Theo đó, đối tượng tham gia là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông (THPT) trên toàn quốc.
Về lĩnh vực dự thi, các dự án khởi nghiệp tham dự Cuộc thi năm 2018 được chia theo các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; giáo dục và đào tạo; y tế; dịch vụ, du lịch; khoa học, công nghệ; tài chính; kinh doanh tạo tác động xã hội và các ngành nghề khác.
Cuộc thi gồm 3 vòng:
Vòng thi cơ sở: Bộ GD-ĐT nhận hồ sơ dự thi từ các trường, các sở giáo dục và đào tạo trước 17 giờ ngày 10.11.2018
Vòng thi toàn quốc: sau khi nhận được hồ sơ và bài dự thi của các trường, các sở giáo dục và đào tạo, từ 15-30.11.2018, Ban cố vấn, Ban giám khảo chấm và lựa chọn 10 ý tưởng, dự án của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và 5 ý tưởng, dự án của học sinh THPT có tính khả thi cao nhất vào vòng thi chung kết.
Vòng thi chung kết được tổ chức tại ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2018 diễn ra vào ngày 15-16.12.2018
Cơ cấu giải như sau: Đối với các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, có 1 giải nhất gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền giải thưởng 100 triệu đồng, được hỗ trợ triển khai dự án từ các nhà đầu tư; 2 giải nhì gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền giải thưởng 70 triệu đồng; 3 giải ba gồm Bằng khen của Bộ GD-ĐT, tiền giải thưởng 50 triệu đồng.
Đối với các dự án khởi nghiệp của học sinh THPT: Có 1 giải nhất gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiền giải thưởng 50 triệu đồng; 1 giải nhì gồm Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tiền giải thưởng 30 triệu đồng; 1 giải ba gồm Bằng khen của Bộ trưởng, tiền giải thưởng 15 triệu đồng.
Tất cả các dự án khởi nghiệp đoạt giải tại cuộc thi được công nhận bản quyền thuộc về nhóm tác giả đăng ký tham dự cuộc thi.
Tú Viên