4 năm đại học ra bưng bê, dọn rác, cọ toilet là bình thường, tâm sự trần trụi của người làm dịch vụ khách sạn

05/11/2021 18:00
4 năm đại học ra bưng bê, dọn rác, cọ toilet là bình thường, tâm sự trần trụi của người làm dịch vụ khách sạn

Quần quật cả ngày lau vài trăm cái đĩa, soi mấy trăm cái ly. Làm banquet thì hùng hục bê đồ ăn, dọn chạy như trâu, đĩa nào đĩa nấy nặng cả vài cân. Làm phòng thì nhiều khi như một bãi rác, nhặt bao cao su là chuyện thường ngày ở huyện.

"Học 4 năm đại học rồi ra bưng đồ ăn, rót rượu, cúi đầu cọ toilet cho người ta thôi hả? Có khác gì lao động chân tay đâu, học làm gì cho phí tiền". Đây là câu nói mà mình luôn nghe được, thậm chí có bạn mới vào học một thời gian cũng có suy nghĩ này.

Trước có bạn bình luận rằng phục vụ trong nhà hàng, khách sạn thì chỉ được cái mác sang hơn bên ngoài tí thôi, hay lúc nào cũng phải nhẫn nhịn, ngậm miệng, không được gây sự khách hàng. Nhưng nghề nào cũng có mặt được và mất, đầu bạn nghĩ sao thì điều bạn cảm được cũng chỉ có vậy.

Bài dưới đây mình viết dưới góc độ của một người mới. Mới làm nghề được 2 năm nhưng mình tin tưởng 4 năm học tại ĐH Mở và quãng thời gian thực tập 8 tháng qua nhiều bộ phận, quan sát từ nhiều anh chị trong nghề nên sẽ khá chi tiết, giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về được mất trong nghề dịch vụ - khách sạn.

Lao động chân tay

Học sao thấy khổ, làm sao mà thấy cực quá. Quần quật cả ngày lau vài trăm cái đĩa, soi mấy trăm cái ly. Làm banquet thì hùng hục bê đồ ăn, dọn chạy như trâu, đĩa nào đĩa nấy nặng cả vài cân. Làm phòng thì nhiều khi như một bãi rác, nhặt bao cao su là chuyện thường ngày ở huyện. Có vài người hay kêu nghề này bạc bẽo ghê. Hay có người nói "mình ở nhà chẳng cọ toilet bao giờ, lúc xin làm phòng thì phải cúi xuống nhìn từng cái toilet, cọ đi cọ lại mà vẫn chưa lên hồn".

Bạn đừng ảo tưởng là ra trường xong là được mặc vest, thảnh thơi sai việc người khác ngay chỉ sau vài ba chữ ở đại học. Muốn được làm giám sát, quản lý thì từ cái nhỏ nhất bạn cũng phải biết làm thì mới nhìn ra được lỗi sai của nhân viên mà nắn chỉnh.

Do đó, bắt đầu từ những công việc nền tảng nhất của từng bộ phận là điều tất yếu. Với F&B, bạn đi lên từ nhân viên phục vụ nhà hàng, banquet, còn Housekeeping thì cũng phải từ nhân viên phòng, nhân viên public mà đi lên.

Bạn chưa từng lau dọn thì bạn có phân biệt nổi các loại dao, loại dĩa chỉ trong một lần học không? Rồi cách mở một cái nút chai, rót một chai vang, bê một đĩa thức ăn sao cho đúng điệu? Dọn phòng như lau như ly, đâu phải ngày một ngày hai là làm được ngay. Tập đi tập lại, sai lên sai xuống thì mới thành hình được chiếc giường lung linh, mềm mại như bạn vẫn thấy.

Đừng rập khuôn, vội vàng đánh giá. Bạn cứ thử làm một thời gian sẽ thấy chính mình khác hẳn, chân tay nhưng đầu óc luôn phải linh hoạt, ghi nhớ để mà sắp xếp. Ngày xưa mình đã phải tập bê gạch, mời gấu bông ngồi bàn ăn liên tục suốt cả tháng trời ở nhà chỉ để thi một môn học mà vào làm thực tế còn run lẩy bẩy.

Để làm được "lao động chân tay" đầy nhanh nhẹn, nghệ thuật như các anh chị lớn trong nghề thì chẳng phải dễ. Đủ yêu, đủ kiên nhẫn và làm vô số lần mới được.

4 năm đại học ra bưng bê, dọn rác, cọ toilet là bình thường, tâm sự trần trụi của người làm dịch vụ khách sạn: Càng chăm làm thì càng tinh tế! - Ảnh 1.

Khuôn khổ cứng nhắc, thời gian dài

Tóc nhuộm màu nào, tay sơn móng ra sao rồi độ dài móng tay, trang sức đeo ở mức độ nào đều được quy định. Đồng phục luôn phải sạch sẽ phẳng phiu, cẩn thận tới cả cái pin cài áo.

Mùa đông nhiều khi vẫn phải mặc áo sơ mi rét căm căm. Chân muốn gãy, nốt chai từng mảng, có khi chảy máu phía sau do đôi giày đen phải đi suốt nhiều tiếng đồng hồ. Chào cúi người 45 hay 90 độ, nghe điện thoại sau hồi chuông thứ hai, một tỷ quy tắc. Càng khách sạn lớn thì danh sách quy định càng dài.

Đã vào nghề này thì làm gì có cái gọi là lễ, Tết, khách sạn mở cửa 24/7. Vào mùa cao điểm có khi chạy liên tục cả ngày chứ đừng mơ tới hết 8h tan làm đi về. Đặc biệt là tiệc thì có khi tới sáng.

Nghe khắc nghiệt nhỉ? Về điểm này mình cũng thấy vậy nhưng ở trong một sân chơi nào chẳng có luật, bạn thích nghi được thì tồn tại được, không thì bị đào thải.

Còn những quy định khắt khe trên, thử nghĩ xem, nếu không có chúng thì sự chỉn chu về dịch vụ sẽ tụt thảm hại. Tất cả gộp lại đều là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Bạn phải hiểu mình đang bán một sản phẩm vô hình, từng hành động, từng cử chỉ, lời nói của bạn đều là một phần không thể thiếu trong cả khâu. Một người làm sai thì công sức của cả tập thể coi như bỏ.

Mình từng đọc được một câu rất thú vị :”Chỉn chu từng chút một khi có thể. Dù công việc là cọ bồn cầu thì mình vẫn luôn cố gắng là người cọ sạch nhất”. Khuôn khổ sẽ rèn giũa mình nhiều lắm. Như mình, dù không làm nghề nữa nhưng mình vẫn để ý móng tay của bản thân, những thứ nhỏ xíu mà thay đổi bản thân cả về sau.

"Drama" bất tận

Ma mới bắt nạt ma cũ, drama giữa các bộ phận, drama với khách, bất tận không hồi kết.

Khách sạn chính là một xã hội thu nhỏ, quy mô ít thì vài chục nhân viên, lớn thì tới vài trăm. Đủ các độ tuổi và học vị. Do đó, làm sao mà tránh xảy ra chuyện này chuyện kia được. Ở nơi chỉ có vài người thôi cũng đủ chuyện rồi nói gì tới môi trường rộng hơn.

Ngày xưa mình không hiểu vì sao bản thân im ỉm, chẳng làm gì mà cũng bị ghét, bị đánh giá. Nhưng sau này làm được làm dưới văn phòng buồng, chị quản lý dạy mình rằng: "Đây chính một xã hội nhỏ, em phải biết sống cho phù hợp. Mở miệng mình ra chào hỏi, cư xử lễ phép, thật thà, thái độ tốt là không sinh ra chuyện gì đâu".

Mình không phải người nhanh mồm nhanh miệng nhưng cũng chịu thay đổi, mở miệng ra chào hỏi, quan tâm để ý anh chị, thật lòng chứ không phải thảo mai. Mình không đưa đẩy tám chuyện, nhận xét người khác. Mọi thứ nhẹ nhàng hơn hẳn. Bạn cứ sống hòa nhã, biết trước biết sau thì không có chuyện bị drama.Tuy nhiên sự cạnh tranh trong khách sạn rất cao, một vị trí thăng tiến đi lên không hề dễ dàng. Đây là điều cần nhớ kỹ, nếu bạn có thấy sự kèn cựa, hơn thua thì cũng là điều bình thường.

4 năm đại học ra bưng bê, dọn rác, cọ toilet là bình thường, tâm sự trần trụi của người làm dịch vụ khách sạn: Càng chăm làm thì càng tinh tế! - Ảnh 2.

Khách hàng khó tính

Câu cửa miệng là không được đánh, không được cãi khách hàng, luôn phải cúi mình này kia. Nhiều khi thấy khách sai rõ ràng rồi mà vẫn phải nhịn. Mình không nói tới trường hợp quá lố kiểu "mua mâm thì đâm cho thủng", hành hạ nhân viên nhé.

Nhưng bạn ơi, nhìn lại đi, ai là người nuôi sống doanh nghiệp, chính là khách hàng. Thế mới nói tư duy đặt khách hàng làm trọng tâm nó quan trọng vô cùng. Có thể bản thân mình cứng ngắc nhưng mình chưa bao giờ thích kiểu trước mặt thì cười, vừa quay đi thái độ khác hẳn. Họ bỏ tiền ra để chi trả cho dịch vụ vậy cái họ nhận lại cũng cần được tương xứng, giá trị mang lại.

Bạn càng chăm, càng chinh phục được khách khó tính, họ theo bạn càng dài và là nguồn quảng bá truyền miệng hiệu quả nhất. Và mỗi một tính huống xảy tới, giải quyết được nó là rút ra được một bài học. Bởi nghề này linh hoạt vô cùng, bất ngờ xảy tới liên tục trong ngày. Mình thấy giao tiếp với khách như một nghệ thuật vậy.

Để trở thành một người phục vụ giỏi cũng cần có trường có lớp, luyện tập, luyện tập rất nhiều lần. Càng làm thì càng tinh tế, quan sát tốt lên rất nhiều. Mình biết ơn khi nền tảng mình bắt đầu là nghề dịch vụ, nó giúp ích cho mình cả trong công việc hiện tại. Văn hóa cảm ơn, cách giữ cái nhà cho sạch đều là học từ đây mà ra.

Hy vọng với mỗi một nghề, bạn đừng vội chớm làm rồi đánh giá nó với một cái mác không hay. Cứ thử trải nghiệm cho thật sâu trước đã, nghĩ đẹp thì là đẹp, điều gì cũng sẽ có cái hay để học.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Giải mã chiến thắng thuyết phục của tân Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy

Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm cô mới 20 tuổi và trở thành Hoa hậu Quốc tế ở tuổi 22. Cô cũng là đại diện đầu tiên của Việt Nam giành ngôi vị cao nhất tại Hoa hậu Quốc tế.
2

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.
3

Bí quyết nuôi con thành thiên tài của những bà mẹ Do Thái

Đây đều là cách giáo dục giúp những đứa trẻ trở nên tự lập, tự tin của người Do Thái.
4

Genz vung hàng chục triệu mua Labubu, đợi cả đêm để ‘săn’ bằng được chiếc ly hồng sapphire

Chi tiền triệu để bóc “túi mù”, xếp hàng từ đêm tới sáng để mua Labubu với giá hàng chục triệu, rồi “phát cuồng” vì chiếc ly nước màu hồng sapphire của một thương hiệu… đó là những hành vi tiêu tiền đầy khác biệt của thế hệ Gen Z.
5

Phiếu khám sức khỏe, bảng lương và điểm số của con cái... hành trình của những lựa chọn

Cuộc sống không gì khác hơn là một hành trình của những lựa chọn.

Lấy 100 triệu đồng mẹ cho, rich kid Đà Nẵng "biến" sinh nhật thành bữa tiệc dành cho người khó khăn

Cô gái trẻ Đà Nẵng cho biết sinh nhật năm nay, bản thân đã nhận được một món quà vô cùng ý nghĩa.

10 điều các lãnh đạo bình thường lại thường xuyên mắc phải

Thích ôm đồm, hay chỉ trích, ưa quản lý vi mô, nói một đằng làm một nẻo...

Mối tình của Thái tử Na Uy với bà mẹ đơn thân làm bồi bàn, quyết bỏ ngai vàng nếu không được bên nhau

Mette-Marit - Hoàng hậu tương lai của Na Uy được coi là nàng "Lọ Lem thời hiện đại" tiêu biểu với chuyện tình trắc trở nhưng cái kết đẹp mỹ mãn.

Từng bị kết án tù năm 16 tuổi, thành triệu phú ở tuổi 38: Chẳng bao giờ quá muộn để làm lại từ đầu!

Đầu những năm 40 tuổi, ông sở hữu tài sản trị giá hàng chục triệu USD bất chấp việc từng là một kẻ không được học hành và bị kết án tù.

Lên sóng truyền hình Hàn Quốc chỉ vài phút, nữ sinh Việt bỗng nổi tiếng

Hồ Ngọc Bảo Nghi xuất hiện trên đài truyền hình Hàn Quốc với vẻ ngoài xinh xắn, nụ cười ngọt ngào cùng phong thái tự tin, khả năng nói tiếng Hàn trôi chảy khi trả lời phỏng vấn trực tuyến.

Giới trẻ Trung Quốc "thi nhau" chụp ảnh trước cửa siêu thị để giả vờ đang du lịch Mỹ

Siêu thị Costco (siêu thị chuyên nhập đồ từ Mỹ) được xây dựng có hơi hướng của thành phố Los Angeles.

Gen Z - Chuyện công sở: Vì sao sếp 37 tuổi sợ làm việc với nhân viên 23 tuổi?

Gen Z không ngần ngại đặt câu hỏi về mọi thứ, từ cách làm việc có phần lỗi thời của những người quản lý lớn tuổi hơn, cho đến quan điểm về công việc.

Gen Z ám ảnh, sợ hãi về áp lực đồng trang lứa

Mình luôn cảm thấy sợ hãi nếu mình thất bại. Tâm thế của mình khi đi học là luôn phải ganh đua với người khác, chạy đua để đuổi kịp họ, thậm chí là phải hơn".

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 22/11/2024