Thương tiếc Trần Quang Lộc – Nhớ A Khuê

09/06/2020 10:30
Thương tiếc Trần Quang Lộc – Nhớ A Khuê

Về đây nghe em! /Về đây mặc áo the đi guốc mộc/Kể chuyện tình bằng lời ca dao/Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới…”, ý thơ, lời nhạc khắc khoải lấp lánh những nỗi buồn, đong đầy yêu thương của đôi tác giả A Khuê – Trần Quang Lộc đã ghi vào tâm khảm của người yêu thơ yêu nhạc mấy thập kỷ qua.

Nhưng giờ đây những người cất lên tiếng gọi yêu thương trìu mến đó đã đi mãi mãi…

      Nhạc sĩ Trần Quang Lộc - Ảnh: Tư liệu  

Nhà thơ A Khuê mất năm 2009. Mười một năm sau vào chiều ngày 7.6.2020 nhạc sĩ Trần Quang Lộc cũng đã rời xa cõi tạm. Vậy là đôi tác giả, đôi bạn đồng ấu làm nên tuyệt phẩm Về đây nghe em cuối cùng đã về với nhau bên cõi vĩnh hằng. Thương tiếc Trần Quang Lộc bao nhiêu thì người yêu thơ nhạc cũng nhớ A Khuê bấy nhiêu bởi họ là đôi nghệ sĩ tài hoa đã từng cất lên tiếng gọi “Về đây nghe em!” rồi cùng nhau “Kể chuyện tình bằng lời ca dao/ Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới/Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai…”.

Có rất nhiều giai thoại về tình bạn giữa nhạc sĩ Trần Quang Lộc và A Khuê cũng như sự ra đời của ca khúc Về đây nghe em được giới văn nghệ kể lại, trong đó có chuyện vui lẫn chuyện buồn.

Nhà thơ A Khuê và Trần Quang Lộc chơi với nhau từ thuở thiếu thời. Cả hai từng có một thời đi “giang hồ” với nhóm bạn văn nghệ sĩ miền Nam như Vũ Hữu Định, Phạm Phú Hải, Đoàn Huy Giao, Đynh Trầm Ca, Đinh Thiên Hùng...

Từ năm 1970 Trần Quang Lộc đã ghi tên mình trong làng âm tân nhạc Việt Nam bằng tuyển tập ca khúc Hát trong dòng sông xưa. Đến năm 1972 thì A Khuê bắt đầu có tên tuổi trong làng văn nghệ khi NXB Da Vàng cho phát hành tập thơ Vàng bay của ông. Thi phẩm này đã gây nên ấn tượng mạnh trong giới văn nghệ thời đó. Về đây nghe em là một trong những bài thơ xuất sắc của A Khuê đã có mặt trong tuyển tập thơ này.

Sau khi được nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ nhạc, một lần nữa Về đây nghe em như được chắp cánh để bay cao hơn. Nói như nhà thơ Hoàng Quý thì sự kết hợp giữa thi ca và âm nhạc đưa Về đây nghe em “vượt thoát những cố chấp, kéo gần những ngã rẽ phân liệt, những hoang mang bôn lưu, như vệt chảy hồng hào âm thầm trong mạch huyết người Việt bốn phương. Nhiều nhà thơ và bạn đọc ba miền, kể cả hải ngoại bắt đầu lật lại một tiếng thơ đặc sắc, nhân bản, chứa chan nhạc cảm và ý thức sưu tầm những bài thơ A Khuê, bổ khuyết vào những mảnh ghép còn bỏ ngỏ”.

Nhà thơ - nhạc sĩ A Khuê - Ảnh: T.L

Về đây nghe em ra đời cách đây hơn 40 năm nhưng dường như những khái niệm về thời gian, không gian không hề tác động đến giá trị của tác phẩm. Sức hút của ngôn ngữ thi ca trên nền âm nhạc vẫn luôn mới mẽ, cuốn hút mọi thế hệ người yêu nhạc. Bài hát mang đến cho người nghe cảm xúc tuôn trào và tiếng réo gọi cùng nhau quay về bản sắc văn hóa nguồn cội và khát vọng “Chờ lòng người trở về quê hương/ Chờ hồn mình về dòng suối mát/Chờ thật thà vào lòng dối trá…’.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ bài thơ Về đây nghe em vào thời điểm ông lang bạt mưu sinh ở Sài Gòn, “Một chàng trai quê mùa tuổi đôi mươi, nhìn những cô nữ sinh ngày đi học, tối mặc váy ngắn bước vào bar, tim mình nhói lên điều gì đó vừa day dứt, vừa ám ảnh. Trong cảm xúc ấy, tôi phổ nhạc bài thơ của A Khuê thành ca khúc như mời gọi một sự trở về, nhắn nhủ con người hãy giữ gìn vẻ đẹp quê hương”, lời kể của nhạc sĩ Trần Quang Lộc lúc sinh thời.

Về đây nghe em lần đầu tiên được danh ca Thái Thanh trình bày, sau đó đến ca sĩ Elvis Phương. Sự mới mẽ trong giai điệu, chất mộc mạc lấp lánh một buồn thanh cao với hoài niệm về “áo the, guốc mộc" - một hình ảnh tưởng chừng như biến mất giữa đời sống hiện đại bỗng nhiên xuất hiện trở lại đã tạo nên sức hút mãnh liệt cho công chúng yêu nhạc đương thời. Thế nhưng sau năm 1975 bài hát đã bị quên lãng. Mãi đến năm những năm 1990 bài hát mới được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam qua tiếng hát Thu Phương, Hồng Nhung, Quang Linh…

Danh ca Thái Thanh và nhạc sĩ Trần Quang Lộc - Ảnh: Gia đình cung cấp

Cũng như người bạn A Khuê của mình, nhạc sĩ Trần Quang Lộc có một sự nghiệp âm nhạc rất ấn tượng. Ông sinh năm 1945, tại Quảng Trị, theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế năm ông 20 tuổi. Trần Quang Lộc bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập đầu tiên của ông là Hát trong dòng sông xưa được xuất bản năm 1970. Tên tuổi của ông cũng gắn liền với những bản tình ca nổi tiếng như Về đây đây nghe em (phổ thơ Anh Khuê) Có phải là mùa thu Hà Nội (phổ thơ Tô Như Châu), Chợt nghe em hát, Định mệnh, Em còn nhớ Huế…

Nếu thơ A Khuê chất chứa tinh thần và quan niệm của Lão - Trang, Ki Tô giáo và hiện sinh, là nỗi chết, sự sống, hoài niệm quá khứ là khắc khoải về thân phận con người về tình yêu thì nhạc của Trần Quang Lộc cũng chuyển tải những tư tưởng ấy nhưng bằng giai điệu mượt mà, nhẹ nhàng sâu lắng đậm đà tình người tình quê hương xứ sở.

Từ sự tương đồng này, Trần Quang Lộc đã chắp cánh cho bài thơ Về đây nghe em của A Khuê bay cao bay xa hơn. Âm nhạc của Trần Quang Lộc vẫn trung thành với tiếng gọi thiết tha trìu mến “Về đây nghe em, về đây đứng khóc trên sông nước này…” của A Khuê, tiếng gọi đó đã lan tỏa vào tận góc sâu nhất trong tâm hồn của con người khi ngoài kia có bao nhiêu là tang thương dâu bể. Tiếng gọi như thôi thúc ai đó hãy quay về...

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc lúc còn khỏe mạnh

Cuộc đời của nhạc sĩ Trần Quang Lộc và nhà thơ – nhạc sĩ A Khuê cũng có những nét tương đồng đến lạ lùng. Sau những vinh quang và đắng, cả hai đều chọn cách lui về ẩn cư ở một vùng quê, lánh xa nơi phồn hoa đô thị.

Hơn mười mấy năm trước, Trần Quang Lộc về ẩn cư tại một xóm nhỏ ở ngoại ô thị xã Bà Rịa-Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Ông mở một lớp dạy nhạc nho nhỏ và chỉ kiếm sống duy nhất bằng cách đó.

Năm 2012 ông bắt đầu phát hiện mình mắc bệnh hiểm nghèo. Từ đó cuộc sống của gia đình ông bắt đầu đảo lộn. Do phải thường xuyên lên TP.HCM khám và điều trị nên lớp dạy nhạc của Trần Quang phải đóng cửa, nguồn thu nhập chính của ông cũng chấm dứt. Ngoài số tiền ít ỏi từ tác quyền âm nhạc, nhạc sĩ Trần Quang Lộc không còn khoản thu nhập nào hết nên đời sống trở nên khó khăn.

Để chữa bệnh cho chồng, vợ ông đã bán tất cả những gì có thể bán được, vì thế đời sống của gia đình ông vốn khó khăn lại chồng chất khó khăn. Từ năm 2014 đến nay, Trần Quang Lộc gần như sống trong bệnh viện để chữa bệnh ung thư bàng quang và nhiều biến chứng khác. Đầu tháng 5.2020 gia đình đưa ông về lại nhà riêng ở Bà Rịa - Vũng Tàu để chăm sóc. Ông qua đời vào chiều tối ngày 7.6.2020, hưởng thọ 75 tuổi.

Cũng giống như Trần Quang Lộc, nhà thơ A Khuê tài hoa nhưng long đong lận đận. A Khuê tên thật là Hoàng Văn Phúc, sinh năm 1948 tại Quang Phục,Tứ Kỳ, Hải Dương trong một gia đình Công giáo, 6 tuổi, ông theo gia đình di cư vào Nam. Cha ông là quản kèn của một nhà thờ xứ ở Đà Nẵng, ông học nhạc từ cha. A Khuê có khoảng 100 bài thơ và trên 1.000 ca khúc tính tới ngày mất. Ông cùng nhà thơ Phạm Phú Hải và Vũ Hữu Định lập nhóm tài tử tâm thi, ba thi sĩ này từng được mệnh danh là “Tam nhân lãng tử đất sông Hàn”.

Sinh thời nhà thơ A Khuê mắc bệnh tim, ông từng bị bác sĩ "trả về" vì cho rằng hết cách chữa, thế nhưng A Khuê vẫn sống và lao vào cuộc mưu sinh. A Khuê có sáu năm sống cùng gia đình ở Quảng Ngãi, mười hai năm tiếp theo ông đến Đà Nẵng rồi Đồng Nai. Ông lập gia đình ở Sóc Trăng va ở lại đây làm ruộng đến mười bốn năm. Từ những năm 1980 A Khuê phiêu bạt đến Long Khánh (Đồng Nai) làm rẫy chăn bò, sau đó ông về định cư tại Đồng Xoài, Bình Phước. Ông cũng có thời gian làm việc tại đài phát thanh truyền hình tỉnh Bình Phước. Năm 1999, bạn bè văn nghệ góp nhặt bản thảo thơ của ông in tập thơ thứ hai của ông có tên Lùa bò trong sương (NXB Trẻ).

Nhà thơ - nhạc sĩ A Khuê mất vào ngày 13.9.2009 tại bệnh viện Bình Phước do bệnh tai biến, ông hưởng thọ 63 tuổi.

Về đây nghe em (thơ A Khuê)

Về đây nghe em!
Về đây mặc áo the đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Về đây gọi tiếng xưa…
Về đây nghe em!
Về đây thả ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối
Hận thù người lắng xuống
Tìm nhau như tìm xót xa…
Này hồn ơi lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời
Cho ta tinh cầu yêu thương
Này thịt xương
Ta chưa mang theo
Khi ngã xuống mê man tủi hờn
Về đây nghe nhau thở dài trong đêm!
Về đây nghe em!
Cùng khóc trên sông nước buồn
Chờ lòng người trở về quê hương
Chờ hồn mình về dòng suối mát
Chờ thật thà vào lòng dối trá
Và nhạc hoa xin kiếp
Tạ ơn hoang phế gặp nhau…

Tiểu Vũ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 3: Nội các Dương Văn Minh và tuyên bố đầu hàng

Việc đầu tiên đại tướng Dương Văn Minh làm trên cương vị tổng thống là ông đã giao cho Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền thông báo với phía Mỹ về việc “không phản đối việc Mỹ phải ra đi trong 24 giờ”.
2

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 2: Chính quyền Sài Gòn thay người vác cờ trắng đầu hàng

Đầu tháng 4.1975, sau khi mất Tây Nguyên và Phước Long, chế độ Sài Gòn đứng trước sự suy yếu về mọi mặt và khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lúc này, ông Dương Văn Minh và nhóm ủng hộ ông “chính thức công bố ý định thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”.
3

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 1: Ông Dương Văn Minh và con đường công danh, binh nghiệp

Nhân ngày kỷ niệm trọng đại, Một Thế Giới giới thiệu loạt bài của TS Vũ Trung Kiên về những con người liên quan đến sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc diễn ra 50 năm trước.
4

TP.HCM: Bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Tối 19.4.2025, TP.HCM bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước bằng chương trình trình diễn ánh sáng 3D trước trụ sở UBND thành phố, thu hút đông đảo người dân.
5

TP.HCM tổ chức trình diễn nghệ thuật 3D mapping dịp lễ 30.4

Chiều 17.4, ông Nguyễn Tấn Kiệt, Trưởng phòng Nghệ thuật, Sở VH-TT TP.HCM đã thông tin về chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Sốt với mẫu quần jeans bị xé bằng răng và móng vuốt sư tử

Một sở thú ở Nhật Bản đã bày bán nhiều sản phẩm gây chú ý nhằm cứu vãn kinh tế khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19, trong đó có mẫu quần jeans bị xé rách bởi răng và móng vuốt sư tử.

Người chuyển giới ở Thái Lan: Phía sau ánh hào quang là những nỗi buồn sâu thẳm không ai thấu

Trước đây, có rất nhiều quốc gia không chấp nhận hoặc kỳ thị người chuyển giới, đồng tính. Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay thì tư tưởng và quan điểm cũng đã thay đổi, những người đồng tính, chuyển giới cũng đã được chấp nhận và sống vui vẻ.

'Bồ Công Anh': Đứng vững trên ranh định kiến về chủ đề đồng tính

Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ 5B vừa công diễn giới thiệu vở kịch đầu tiên sau giãn cách xã hội, vở “Bồ Công Anh”.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc qua đời ở tuổi 75 vì bệnh ung thư

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc vừa qua đời vào lúc 17h30 chiều nay 7.6 tại nhà riêng ở Bà Rịa - Vũng Tàu sau một thời gian dài chống chọi với ung thư bàng quang và ung thư phổi.

Siêu mẫu Cara Delevingne thừa nhận là người song tính luyến ái

Siêu mẫu 27 tuổi gần đây vừa có cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Variety rằng mình có cảm xúc với cả nam lẫn nữ.

Olivia Jade làm từ thiện sau khi bị chỉ trích về bài đăng 'đặc quyền của người da trắng'

Vừa qua, con gái nữ diễn viên Lori Loughlin, Olivia Jade Giannulli đã thông báo trên instagram cô đã quyên góp cho quỹ National Bail Out nhằm ủng hộ phong trào Black Lives Matter (Người da đen đáng được sống).

Á hậu Huyền My bật khóc khi được chọn là 'Người phụ nữ hạnh phúc'

Á hậu Huyền My cho biết cô đã bật khóc trên sóng truyền hình khi được lựa chọn xuất hiện đầu tiên trong chương trình "Người phụ nữ hạnh phúc" mùa thứ 4.

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, người dành cả đời cho việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu qua đời

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, GS-TS Ngô Đức Thịnh - người dành cả đời nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã từ trần vào hồi 7 giờ 20 ngày 6.6, hưởng thọ 76 tuổi.

Hệ thống giáo dục

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2025 13:00
Có ba kiểu hệ thồng giáo dục tồn tại ngày nay, giáo dục truyền thống, giáo dục thời đại công nghiệp, và giáo dục thời đại thông tin.

Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Kỳ 4: Chính phủ Dương Văn Minh với việc kết thúc chiến tranh

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 23/04/2025 12:00
Trong "Hồi ký không tên", Lý Quý Chung cho biết, khi nhóm ông Dương Văn Minh bàn việc thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì hầu như mọi người đều khẳng định việc thay thế Nguyễn Văn Thiệu chỉ là thay người cầm cờ trắng đầu hàng.

Hướng dẫn tạo bức ảnh chụp chung giữa bạn và người nổi tiếng bằng ChatGPT

Kỹ năng - Quang Huy - 23/04/2025 11:00
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thức để tạo ra những bức ảnh chụp chung giữa bạn và một người nổi tiếng bất kỳ nhờ công cụ AI ChatGPT.

'Sống như con chuột trong cống', lựa chọn của nhiều người trẻ Trung Quốc

Phong cách sống - Nhật Thùy - 23/04/2025 10:00
Những thanh niên Trung Quốc theo đuổi lối sống ít năng lượng, tránh xa thành công tự gọi mình là “người chuột” - từ lóng thu hút hơn 2 tỷ lượt tìm kiếm trực tuyến.

Xem phim "Sex Education", tôi nhận ra mối quan hệ nào cũng cần điều này, tiếc là không phải ai cũng biết

Điện ảnh - Trà My - 23/04/2025 09:00
Sau khi xem phim "Sex Education", một nhà văn nhận ra một bài học rất quan trọng cho các mối quan hệ trong cuộc sống, đặc biệt là mối quan hệ lãng mạn.

Hạt giống tâm hồn 8 - Quyển sách và giỏ đựng than

Từ sách - Phim - Quìn - 23/04/2025 08:00
Tại một trang trại nhỏ ở miền núi xa xôi thuộc miền Đông bang Kentucky, có hai ông cháu sống cùng nhau. Mỗi sáng, người ông thường dậy rất sớm để đọc sách.

TP.HCM: Bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Giải trí - Song Phạm - 22/04/2025 13:00
Tối 19.4.2025, TP.HCM bắt đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước bằng chương trình trình diễn ánh sáng 3D trước trụ sở UBND thành phố, thu hút đông đảo người dân.

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Kỳ 3: Nội các Dương Văn Minh và tuyên bố đầu hàng

Giải trí - Vũ Trung Kiên - 22/04/2025 12:00
Việc đầu tiên đại tướng Dương Văn Minh làm trên cương vị tổng thống là ông đã giao cho Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền thông báo với phía Mỹ về việc “không phản đối việc Mỹ phải ra đi trong 24 giờ”.

Sẽ rất tiếc nếu sử dụng Zalo mà bạn không biết các tính năng này

Kỹ năng - Nhật Hạ - 22/04/2025 11:00
Zalo thường xuyên cập nhật cho người dùng các chức năng, tùy chọn mới giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn

Xem mạng xã hội gần đây, tôi chợt nhớ đến phim Sex Education: Hãy dạy con điều này càng sớm càng tốt

Điện ảnh - Thanh Hương - 22/04/2025 10:00
Tôi đã lo lắng đến mất ăn mất ngủ, nghĩ rất nhiều về chuyện dạy con.

Giữa làn sóng AI, thứ giết chết con người không phải Chat GPT, DeepSeek,... mà là lối tư duy này

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 22/04/2025 09:00
DeepSeek giống như cần sa, nó có tác dụng giảm đau. Nhưng một khi bạn bị nghiện, nó sẽ chỉ gây tổn hại đến não và khiến bạn hoàn toàn mất khả năng suy nghĩ.

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Từ sách - Phim - Trần Thường - VNN - 22/04/2025 08:00
Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.

Infographic hoạt động văn hóa nghệ thuật du lịch kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

Giải trí - TTXVN - 21/04/2025 13:00
TP.HCM tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Facebook cập nhật tính năng mới, nhiều người Việt "bị ảnh hưởng": từ nay thôi khỏi xem lén, hết thời stalk!

Kỹ năng - Huỳnh Duy - 21/04/2025 12:00
Giờ đây, ngoài bạn bè, bạn có thể thấy cả những người theo dõi và không theo dõi trong danh sách người xem", thông báo của Facebook cho biết.

Rùng mình với robot cơ bắp sinh học co giật như người thật

Thư giãn - Hoàng Vũ - 21/04/2025 11:00
Một video mới vừa được Clone Robotics công bố đã khiến cộng đồng mạng và giới công nghệ rúng động: robot hình người “Protoclone” uốn cong cơ bắp, co giật tay chân và nhún vai như một sinh vật sống thật sự.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 23/04/2025