Trong mọi vấn đề, chỉ cần “dùng tâm đổi lấy tâm” thì đôi bên mới có thể hòa hợp lâu dài. Trí tuệ cảm xúc cao là khi biết cách suy nghĩ từ quan điểm của người khác.
Ba bức ảnh này tiết lộ sự thật về sự đồng cảm, bạn nhất định phải nghiệm ra để trau dồi năng lực đối nhân xử thế, chinh phục lòng người.
Một con lợn, một con cừu và một con bò sữa được người nông dân nhốt trong cùng một chuồng. Một ngày nọ, người nông dân dắt con lợn ra khỏi chuồng, chỉ nghe thấy con lợn tru lên và chống cự quyết liệt.
Cừu và bò sữa ghét tiếng hét của lợn nên phàn nàn: “Chúng tôi cũng thường xuyên bị người nông dân bắt đi nhưng không ai hét lên như bạn cả”.
Con lợn nghe vậy liền trả lời: “Bắt hai người và bắt tôi là hai việc hoàn toàn khác nhau. Nông dân bắt các người ra chuồng, anh ta chỉ lấy lông và sữa, nhưng khi dắt tôi đi, thứ anh ta lấy đi là mạng sống”.
Trên đời này, ai cũng có cuộc đời, nỗi khổ riêng. Vị trí khác nhau, môi trường khác nhau nên khó có thể đồng cảm.
Cuộc sống không dễ dàng! Khi bạn cảm thấy việc đó dễ dàng thì nhất định đã có người khác gánh vác khó khăn cho bạn. Hãy luôn nghĩ ở góc độ của đối phương trong cuộc sống và trân trọng để xứng đáng được nhận lại tương ứng.
Có một câu nói rất hay trong cuốn tiểu thuyết “Đại gia Gatsby”: “Trước khi phán xét người khác, hãy biết rằng có rất nhiều người không ở hoàn cảnh giống như bạn”.
Vì vậy, cách sống đúng đắn nhất của một người là đồng cảm với những thất vọng, thất bại và nỗi đau của người khác, đồng thời hiểu và quan tâm đến họ bằng trái tim bao dung.
Có người mời bạn mù đến nhà ăn tối. Hôm đó ăn rất muộn, người mù nói rằng phải về nhà.
Chủ nhà thắp cho người bạn mù của mình cái đèn, thế nhưng đối phương lại tức giận nói: “Tôi không thấy đường, tại sao ông lại cho tôi một cái đèn lồng, là đang cười nhạo tôi sao?”.
Chủ nhà nói: “Tôi thắp đèn cho ông vì tôi quan tâm đến ông. Ông không thể nhìn thấy nhưng người khác thì có thể. Bằng cách này, ông sẽ không sợ người khác va vào mình khi đi trong bóng tối”.
Người bạn mù nghe vậy đã rất xúc động!
Nếu nhìn mọi thứ từ những góc độ khác nhau, bạn sẽ có những quan điểm khác nhau. Quan điểm khác nhau đương nhiên sẽ dẫn đến kết quả khác nhau.
Cố gắng hiểu suy nghĩ của người khác. Hiểu được sự bất lực của đối phương và biết ơn sự may mắn của chính mình, bạn có thể đột nhiên vỡ lẽ: Thế giới hóa ra lại tươi đẹp đến thế!
Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình ở đời. Xui rủi là điều chẳng ai mong muốn, nó khiến ta dễ sinh ra tâm trạng chán nản, u sầu. Một khi gặp điều gì đó không vui, bạn cũng có thể điều chỉnh tâm lý và thay đổi góc nhìn để có thể nhìn thấy khung cảnh khác.
Việc bạn nhìn thấy số 6 hay số 9 trong bức ảnh này tùy thuộc vào vị trí của bạn.
Bạn dùng góc độ nào để nhìn những thứ như vậy, quan điểm của bạn sẽ hoàn toàn khác và kết quả cũng khác theo.
Có một câu chuyện như thế này:
Napoleon Hill là một tác giả người Mỹ, một trong những người sáng lập nên một thể loại văn học hiện đại đó là môn "thành công học". Tác phẩm được cho là nổi tiếng nhất của ông có tên "Nghĩ giàu và làm giàu" là một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại.
Napoleon cần thuê một thư ký trong một năm, vì vậy ông đã đăng quảng cáo tuyển dụng trên một số tờ báo. Kết quả là thư xin việc gửi đến nhiều vô số kể.
Nhưng hầu hết lời mở đầu trong thư xin việc đều giống nhau: “Tôi đã thấy quảng cáo tuyển thư ký trên báo và tôi hy vọng có thể ứng tuyển vào vị trí này. Tôi năm nay XX tuổi, đã tốt nghiệp trường XX, nếu vinh dự được lựa chọn, tôi nhất định sẽ làm việc chăm chỉ”.
Napoleon Hill thất vọng với điều này, và khi đang phân vân có nên từ bỏ kế hoạch tuyển dụng hay không thì một lá thư đã mang lại cho ông niềm hy vọng mới.
Thư của người này viết:
"Thưa ông: Quảng cáo mà ông đăng chắc chắn sẽ thu hút hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thư xin việc. Tôi tin rằng ông hẳn là rất bận rộn với công việc và sẽ không có đủ thời gian để đọc kỹ.
Vì vậy, điều ông nên cân nhắc là thử gọi vào số điện thoại này, tôi luôn sẵn lòng ghé qua và giúp ông sắp xếp thư từ, giúp ông tiết kiệm thời gian quý báu. Ông không cần nghi ngờ về năng lực việc của tôi vì tôi đã có 15 năm kinh nghiệm làm công việc thư ký".
Sau này, Napoleon Hill đã nói: “Nếu bạn thực sự có thể thấu hiểu và giúp người khác giải quyết vấn đề của họ thì thế giới sẽ là của bạn”.
Chỉ bằng cách đồng cảm với người khác và quan tâm đến cảm xúc của nhau, chúng ta mới có thể tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp.