Tết xa quê thời Covid

Lương Hà từ Paris (Theo Thời Đại)12/02/2021 14:30
Tết xa quê thời Covid

Ngoài trời mùa đông nhiệt độ xuống dưới không, trong cái chiều tối chập choạng, có người thì vẫn đang tất bật nơi công sở, người may mắn hơn được tan ca thì hối hả trở về nhà cho kịp thắp nén hương hướng về tổ tiên chứ cũng chẳng có thời gian đâu bày mâm cao cỗ đầy.

0131_anh_3_opt.jpg

Đó là cảnh tượng đón giao thừa thường gặp của những người Việt xa quê trên đất Pháp, vì chẳng mấy khi ngày Tết Nguyên đán được rơi đúng vào ngày nghỉ cuối tuần.

Pháp vốn là đất nước của lễ tết và hội hè đình đám. Bởi vậy, nhìn bề mặt người ta dễ cho rằng Tết Nguyên đán cổ truyền đã không còn quan trọng nữa ở chốn đất khách tha hương này. Thế nhưng, với những ai đang ở cách đất nước hơn vạn cây số đường chim bay thì mới thấy cái chữ Tết được viết in hoa này luôn khiến con người ta dậy lên nỗi niềm nhớ quê da diết. Với họ, Tết không chỉ đơn giản là dịp ăn mừng ngày mở đầu cho một năm mới m lịch, sâu xa hơn, nó đã là sợi dây tâm thức kết nối những đứa con mang trong mình dòng máu Việt với cội nguồn.

Ở Pháp muốn “ăn” cái Tết đúng vị, đúng chất thật ra đã không còn quá khó khăn như những năm về trước. Các siêu thị châu Á và Việt Nam luôn đầy ắp những hàng hóa ngày Tết. Điều đặc biệt, hàng hóa Việt bị đẩy giá cao lên đến nhiều lần do hàng nhập khẩu vẫn được bà con ưu tiên lựa chọn trong những ngày này. Có lẽ trong dịp Tết, cái việc ăn nó không chỉ để ngon, để no mà để hoài niệm, để bớt nhớ nhung và để được làm một người Việt chưa biến màu đổi chất. Đắt thì mặc cho đắt mà vẫn thấy thỏa dạ thỏa lòng! Bởi lẽ đồng hành với những kệ hàng hóa Việt là đầy ắp những ký ức sâu đậm như chưa từng phai nhạt: cảnh các mẹ, các chị tỉ mỉ ngồi tách củ kiệu, lau khô lá dong lá chuối..., mùi mứt dừa, mứt bí, mứt gừng ngào ngạt tỏa ra từ những chảo đường đang sôi ùng ục..., tiếng tí tách bên những nồi bánh tét bánh chưng đang đỏ lửa..., tiếng trống lân lại vang lên đâu đó ở đầu làng cuối ngõ..., những chợ hoa trên bến dưới thuyền náo nhiệt người mua kẻ bán... Và còn nhiều nhiều nữa những hình ảnh thân thương khác như những thước phim tua nhanh đưa người ta vượt không gian lẫn thời gian trở về quá khứ, trở về bên lũy tre, giếng nước, ao làng.

0125_anh_1_1_opt.jpg
Mùa dịch, những siêu thị vắng người ở Paris

Nhưng hàng hóa thì có thể nhập khẩu chứ cái không khí rộn ràng, cái chất tình đất tình quê mỗi khi Tết đến xuân về ấy đâu có phương tiện nào đủ sức mà chuyên chở được. Bởi vậy thật dễ hiểu là tại sao ai nấy đều muốn về quê ăn Tết, dù chi phí đắt đỏ hơn những lúc khác gấp nhiều lần thì cũng ráng tích cóp mà về.

Nhưng đâu phải ai cũng có đủ cái điều kiện mỗi năm về quê đón Tết một lần. Để phần nào giúp cho những người không có điều kiện về thăm quê, các hội đoàn người Việt đều cố gắng tổ chức các sự kiện văn hóa giúp bà con tạm nguôi ngoai nỗi nhớ. Những sự kiện này luôn được bà con trông chờ. Vì Tết ngoài để ăn ra còn là dịp để đoàn tụ và gặp gỡ. Chưa kể, với nhiều người ở cách xa khu người Việt, đến với những sự kiện này có còn là cơ hội để được nói tiếng Việt cho “sướng miệng”.

“Mái chùa che chở hồn dân tộc/ Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Hai câu thơ này càng đúng hơn với các chùa Việt tại nước ngoài. Ngoài việc hoằng dương Phật pháp, nhiều chùa Việt cũng là nơi gìn giữ nhiều phong tục tập quán còn nguyên vẹn hơn cả trong nước. Nhưng những ngôi chùa Việt số lượng không nhiều mà lại thường tọa lạc ở những nơi các phương tiện giao thông công cộng khó tiếp cận. Thế nên không phải người Việt nào cũng đủ điều kiện đến thường xuyên. Do vậy, mỗi dịp Tết đến, mái chùa cũng là nơi người Việt hay tìm không chỉ để cầu nguyện cho một năm bình an mà còn là tìm về với vốn phong tục cha ông được bảo tồn nơi đất khách. Ngày Tết, có chùa còn dựng cả cây nêu, tổ chức nấu bánh chưng, lễ hội chợ quê, du xuân bói Kiều...

Thế nhưng Tết năm nay, quả là một cái Tết rất khác vì mọi thứ đều đảo lộn:

Dù có muốn được tốn kém cho những chuyến thăm quê ăn Tết đi chăng nữa thì dịch COVID-19 cũng không cho phép bạn toại nguyện!

Dù có muốn nguôi ngoai bằng cách tìm đến các hoạt động văn hoá nghệ thuật truyền thống thì dịch COVID-19 cũng không giúp bạn toại nguyện!

Dù có muốn tìm chỗ dựa tâm linh để vượt qua những nỗi sợ hãi mà đón cái Tết bình an thì dịch COVID-19 cũng không giúp bạn toại nguyện!

Trong đủ thứ đảo lộn ấy, nhiều người Việt lẫn Pháp đều chịu chung số phận thất nghiệp tạm thời. Những khó khăn về kinh tế có vẻ sẽ còn đáng sợ hơn dịch bệnh. Ắt hẳn điều đó sẽ làm nhiều người khó khăn hơn để chuẩn bị cho một cái Tết đề huề.

0128_anh_2_1_opt.jpg
Gian hàng bán thực phẩm cho mùa Tết người Việt ở Pháp

Nhưng chắc chắn việc ăn Tết sẽ không bị COVID-19 cản trở đâu! Bởi lẽ nhìn sâu xa, Tết năm nay sẽ không hề nhuốm màu u ám. Do COVID-19, nhiều người còn công việc đa phần chuyển sang làm việc từ xa. Năm nay bà con người Việt tại Pháp sẽ không còn phải tất bật nơi công sở giữa thời khắc giao thừa thiêng liêng, sẽ không hối hả lao về nhà sau khi tan ca, sẽ quây quần bên người thân đón giao thừa cùng lúc với quê nhà.

Trên bàn ăn năm nay, tin rằng những món ăn Việt sẽ lại đủ đầy hơn các năm trước vì tài nghệ ẩm thực được hun đúc sẵn trong dòng máu người Việt lại có dịp phát huy. Song song đó, trong các nhóm nhỏ trên mạng xã hội, các dịch vụ cung cấp món ăn Tết truyền thống như bánh chưng, bánh tét, giò chả, dưa kiệu... nhằm kiếm thêm thu nhập bù đắp cho những ngày thất nghiệp đang rất được bà con xa quê nhiệt tình ủng hộ nhau như là một cách cùng vượt qua mùa dịch. Tin rằng, tình người trong mùa dịch sẽ làm cái Tết xa xứ lạnh lẽo trở nên ấm áp. Rồi Tết sẽ vẫn là một cái Tết đúng nghĩa! Và cái hẹn sang năm về quê ăn Tết sẽ là sự xác tín không là lời hứa suông.

Bởi lẽ không phải chỉ riêng mỗi năm nay, mà từ nhiều năm về trước, Tết luôn là dịp để giúp người người Việt xa xứ củng cố niềm tin rằng: qua Tết mọi thứ đều sẽ tốt lên! Còn riêng Tết năm nay, nó còn giúp cho người ta cảm nhận rõ nét hơn lời một bài hát cứ lâu lâu lại ngân lên từ trong vô thức: Khi mà còn thiếu quê hương ta còn biết sẽ đi về nơi đâu?


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Hoa thủy tiên - thú chơi hoa cực tao nhã ngày Tết của người Hà Nội mà gần như sắp thất truyền

Có một loài hoa đã từng là đỉnh cao của thú chơi ngày Tết của người Hà Nội nhưng vì nhiều lý do mà bị mai một. Cho đến nay, với sự yêu thích của nhiều người hoa đã dần quay trở lại và thậm chí còn tỏa sáng hơn xưa.

Hướng xuất hành đẹp và chọn tuổi đẹp để xông đất đầu năm Tân Sửu

Xem ngày giờ tốt, hướng xuất hành đầu năm là một phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên đán với mong muốn năm mới gặp nhiều thuận lợi may mắn.

Tống cựu nghinh tân - tản văn của nhạc sĩ Trần Tiến

Cuộc đời mà lại xấu xa / Thì sao cây táo nở hoa / Sao rãnh nước trong veo đến thế... Nhớ Lưu Quang Vũ quá. Tôi đã hát câu thơ này của anh trong bài Con chim sẻ tóc xù của tôi, ngày anh ra đi, bỏ cuộc rượu dở dang với bạn bè...

Độc đáo 'bánh lựu cầu duyên' truyền thống của người Hoa ở Sài Gòn: Chỉ bán duy nhất một lần trong năm

Bánh lựu thường được các gia đình người Hoa mua về để cúng cuối năm, cúng ông Táo hoặc cúng Giao thừa.

Tết là điều tuyệt vời nhất con ơi !

Bố yêu Tết bởi Tết là khoảnh khắc kỳ diệu nhất trong năm. Nơi giao thoa cũ- mới. Nơi trở về của mọi cánh chim đã bạt gió quanh năm. Nơi ta biết mình có chốn gọi là Nhà.

Tết Tân Sửu - Người Châu Á đón Tết năm nay rất khác...

Tết Tân Sửu đã trở thành một thách thức đối với người dân Châu Á, giữa bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa thể khống chế, những thói quen từ bao đời gắn liền với Tết bỗng phải thay đổi để thích ứng.

Chuyên gia Vũ Thế Thành: "Đôi khi tôi được ăn bánh chưng ngoài Bắc. Có loại ngon, có loại ngon tuyệt vời!"

Sau này khi về Đà Lạt, ông hàng xóm Tết năm nào cũng nấu bánh tét, với củi thật bự, cháy liu riu. Trời Đà Lạt về đêm lạnh, tôi mới cảm thấy cái ấm của bếp lửa, nhâm nhi ly rượu với ông bạn già, nghe kể chuyện Đà Lạt hồi xưa… Phiêu diêu như một bài thơ…

Mùi của Tết - thứ mùi hương thượng hạng với công thức pha chế độc quyền của những "bản limited" có độ lưu hương vĩnh cửu

Đừng nói về cổ chai làm từ vàng 18 carat cùng viên kim cương lấp lánh trị giá 5 carat của Clive Christian No.1 Imperial Majesty, hãy nói về 1 thứ mùi vô giá và thượng hạng hơn nhiều. Đó chính là… mùi của Tết, khả năng lưu hương là vĩnh cửu...

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024