Vì là cảm tác nên tác giả muốn lý giải sự đời theo góc nhìn của mình. Theo đó, Lê Hoàng đặt ra một câu hỏi : tại sao Thuý Kiều có nhiều đàn ông vây quanh nhưng khi nàng gặp nạn, không ai có thể cứu nàng. Thậm chí Kim Bài được xem là người đức hạnh nhất trong tác phẩm Kiều, nhưng vì sao anh ta lại im lặng để cuộc đời Kiều rơi xuống đáy sâu đau khổ.
Tác giả Lê Hoàng cũng quan sát Tú Bà trong góc nhìn khác. Anh miêu tả Tú Bà là nhân vật trung tâm làm sáng tỏ mặt trái vấn đề. NSƯT Thành Lộc hoá thân vào vai Tú Bà, và chỉ có anh mới đủ sức tung hoành làm rõ tính cách nhân vật đặc biệt qua ánh mắt, đài từ và ngôn ngữ cơ thể biến hoá liên tục. Vì là tác phẩm trào lộng nên dù trang phục và nhân vật thuộc về quá khứ, nhưng nhân vật châm biếm các thói xấu trong thời đương đại.
Trong lầu xanh của Tú Bà cai quản, người bán thân không phải là nữ mà là đàn ông. Đó là một cậu chuyện vô cùng thú vị.
Bên cạnh Thành Lộc vai Tú Bà, Vân Trang vai Thuý, Đức Thịnh vai Từ Hải, Nguyễn Quốc Trường Thịnh vai Sở Ranh, Hương Giang vai Anh Thư...
Nguyễn Huy