Thu gom quá nhiều đất cho các dự án tâm linh là lãng phí nghiêm trọng

11/03/2019 17:09
Thu gom quá nhiều đất cho các dự án tâm linh là lãng phí nghiêm trọng

Đáng sợ không phải là có quá nhiều thần thánh, mà là sợ con người không còn sợ cái gì siêu việt hơn mình và từ đó mà việc gì cũng dám làm, kể cả những việc phi nhân tính nhất!

Những ngôi chùa ken cứng người cúng sao giải hạn, những pho tượng Bồ tát ngập ngụa trong tiền lẻ, những dự án chùa chiền mang tham vọng kỷ lục, những địa phương sinh hoạt người dân đảo lộn bởi khách hành hương tứ xứ dồn dập đổ về... những hình ảnh ấy của Tháng giêng Kỷ Hợi 2019 hoàn toàn xa lạ với giáo lý đạo Phật, trái ngược với bản chất của chính thể. Vậy mà cũng trong chính tháng giêng này, vắng đi một học giả nghiên cứu tôn giáo uy tín, và lại thêm một dự án tâm linh quy tụ tài nguyên đất quốc gia...

“Điều đáng sợ không phải là có quá nhiều thần thánh, điều đáng sợ là con người không còn sợ cái gì siêu việt hơn mình và từ đó mà việc gì cũng dám làm, kể cả những việc phi nhân tính nhất” - kết cuộc trò chuyện với Người Đô Thị về thực trạng tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay, nhưng đồng thời TS. Hoàng Văn Chung (*), Trưởng phòng Nghiên cứu Lý luận và Chính sách tôn giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cũng gợi ra cần một góc nhìn khác thấu đáo hơn, qua những phân tích, nhìn nhận dưới đây.

Thưa ông, có những nghiên cứu cho thấy đa số người Việt đều có nhu cầu tôn giáo, nhưng phần đông không là tín đồ thành kính của riêng một tôn giáo nào, miễn họ thấy thanh thản tinh thần, thỏa mãn điều họ cầu xin. Vì vậy, một đặc điểm trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt là tính thực dụng. Vậy những biến đổi trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo suốt nhiều năm nay, như cầu tài lễ lộc, cúng tế, tranh cướp, vặt lông lợn... có phải là biểu hiện của “đặc tính” này?

                
TS. Hoàng Văn Chung

- Từ lâu một số nhà nghiên cứu quốc tế đã khá đồng ý với nhau rằng mỗi cá nhân người Việt luôn nỗ lực vượt lên định mệnh, nhưng cũng luôn tin sự thành bại không chỉ lệ thuộc năng lực của mình mà còn chịu tác động từ các sức mạnh siêu nhiên. Việc người Việt cầu xin được may mắn và hỗ trợ không chỉ là vấn đề niềm tin tôn giáo, mà còn được cho là việc làm khôn lanh, một lối suy nghĩ hay tranh thủ đầy toan tính.

Người ta đến với đấng thiêng nhưng không thực sự vì khao khát tìm hiểu những triết lý sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan, về giác ngộ và giải thoát, mà chủ yếu tìm giải pháp cho những vấn đề “thường ngày”, “ở đây”, “ngay bây giờ”. Nhưng người Việt không phải là dân tộc duy nhất đề cao thực dụng trong niềm tin và thực hành tôn giáo. Không có tôn giáo nào không có sự cầu xin hằng ngày cả.

Việt Nam thiếu những nhà tư tưởng tôn giáo có tầm ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí vượt ra khỏi ranh giới quốc gia. Những trường hợp như Thiền sư Thích Nhất Hạnh là quá hiếm hoi. Nếu coi việc sáng tạo hoặc phát triển các tư tưởng tôn giáo là phần gốc của niềm tin và thực hành tôn giáo, thì tìm kiếm sự thanh thản về tinh thần và cầu xin sự chở che là phần ngọn. Chúng ta chủ yếu quan sát thấy phần ngọn này trong nhiều thế kỷ qua và cả ở hiện tại. Nhưng nếu đó đã là một đặc tính của dân tộc, một bộ phận của căn tính văn hóa, thì ta nên khách quan thừa nhận.

Việt Nam đang ngày càng xuất hiện nhiều dự án du lịch tâm linh quy mô lớn với những khen chê trái chiều. Như gần đây nhất là siêu dự án du lịch tâm linh Chùa Hương của doanh nghiệp Xuân Trường quy mô 1.000 ha với 15.000 tỷ đồng, mục đích khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực, xây dựng các công trình tâm linh tầm cỡ quốc gia, quốc tế, kết hợp hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng. Thực tế này khiến tôi nhớ đến một nghiên cứu của ông: “Làm giàu với thần thánh: quan hệ tôn giáo - kinh tế Việt Nam hiện nay”. Ông nhận định thế nào về xu hướng xây dựng những siêu dự án tâm linh dạng này?

- Việc xuất hiện những siêu dự án nhằm kiếm lợi từ du lịch, kết hợp với diễn tả niềm tin tôn giáo không nằm ngoài xu thế “kinh tế hóa tôn giáo” tôi từng đề cập. Trong nền kinh tế thị trường, người làm kinh doanh luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu; và nếu hình thức kinh doanh của họ không vi phạm pháp luật, thì việc phê phán cách làm của họ rất khó, có thể là thiếu công bằng. Nhưng xu hướng này ngoài mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư và giải quyết một số công ăn việc làm nhất định, thì hệ quả cơ bản không tốt cho tính thuần khiết và nhất quán của mỗi truyền thống tôn giáo nói riêng, của đời sống tôn giáo, tâm linh nói chung.

Thứ nhất, nó tạo ra những giá trị ảo. Về mặt truyền thống, việc tìm đến không gian tôn giáo là để thờ cúng cái thiêng, tìm sự yên ổn về tâm hồn, học hỏi những triết lý cao thâm và những ứng xử đạo đức. Hành vi ấy góp phần không nhỏ trong kiến tạo, dung dưỡng, tiếp nối những giá trị văn hóa quý báu, góp phần hình thành căn tính văn hóa của dân tộc. Đi lễ đền, chùa theo cách đó chưa bao giờ là hành vi gây tốn kém về tiền bạc, càng không thể hiện nhu cầu tiêu dùng, hay khoe mẽ về năng lực kinh tế.

Kinh doanh hàng hóa tôn giáo ngày nay bởi các nhà đầu tư lại chủ yếu nhằm phát hiện và kích thích các nhu cầu tiêu dùng không thực sự cần thiết, mong muốn thể hiện khả năng kinh tế của cá nhân, thỏa mãn tâm lý thích sĩ diện về cảm giác được chiêm ngưỡng những gì to lớn, thuộc hàng kỷ lục, lại xa hoa và tốn kém. Những hành vi ấy chỉ tạo ra các nhu cầu chưa từng có, không thiết thực, nói cách khác là tạo ra các giá trị ảo.

Thứ hai, các nhà tu hành chân chính, các bậc trí thức tôn giáo cũng không hiện diện ở những nơi này. Các hoạt động giáo dục về tôn giáo cũng không diễn ra nơi đây. Kết quả người đi lễ, dù đông bao nhiêu, đều không mở mang được gì trong tri thức về tôn giáo, cũng như về các giá trị mà tôn giáo thực sự mang lại. Cứ như thế, phẩm chất tôn giáo của tín đồ không thể nào cải thiện được. Các không gian tâm linh, tôn giáo mới xây dựng lên là sản phẩm của các siêu dự án nói trên, do đó, chỉ “cơ bắp” và hào nhoáng. Khi màn đêm buông xuống và cánh cửa đóng lại, chẳng có gì ngoài bê tông, gạch ngói. Vấn đề là không nhiều người nhận ra về bản chất, những nơi chốn đó không có tính thiêng.

Chen lấn xin lộc Tết Kỷ Hợi: tín ngưỡng hay mê muội? Ảnh: SOHA

Việt Nam đang chứng kiến những nhà tỷ phú đô la giàu lên chủ yếu do đầu cơ đất đai hơn là nhờ vào phát minh, sáng chế, hay có ý tưởng kinh doanh xuất chúng. Nhưng đất đai là nguồn tài nguyên rất quý và sẽ cạn kiệt. Quá nhiều đất đai được thu gom và dành cho các dự án tâm linh, tôn giáo là một sự lãng phí nghiêm trọng.

Dưới góc nhìn xã hội học và nhân học, ông lý giải gì về hiện tượng nhiều người dân hiện dễ dàng chấp nhận những siêu dự án du lịch tâm linh, mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho là phi Phật giáo?

- Nguyên tắc của khoa học về tôn giáo, dù là xã hội học hay nhân học, không phải là phán định đúng - sai về niềm tin và thực hành tôn giáo của người dân. Các nhà khoa học quan tâm đến việc tại sao người ta lại tin và thực hành như thế, người ta có những trải nghiệm gì, và đâu là các nhân tố tác động chủ yếu. Có thể sau đổi mới đột phá về chính sách tôn giáo, người dân quá vội vàng và háo hức đi từ thái cực bị cấm đoán sang thái cực có nhiều tự do trong lựa chọn và diễn tả niềm tin tôn giáo.

Cần thời gian đủ dài để tất cả bình tĩnh lại và nhận ra đâu là điều đáng làm nhất, đâu là những giá trị ảo. Lòng nhiệt thành tôn giáo thái quá rất gần với mê tín - hiểu như sự tin tưởng vào cái gì đó một cách vô điều kiện hoặc thiếu suy nghĩ. Nhưng văn hóa có các thước đo và bộ lọc của riêng nó, những gì có chân giá trị sẽ tồn tại, ngược lại những gì là biến tướng sẽ dần phôi phai. Nếu ta có thể làm gì ở đây, thì là bằng mọi cách giúp cho người dân nhận ra các giá trị cốt lõi và cùng lên tiếng phê phán các xu hướng lệch lạc và kém văn minh.

Xu hướng tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiện nay sẽ dẫn đời sống tinh thần con người xã hội Việt Nam đi tới đâu, thưa ông?

- Không dễ dự đoán về xu hướng tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam trong tương lai chỉ dựa vào những bằng chứng gây nhiều quan ngại của hiện thực đời sống tôn giáo, tinh thần ngày hôm nay. Điều có thể khẳng định, đời sống tinh thần của người Việt Nam sẽ chỉ trở nên phong phú hơn, khi tổng thể không gian tôn giáo ngày càng mở rộng và trở nên đa dạng hóa. Mê tín sẽ bị đẩy lùi, không phải vì tiến bộ của khoa học hay sự thắng thế của quá trình thế tục hóa, mà là sự gia tăng tri thức về tôn giáo nơi các tín đồ nói riêng và người dân trong xã hội nói chung.

Qua các nghiên cứu của mình, theo ông, Nhà nước có vai trò như thế nào trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo?

- Người Việt Nam chỉ tạm ẩn giấu nhu cầu tôn giáo, tâm linh của mình trước quan điểm cứng rắn với tôn giáo và sự đề cao tư tưởng vô thần thái quá của thể chế chính trị trong một giai đoạn nhất định. Giờ đây, sự đổi mới về quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước đã thừa nhận khách quan nhu cầu tôn giáo, tâm linh của người dân. Theo tôi trên thực tế, không có cách nào xóa bỏ nhu cầu tôn giáo, tâm linh ra khỏi đầu óc người Việt được. Cũng không cần thiết phải làm như thế, mà thay vào đó là hướng cho người dân thỏa mãn nhu cầu một cách lành mạnh, có trách nhiệm với người khác và với xã hội, đồng thời tự giác tuân thủ pháp luật.

Tôi rất đồng ý với nguyên cố Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo TS. Nguyễn Quốc Tuấn: việc Nhà nước cần làm là kiến tạo một hệ giá trị mới và nhất quán cho xã hội. Theo tôi, đây còn là trách nhiệm của giới trí thức cũng như các lãnh đạo tôn giáo và của mỗi tín đồ tôn giáo. Việc đưa hệ giá trị đó vào thực tiễn không chỉ dựa vào các phong trào vận động xã hội, các cơ sở giáo dục, mà còn dựa vào một hệ thống pháp lý minh bạch và hiệu quả. Không có lựa chọn nào khác ngoài việc sớm hoàn chỉnh mô hình nhà nước pháp quyền, nơi mà người ta thượng tôn luật pháp và hành xử theo luật pháp. Nhà nước chỉ cần thực thi pháp luật khi cá nhân hay nhóm có tôn giáo bước ra khỏi không gian riêng tư của mình và có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người khác hay làm tổn hại an ninh, trật tự nơi công cộng.

Ảnh: TùngTin

Cụ thể hơn nữa, đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, theo tôi, nguyên tắc chung là nhà nước nên giữ vai trò trung lập. Trung lập nghĩa là không ủng hộ, cũng không phản đối hay tìm cách xóa bỏ, thực sự coi tôn giáo là nhu cầu bình thường, tự nhiên và riêng tư của mỗi người. Nhà nước chỉ can thiệp khi có dấu hiệu của sự nhân danh thực hiện quyền tự do tôn giáo mà làm những việc phi tôn giáo, hoặc gây ra sự xung đột tôn giáo làm mất ổn định xã hội. Điều quan trọng nhất, Nhà nước tập trung giúp cho người dân có tôn giáo nhận thức rõ về tôn giáo mình theo, biết rõ các ranh giới pháp luật họ không thể bước qua. Nghĩa là hỗ trợ người dân tin và thực hành tôn giáo một cách có tỉnh thức thay vì mê muội và không tự giải thích được. Tỉnh thức là hiểu rõ nhu cầu của mình, đồng thời biết quan tâm đến nhu cầu, quyền lợi của người khác.

Những giá trị phổ quát mà đa số tôn giáo, tín ngưỡng trên thế giới đang hướng đến hiện nay là gì, thưa ông?

- Theo nhìn nhận của tôi, các giá trị phổ quát mà đa số tôn giáo trên thế giới hướng tới không nằm ngoài hai nhóm là giá trị nhận thức và giá trị đạo đức. Giá trị nhận thức ở đây chính là cách nhìn về thế giới và con người mà mỗi tôn giáo đã cung cấp qua kinh sách của họ. Với đa số dân chúng trên thế giới, có thể nói việc tin vào một trật tự vũ trụ trong đó có vai trò quyết định của đấng thiêng có năng lực siêu việt khiến cuộc sống của họ an ổn và có ý nghĩa hơn. Giá trị đạo đức ở đây là các nguyên tắc hành xử giữa người với người và người với thế giới tự nhiên đã được đúc kết, bảo vệ và lưu truyền qua các thế hệ.

Mỗi tôn giáo là một cộng đồng đạo đức, và rất nhiều người trên thế giới tìm thấy sự an lạc suốt cuộc đời mình khi tin vào một thế giới quan tôn giáo và hiện thực hóa các quy tắc hành xử đạo đức mà tôn giáo đó đề xuất. Các giáo hội đều muốn có những tín đồ tôn giáo thành tín một cách có hiểu biết và đồng thời là các công dân mẫu mực.

Điều đáng sợ không phải là có quá nhiều thần thánh, cũng có nghĩa là quá nhiều tôn giáo. Điều đáng sợ là con người không còn sợ cái gì siêu việt hơn mình và từ đó mà việc gì cũng dám làm, kể cả những việc phi nhân tính nhất!

Lê Quỳnh/Người Đô Thị (thực hiện)

(*) Tiến sĩ xã hội học, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học La Trobe, Úc; học giả trao đổi sau tiến sĩ tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.
2

Chân trần chí thép – Cuốn sách tuổi 20 nên đọc để hiểu giá trị của tự do và lòng biết ơn

Chân trần chí thép là một quyển sách không chỉ kể chuyện chiến tranh, mà còn gợi mở một bài học lớn về lòng dũng cảm và lý tưởng của cả một thế hệ.
3

Hiểu quy luật tự nhiên để 'Sống an vui'

Hạnh phúc không phải là một điều gì xa vời hay bí ẩn. Nó đến khi ta hiểu và sống thuận theo quy luật tự nhiên. Một trong những quy luật quan trọng nhất chính là nhân quả – gieo gì, gặt nấy.
4

Lời hứa 20 năm của Larry Berman với 'điệp viên hoàn hảo' Phạm Xuân Ẩn

Khi viết về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, Giáo sư, nhà sử học Larry Berman đã hứa không sử dụng những thông tin có thể làm tổn thương đến nhiều người. Sau gần 20 năm, lời hứa đó vẫn còn.
5

Sống an vui - Vì sao nỗi buồn ở lại lâu hơn niềm vui?

Bây giờ chúng ta đã hiểu tâm con người rất phức tạp và ta cần biết cách kiểm soát tâm, kiểm soát cường độ của các loại cảm xúc như căng thẳng, lo âu...

Thay cách mặc, đổi cuộc đời: Làm cách nào tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp?

Không có hai con người nào hoàn toàn giống nhau về vóc dáng, tính cách, sở thích riêng về phong cách, chi tiêu và lối sống nên cũng sẽ không có một hình ảnh nào là hình mẫu chung cho tất cả mọi người.

Bạn đang nghịch gì với đời mình? - Cội nguồn của sự thay đổi cuộc sống

Khi có những ý nghĩ thì cũng có một người đang suy nghĩ, đúng không nào? Do nhận thức được tính vô thường của mình mà ý nghĩ tạo ra người suy nghĩ để trao cho nó tính thường hằng; vậy, ý nghĩ khởi tạo nên người suy nghĩ chứ không phải ngược lại.

Quyền lực mới - Bài 6: Làm cách nào chuyển hướng từ quyền lực cũ sang quyền lực mới?

Đối với các tổ chức quyền lực cũ muốn chuyển sang thế giới quyền lực mới, ngoài việc thỉnh thoảng có những hành động sáng tạo hoặc táo bạo, có bốn vấn đề cơ bản cần xem xét khi họ lên kế hoạch cho “sự chuyển hướng”.

3 quyển sách giúp phụ nữ trở nên quyến rũ hơn

Ngày 8-3 là ngày phụ nữ cả thế giới được tôn vinh và trân trọng. Trong những ngày này, người phụ nữ luôn muốn họ trở nên xinh đẹp và cuốn hút nhất từ tâm hồn cho đến ngoại hình.

Phù thủy sắc đẹp Kỳ 2 - Giấc mơ của cô bé lọ lem về dòng sản phẩm của riêng mình

Quay trở lại Lancôme, tôi nhận được một tin bất ngờ. Giám đốc chi nhánh Mỹ của Lancôme mời tôi đến dự bữa tối với một số người trong ban quản trị để trao đổi vài điều. Tôi nghĩ: "À, ờ... Nếu họ sa thải mình, mình sẽ nói cám ơn..."

Thay cách mặc, đổi cuộc đời - Sức mạnh của một hình ảnh chuyên nghiệp

Nếu bạn đang lên kế hoạch để thay đổi bản thân hoặc đặt mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp, khởi tạo công việc kinh doanh của riêng mình hay trở lại làm việc sau khi sinh con, thì việc đầu tiên cần làm là thể hiện những thay đổi trực quan, tức cải thiện hình ảnh của chính mình.

Phù thủy sắc đẹp Kỳ 1 - Cô gái gốc Việt, từ blogger nghiệp dư trở thành cố vấn Lancôme

Khi còn nhỏ, nếu có ai hỏi bạn muốn làm gì khi lớn lên, chắc hẳn không ai trả lời rằng họ muốn làm một cố vấn trang điểm, một blogger hay một hiện tượng trên YouTube cả...

'Hoa xương rồng' Trần Trà My đưa 'Tin vào điều tử tế' đến trại giam

Chiều 9-3, cô gái khuyết tật giàu nghị lực Trần Trà My đã có buổi giới thiệu sách 'Tin vào điều tử tế' tại Đà Nẵng, với những tâm sự xúc động của chính tác giả về khát khao được góp những giọt mưa tưới mầm tử tế.

Chân trần chí thép - Cuộc chiến trong lòng đất Kỳ 2: Tấn công địa đạo

Mỹ bắt đầu triển khai đối pháp để chống lại địa đạo. Họ bơm khói vào hầm, phương cách này không khiến du kích quân phải chui ra khỏi hầm, nhưng nó giúp người Mỹ đoán biết được quy mô khổng lồ của hệ thống địa đạo khi khói bay ra ở những lối ra vào khác.

Cách xem trực tiếp Lễ diễu binh ngày 30/4 trên máy tính và điện thoại

Kỹ năng - Quang Huy - 29/04/2025 17:00
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thức xem trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành mừng 50 năm ngày Thống nhất Đất nước trên smartphone và máy tính.

Diễu binh 30.4 tại TP.HCM: Cấm người đi bộ và xe vào 20 tuyến đường trung tâm

Kỹ năng - Thủy Long - 29/04/2025 14:00
Phục vụ cho lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành sáng 30.4, hơn 20 tuyến đường trung tâm TP.HCM tiếp tục cấm người và xe lưu thông.

YouTube kỷ niệm tuổi 20 và những sự thật thú vị

Thư giãn - Lê Duy - 29/04/2025 13:00
YouTube vừa thông báo, họ đang chào mừng sinh nhật tuổi 20 bằng nhiều hoạt động kỷ niệm đặc biệt.

TP.HCM: Metro tăng chuyến, kéo dài thời gian phục vụ trong dịp lễ 30.4 - 1.5

Thư giãn - Tin, ảnh: Thuỷ Long - 29/04/2025 12:00
Công ty TNHH một thành viên Đường sắt đô thị số 1 TP.HCM (HURC1) cho biết sẽ tăng số chuyến và kéo dài thời gian hoạt động của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp lễ 30.4 - 1.5.

Dropbox cải tiến Dash và tích hợp AI

Kỹ năng - Minh An - 29/04/2025 11:00
Dropbox (Mỹ) chính thức công bố bản cập nhật quan trọng cho công cụ tìm kiếm và quản lý thông tin toàn diện Dropbox Dash.

Sau 22 ngày đạp xe đạp từ Hà Nội, Quang Hà đã đến TP.HCM

Phong cách sống - Mây - 29/04/2025 10:00
Mặc dù muộn hơn kế hoạch, song chàng trai này cuối cùng đã hoàn thành hành trình 22 ngày đạp xe từ Hà Nội vào TP.HCM để xem lễ diễu binh.

Chân trần chí thép - Cuộc chiến trong lòng đất Kỳ 2: Tấn công địa đạo

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 29/04/2025 09:00
Mỹ bắt đầu triển khai đối pháp để chống lại địa đạo. Họ bơm khói vào hầm, phương cách này không khiến du kích quân phải chui ra khỏi hầm, nhưng nó giúp người Mỹ đoán biết được quy mô khổng lồ của hệ thống địa đạo khi khói bay ra ở những lối ra vào khác.

Không còn bệnh tim

Tủ sách - FN - 29/04/2025 08:00
Cuốn sách mang đến cho bạn đọc khám phá khoa học đột phá về phân tử Oxit Nitric (NO), mở ra một cuộc cách mạng trong điều trị bệnh tim và huyết áp, làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của cộng đồng y khoa toàn cầu.

Tối nay 28.4, tổng duyệt trình diễn 10.500 drone trên sông Sài Gòn

Thư giãn - Thủy Long - 28/04/2025 14:00
Sáng 28.4, bà Trần Thị Diệu Thúy - Phó chủ tịch UBND TP.HCM ký văn bản thay đổi lịch trình diễn thiết bị không người lái (drone) trong chương trình lễ hội "Sắc màu thành phố Bác".

'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối’ ra phiên bản đặc biệt dịp lễ 30.4

Điện ảnh - Tiểu Vũ - 28/04/2025 13:00
Trong dòng chảy của tháng 4 lịch sử, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, nhà đầu tư cùng ê kíp phim cho ra mắt phiên bản đặc biệt của phim điện ảnh "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối".

Nghịch lý: Tại sao bạn bè ngày nhỏ rất thân, lớn lên lại tỏ ra không quen biết?

Suy ngẫm - Đông - 28/04/2025 12:00
Tình bạn cũng giống như một cái cây. Nếu không được chăm sóc, tưới nước thường xuyên, nó sẽ dần khô héo.

Dropbox thêm tính năng trí tuệ nhân tạo

Kỹ năng - T.Thủy - 28/04/2025 11:00
Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến Dropbox vừa bổ sung thêm tính năng trí tuệ nhân tạo, cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm dữ liệu đang được lưu trữ, kể cả các file media như hình ảnh, video…

Xem "Sex Education", tôi giật mình: Lời nói vu vơ đôi khi là con dao 2 lưỡi khiến trẻ tổn thương sâu sắc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 28/04/2025 10:00
Sau khi xem bộ phim, tôi càng hiểu hơn về tầm quan trọng của lời nói trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành.

9X là trùm FOMO, Gen Z là trùm chữa lành

Phong cách sống - Trần Hà - 28/04/2025 09:00
Nhưng thế hệ nào cũng có âu lo đấy thôi!

Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất kỳ 1: Địa đạo, cuộc đọ sức dưới lòng đất

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 28/04/2025 08:00
Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 29/04/2025