Một sinh viên năm thứ nhất hỏi: “Loại việc làm nào mà người tốt nghiệp khoa học máy tính có thể có được trong công nghiệp công nghệ bên cạnh người lập trình và người kiểm thử? Mọi người bảo em rằng em sẽ phải ngồi trước máy tính viết hay kiểm thử mã cả ngày. Điều đó có đúng không? Xin thầy lời khuyên.”
Đáp: Điều đó là không đúng; những người này không biết họ đang nói gì. Có nhiều vị trí mà người tốt nghiệp trong công nghệ thông tin (khoa học máy tính, kĩ nghệ phần mềm, và quản lí hệ thông tin) có thể lấy và phần lớn trong chúng đều được trả lương rất tốt. Phần lớn việc làm công nghệ thông tin yêu cầu các kĩ năng kĩ thuật VÀ kĩ năng mềm (làm việc tổ, trao đổi, trình bày, lắng nghe, lãnh đạo v.v.) Bởi vì họ thường làm việc trong tổ, họ dành nhiều thời gian trong thảo luận tổ, thiết kế, gỡ lỗi, nghiên cứu ,và gặp gỡ khách hàng, người dùng và người quản lí. Trung bình, họ dành quãng 20% tới 35% công việc trên máy tính. Một số vị trí yêu cầu đi tới gặp khách hàng, người dùng. Sau đây là vài vị trí mức vào nghề phổ biến cho người tốt nghiệp có bằng cử nhân:
Người phát triển ứng dụng web: Việc làm này yêu cầu kĩ năng nghệ thuật mạnh trong tổ hợp với kĩ năng lập trình. Người phát triển web dùng các ngôn ngữ và kịch đoạn phức tạp để tạo ra các websites. Hiện thời, nhiều việc làm chính hội tụ vào xây dựng website cho di động cho nên tri thức về các nền di động như IOS, Android, hay Window 8 được ưa chuộng. Sau vài năm, nhiều người phát triển web chuyển lên làm người thiết kế Web để tạo ra website hài lòng về thẩm mĩ.
Kĩ sư phần mềm: Những người này cần đào tạo đặc biệt để xây dựng sản phẩm phần mềm chất lượng và phức tạp. Họ thường làm việc từ đầu tới cuối của dự án phát triển sản phẩm. Một số công việc gắn chặt với khách hàng và người dùng để lấy yêu cầu, làm kiến trúc và thiết kế sản phẩm và thực hiện những sản phẩm đó bằng việc dùng các ngôn ngữ lập trình như Java, C++. Họ cũng chịu trách nhiệm kiểm thử mở rộng và bảo trì, hỗ trợ cho suốt cuộc đời của sản phẩm.
Người phân tích hệ thống: Phần lớn những người phân tích hệ thống đều là các kĩ sư phần mềm có kinh nghiệm, người chuyên môn trong làm việc với khách hàng và người dùng để nhận diện vấn đề trong sản phẩm phần mềm và đảm bảo mọi vấn đề kĩ thuật đều được giải quyết. Một số việc làm phân tích cũng yêu cầu tri thức về cả doanh nghiệp cũng như kĩ thuật và có các trách nhiệm đa dạng bên trong từng miền này.
Người phân tích mạng: Những người này chịu trách nhiệm giám sát vận hành mạng và dùng tri thức của họ về máy tính để sửa các vấn đề kĩ thuật và lỗi. Người phân tích hệ thống doanh nghiệp quyết định phần mềm và hệ thống nào là tốt nhất cho tổ chức của họ và phải có hiểu biết sâu sắc về các chương trình này.
Người quản trị cơ sở dữ liệu: Những người này thu thập và tổ chức dữ liệu như khách hàng hay thông tin tài chính vào trong cơ sở dữ liệu. Họ phải chắc dữ liệu là an ninh, truy nhập được và nhất quán giữa mọi hệ thống. Sau vài năm, một số sẽ chuyển lên làm kiến trúc cơ sở dữ liệu để thiết kế cơ sở dữ liệu cho mục đích đặc biệt hoặc sang trinh sát doanh nghiệp để phân tích dữ liệu và tạo báo cáo cho người quản lí và người điều hành.
Người làm mô hình hoá dữ liệu/người phân tích dữ liệu: Nhiều người làm mô hình hay người phân tích là người quản trị cơ sở dữ liệu có kinh nghiệm, người chuyên môn trong việc dùng toán học và thống kê để mô hình hoá dữ liệu để cải tiến việc truyền dữ liệu giữa các hệ thống hay dự báo hiệu năng hệ thống rồi tối ưu chúng.
Người kiểm định thông tin: Người kiểm định công nghệ thông tin điều tra các hệ thống máy tính và thu thập thông tin về kế toán và kiểm soát để chắc các công ti tuân theo mọi luật của chính phủ và thực hành của công ti. Người kiểm định thông tin làm việc với người quản trị hệ thống để đảm bảo rằng mạng chạy hiệu quả và an toàn. Người kiểm định CNTT cũng chịu trách nhiệm cho việc hợp nhất các nguồn tài nguyên bên trong hệ thống để cho nó vận hành ở hiệu năng cao nhất có thể được.
Chuyên viên/người quản trị an ninh: Những người này thực hiện và giám sát hoạt động của máy phục vụ để chắc mọi thứ chạy êm và an ninh. Họ quản lí và giữ cho kết nối mạng chạy tốt và an toàn. Chuyên viên an ninh là vị trí quan trọng cho đại đa số các công ti, về điển hình yêu cầu tri thức đặc biệt để xử lí với hackers, virus, và tấn công không gian xi be. Họ phải có ý thức tốt về phán xét khi xét tới năng lực truy nhập hệ thống và các đặc quyền.