mua Motorola như việc bảo hiểm phòng trường hợp Samsung thay đổi chiến lược. Tháng trước, Samsung và Google đã thương lượng một thoả thuận dài hạn để giảm căng thẳng và sau đó quan chức điều hành của Google nói với báo chí rằng họ vẫn là một liên minh vì mục đích của Google là làm tiền trên Android và Samsung là làm tiền trên điện thoại. Người quản lí của Samsung cũng đảm bảo với công nghiệp là hội tụ của nó là cạnh tranh với Apple, không với Google.
Nhưng thế rồi, mọi người nhận ra rằng bằng việc dùng phân tích Big data sớm hơn, Samsung đã định vị bản thân nó là lực chi phối trong thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong đó những người khác không nhận ra điều đó mãi cho tới khi quá trễ đều bị bỏ lại đằng sau.
Ngày nay Sony, Nokia, Motorola, Erickson, Blackberry tất cả đang vật lộn để còn sống trong khi Samsung và LG, cả hai đều có chiến lược Big data mạnh, thịnh vượng lên nhanh. Tuy nhiên thị trường điện thoại thông minh chỉ mới bắt đầu vì các ngành công nghiệp khác đang đi theo nó một cách nhanh chóng với việc dùng phân tích Big data. Một nhà phân tích Phố Wall viết: “Nếu bạn không dùng Big data để cải tiến kinh doanh của bạn, bạn sẽ không sống được vài năm tới vì đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ thâu tóm thị trường của bạn sớm. Trong thị trường được công nghệ dẫn lái này, không bắt kịp nhanh chóng có nghĩa là bạn sẽ bị bỏ lại đằng sau và bạn sẽ không sống được.”