Ông Hoàng Nam Tiến: Người xưa nói nợ nần người khác tệ hơn đi tù nhưng đây mới là điều tệ hại nhất!

Ứng Hà Chi15/10/2024 10:00
Ông Hoàng Nam Tiến: Người xưa nói nợ nần người khác tệ hơn đi tù nhưng đây mới là điều tệ hại nhất!

Ông Tiến đã đưa ra những bài học tài chính quan trọng, cấp thiết nhưng không kém phần thú vị!

Trong podcast Tiền Không Tệ do Spiderum thực hiện nhằm nâng cao tư duy quản lý, sử dụng tài chính cho người trẻ, ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT đã có những chia sẻ cởi mở về tiền, đem đến những góc nhìn, bài học thiết thực mà không hề nặng lý thuyết. 

Nếu lao động chăm chỉ, cần cù thì chỉ đủ sống

Mở đầu câu chuyện, ông Hoàng Nam Tiến cho rằng mỗi người sẽ có mục tiêu, ước mơ, khát vọng và sứ mệnh khác nhau. Có người đề cao sự nghiệp gia đình, lại có người thấy tiền quan trọng nhất, lại có người cho rằng sứ mệnh mới là cao cả. Nhưng có lẽ điều quan trọng thứ nhì là phải làm ra tiền. 

Khi đi chia sẻ, hướng dẫn, tâm sự với người khác, ông Tiến thường bắt đầu nói về 2 điều: "Thực học là nền tảng của thành công" và "Đồng tiền phải làm ra từ lao động". Lao động là quyền lợi, chứ không phải nghĩa vụ. 

Ông Tiến kể, bản thân ông có những người bạn hơn nhiều tuổi, nắm giữ những vị trí rất quan trọng. Họ là doanh nhân, là quan chức nhưng sau về hưu chỉ vài năm là già đi trông thấy. Từ đó để thấy rằng, chúng ta có thể nghỉ hưu về mặt giấy tờ nhưng không được phép cho đầu óc nghỉ hưu. Nếu làm được điều này, đầu óc chúng ta sẽ được "trẻ trung". 

Ông Hoàng Nam Tiến: Người xưa nói nợ nần người khác tệ hơn đi tù nhưng tôi thấy đây mới là ĐIỀU TỆ HẠI nhất!- Ảnh 1.
 

Ông Tiến bày tỏ: "Nếu lao động chăm chỉ và cần cù, bạn sẽ chỉ đủ sống, đấy mới là điều tệ. Thật ra vay nợ cũng là điều tốt, đó là tạo động lực. Nếu nợ, chúng ta sẽ có thái độ lao động nghiêm túc hơn. Phải chăm chỉ, cần cù một cách thông minh. Nhưng thông minh không thôi thì chưa đủ, chúng ta phải cần những bệ đỡ, kiến thức, tri thức. Học xong, hành xong phải nâng tầm bằng công nghệ, chiến lược, thay đổi con người". 

Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT lại tiếp tục câu chuyện khi được một nữ BTV VTV đặt câu hỏi: "Đâu là khoản đầu tư lớn nhất của ông?". Ông Tiến bật mí, khoản đầu tư lớn nhất là các con của ông.

Ông thường nói với các con, việc gì ông cũng có thể giúp đỡ, trừ học hộ. Ông hướng con gái theo học trường Đại học phù hợp với bản thân, mở ra nhiều cơ hội tương lai. Đặc biệt, ông Tiến sẵn sàng đầu tư cho con những khoá học có mức học phí cao gấp đôi so với Đại học Harvard. "Tôi sẵn sàng vì tôi nghĩ đó là việc trang bị nền tảng tốt nhất để khi con bước vào đời", ông chia sẻ. 

Đừng sợ bị mắc nợ!

Đến với phần sau, "host" Trần Việt Anh - Nhà sáng lập & CEO Spiderum đặt câu hỏi: "Về việc vay nợ, dường như ở Việt Nam, mọi người không thích bị mắc nợ?". Ông Tiến chỉ ra đây là tâm lý rất tệ bởi nhiều người vẫn nghĩ "một năm ở đợ bằng 3 năm tù", nghĩa là "một năm mắc nợ người khác còn tệ hơn đi tù". 

Ông Tiến lấy ví dụ về sinh viên ở quê lên thành phố, sau khi tốt nghiệp đi làm có nhu cầu mua chiếc xe máy mới để phục vụ công việc. Một chiếc xe máy tốt có giá khoảng 30 - 40 triệu đồng, mà những tháng lương đầu khó đạt mức 10 triệu đồng/tháng. Nhưng nhìn dài hạn, việc cho một người có việc làm, với mức lương 10 - 15 triệu đồng/tháng vay nợ trong 2 năm để họ mua xe máy là rất phù hợp. 

Ông Hoàng Nam Tiến khẳng định: "Càng ngày các hệ thống 'credit rating' (xếp hạng tín dụng) và 'credit scoring' (điểm tín dụng) tốt hơn thì chúng ta có thể tạo điều cho các bạn trẻ ở nông thôn hay ở thành thị cũng vậy. Đừng vì 2 - 5% nợ xấu mà chúng ta bắt buộc họ phải thế chấp, kèm theo những điều kiện ngặt nghèo".

Ông cũng chỉ ra những lý do mà nhiều người đang e ngại khi vay nợ, chứ chưa nhìn vào những điểm tích cực. Đầu tiên, nhiều bạn không tự tin vào bản thân. Nhưng nếu các bạn tin vào bản thân, tin vào năng lực vượt khó thì các bạn có thể tính khoản nợ bằng 1 năm lương là hợp lý. 

Ông Hoàng Nam Tiến: Người xưa nói nợ nần người khác tệ hơn đi tù nhưng tôi thấy đây mới là ĐIỀU TỆ HẠI nhất!- Ảnh 2.
 

Quản lý tài chính cá nhân - thứ cần học cấp tốp

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ ngày nay mắc bẫy tiêu dùng, bẫy tín dụng khi chi tiêu quá khả năng chi trả. 

"Chúng ta mất 12 năm học THPT, 4 năm học Đại học, 2 năm học Tiến sĩ, 4 năm cho chương trình Tiến sĩ nhưng không bỏ ra 1 tuần để học quản lý tài chính cá nhân. Với góc nhìn doanh nghiệp, điều khó nhất của quản lý tài chính là quản lý dòng tiền trong tương lai. Chúng ta liệt kê đủ những dòng thu dự kiến, dòng chi dự kiến. Sau đó hãy trả lời câu hỏi trong 3 năm tới, khi nào dòng tiền bị âm và cách giải quyết. 

Tôi nghĩ rằng nếu là ngân hàng, tôi sẽ xây dựng công cụ để mỗi người giống như 'app' liệt kê những khoản chi dài hạn, mong muốn cá nhân, lương thưởng... Ngay lập tức dòng tiền tương lai, cỡ 3 - 5 năm sẽ thể hiện rõ ràng, chúng ta sẽ quyết định để dòng tiền không bị âm", Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT nhấn mạnh. 

Ông Tiến cũng bật mí những bí quyết dành cho các bạn trẻ trong việc tận dụng tối đa nguồn tài chính vay mượn. Đầu tiên, các bạn cần đi học về quản lý tài chính cá nhân, đây là việc liên quan đến cả đời. Thệ hệ gen Z ngày nay suy nghĩ rất khác thế hệ trước, tiêu tiền có phần phóng khoáng. 

Điều này được ông Tiến khéo léo áp dụng vào việc giáo dục con. Ông chỉ cho các con hiểu, đồng tiền phải được làm ra từ lao động. Bởi trẻ con ngày nay rất tinh nhanh, có thể xé bỏ mọi thứ nhưng không bao giờ xé tiền. Trẻ hiểu tiền là thứ mà bố mẹ, mọi người xung quanh rất quý trọng và tiền đổi được nhiều thứ.

Dần dần, người lớn cần giáo dục trẻ: Để có tiền thì cần lao động. Với những đối tượng chưa bước vào tuổi lao động thì học tập cũng là một kiểu lao động. Lao động trong gia đình cũng là một kiểu lao động. Phải có lao động mới có tiền. 

"Phải dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ, đồng tiền chỉ có được từ lao động. Còn nếu trẻ nghĩ tiền không có được nhờ lao động sẽ là thảm hoạ trong tương lai", ông Tiến khẳng định. 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
2

Tưởng người thương, hóa ra ChatGPT: AI đang thao túng hẹn hò thế nào?

Ngày càng nhiều người dùng AI để "tút" lại tin nhắn trên ứng dụng hẹn hò.
3

AI có thực sự sáng tạo?

Câu hỏi “Liệu AI có thể thật sự sáng tạo?” không chỉ là một thắc mắc về công nghệ, mà còn là lời mời gọi suy ngẫm về giới hạn của trí tuệ con người, vai trò của cảm xúc và định nghĩa thực sự của sáng tạo trong thời đại mới.
4

Học sinh sử dụng AI: Công cụ hỗ trợ hay làm suy yếu tư duy?

Khi máy tính bỏ túi lần đầu tiên xuất hiện trong lớp học, nhiều người lo ngại rằng chúng sẽ làm suy yếu kỹ năng toán học của học sinh.

Cổ nhân đã nói: “Ở nhà không tích trữ 3 thứ, càng giữ thì càng nghèo đi”

Câu nói tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc.

Triết lý kim cương của Lưu Bang: Hiểu được nhân tâm, ắt có được thiên hạ!

Liệu lòng nhân từ và lẽ phải của Lưu Bang xuất phát từ tấm lòng chân chính của ông, hay đó là một phương pháp để trị nước?

Ông Hoàng Nam Tiến: “Không nhất thiết phải làm gà thì mới biết nước sôi là nóng”

Theo ông Hoàng Nam Tiến, các bạn trẻ, đặc biệt là GenZ nếu như gặp được những người này thì sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian trong hành trình học hỏi và trải nghiệm.

Tâm lý học: Nguyên nhân số 1 kéo sự nghiệp và cuộc sống của nhiều người xuống dốc

Chỉ bằng cách học cách tách bạch và giữ ranh giới của riêng mình, bạn mới có thể khiến các mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên tự do và suôn sẻ.

Trừ nhan sắc ra, Dương quý phi còn được đắc sủng nhờ 3 điều

Liệu người phụ nữ này chỉ dựa vào nhan sắc hay còn có ẩn tình gì khác?

Sự khác biệt quan trọng nhất giữa con người không phải tiền hay địa vị, mà là đẳng cấp bên trong

Chính đẳng cấp bên trong giúp phân biệt người xuất sắc và người tầm thường.

Tỷ phú Rockefeller khuyên: Địa ngục vẫn có đầy người tốt, đôi khi bạn phải có lòng tham để sở hữu những điều đẹp đẽ

Ông có 5 lời khuyên kinh điển được lưu truyền cho thế hệ sau giúp một người từ bình thường hoá phi thường.

Tỷ phú Rockefeller: Sự thành công được quyết định bởi thứ mà không phải ai cũng biết

Trong thư gửi con trai, tỷ phú Rockefeller nhắc nhở con trai rằng “độ lớn” suy nghĩ của một người sẽ quyết định “độ lớn” thành tựu mà người đó có thể đạt được.

Cảnh báo 'tội phạm tình dục kỹ thuật số' tăng chóng mặt bởi video AI

Kỹ năng - Anh Tú - 06/07/2025 13:00
Hàn Quốc cho biết các nhà cung cấp dịch vụ internet trong và ngoài nước như Naver, Google và Kakao trong năm 2024 đã xóa và chặn 180.000 video quay lén bất hợp pháp, gồm cả video khiêu dâm giả mạo do AI tạo ra.

Xem Sex Education tôi nhận ra lỗi lầm khiến con trai bỏ nhà đi suốt 20 năm nay

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 06/07/2025 12:00
Tôi đã đối xử tệ với con trai nhưng lại không hay biết. Cho đến khi xem phim "Sex Education", tôi mới bừng tỉnh.

3 cao thủ khiến Trương Tam Phong thua xa: Có người chỉ dùng kiếm trúc tước hết vũ khí của 2.000 binh sĩ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 06/07/2025 11:00
Ai vượt mặt Trương Tam Phong về võ công trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung?

Mỹ nhân Việt từng được gọi là “quả bom sex": tuổi 42 vẫn độc thân

Phong cách sống - Cam Tuyền - 06/07/2025 10:00
Từng gây sốc với những vai diễn gợi cảm trên màn ảnh Việt, Quách An An sau nhiều năm chọn rút lui khỏi showbiz, sống kín tiếng và hoàn toàn vắng bóng truyền thông.

Tưởng người thương, hóa ra ChatGPT: AI đang thao túng hẹn hò thế nào?

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 06/07/2025 09:00
Ngày càng nhiều người dùng AI để "tút" lại tin nhắn trên ứng dụng hẹn hò.

Ánh sáng trong ta - Tác dụng phụ của việc gắn nhãn bản thân

Từ sách - Phim - Quìn - 06/07/2025 08:00
"Ánh sáng trong ta" (The Light We Carry) của Michelle Obama là minh chứng rằng: chiếc nhãn từ người khác, hoặc từ chính bạn không thể ngăn chặn tiềm năng thực sự bên trong con người bạn.

Xem 'Sex Education', tôi hiểu vì sao con gái ghét bà ngoại - Bi kịch đến từ câu nói tưởng chừng vô hại

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 05/07/2025 13:00
Tôi bàng hoàng nhận ra rằng những lời dạy dỗ tưởng chừng vô hại của người lớn có thể để lại vết thương sâu sắc trong tâm hồn con trẻ.

Công cụ tra cứu địa chỉ mới sau sáp nhập

Kỹ năng - Mạnh Hùng - 05/07/2025 12:00
Một số nền tảng công nghệ đã được triển khai để hỗ trợ người dân kiểm tra địa chỉ mới, đảm bảo không ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống.

Vì sao MV “Rực rỡ ngày mới” chạm đến cảm xúc nghệ sĩ và khán giả?

Giải trí - Quỳnh Tâm - 05/07/2025 11:20
Sau khi ra mắt, MV "Rực rỡ ngày mới" nhận được nhiều phản hồi tích cực, những bình luận xúc động từ nghệ sĩ và khán giả.

Cừu Thiên Nhận suýt giết chết Hoàng Dung, vì sao Đông Tà không trả thù?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 05/07/2025 11:00
Nhiều người tự hỏi vì sao Hoàng Dung bị Cừu Thiên Nhận suýt lấy mạng nhưng Hoàng Dược Sư không báo thù.

Vì sao 80.000 người “bốc hơi” như chưa từng tồn tại ở Nhật Bản?

Phong cách sống - Chi Chi - 05/07/2025 10:00
Nhật Bản là nơi hoàn hảo để biến mất.

Đại địa chấn kinh tế - Tiền nóng, niềm tin lạnh: 3 thế hệ khủng hoảng tài chính toàn cầu

Từ sách - Phim - TĐ - 05/07/2025 09:00
Từ những cuộc khủng hoảng này cho thấy quá trình toàn cầu hóa thị trường tài chính luôn đi kèm với quá trình toàn cầu hóa khủng hoảng tài chính, nghĩa là khủng hoảng không còn giới hạn trong một khu vực mà có thể nhanh chóng lan rộng khắp thế giới.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Yêu không ràng buộc là bí mật của tình yêu vĩnh hằng

Từ sách - Phim - Quìn - 05/07/2025 08:00
Triết gia Krishnamurti, đã từng đặt ra một câu hỏi giản dị mà rất đáng để chúng ta, đặc biệt là những cô gái trẻ cần suy ngẫm: “Chúng ta có thực sự biết yêu là gì không?”.

AI tạo video cực đỉnh của Google Veo 3 chính thức “chào sân” Việt Nam

Kỹ năng - Kỳ Thư - 04/07/2025 13:00
Google triển khai mô hình tạo video AI Veo 3 tại Việt Nam qua ứng dụng Gemini, cho phép người dùng tạo video từ văn bản kèm âm thanh, tích hợp công cụ nhận diện nội dung do AI tạo ra.

Xem "Sex Education", tôi bất ngờ với một câu thoại ngắn gọn nhưng sẽ là chân lý

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 04/07/2025 12:00
Thật không ngờ, bộ phim "Sex Education" lại chứa đựng nhiều triết lý thú vị như thế.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 06/07/2025