Hoàng đế Akihito của Nhật Bản
Vào ngày 30.4, hoàng đế Akihito sẽ trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên thoái vị ngai vàng ở Nhật Bản trong 200 năm. Con trai lớn của ông, Naruhito, sẽ trở thành nhà lãnh đạo mới, mở ra kỷ nguyên “Reiwa”. Sau hơn 30 năm trị vì, vị vua 85 tuổi đã quyết định nhường ngôi cho con trai do tuổi cao sức yếu, và vì e ngại không thể hoàn thành nhiệm vụ của một vị lãnh đạo biểu tượng của nhà nước.
Vua Edward VIII của Anh
Chuyện thoái vị của vua Edward VIII đã gây ra những hậu quả nặng nề cho hoàng gia Anh. Làm vua chỉ trong 326 ngày, ông tránh được một cuộc khủng hoảng hiến pháp bằng cách từ bỏ ngôi vị để cưới một phụ nữ Mỹ đã ly hôn hai lần, Wallis Simpson. Em trai ông, khi đó là công tước xứ York, đã kế vị ngai vàng, trở thành vua George VI. Và thế là công chúa Elizabeth, lúc đó vừa lên 10, là người thứ hai trong danh sách kế vị. Sau khi vua cha mất sớm ở tuổi 56, Elizabeth lên ngôi nữ hoàng và đến nay, bà trở thành người trị vì lâu nhất trong Hoàng gia Anh.
Vua Juan Carlos I của Tây Ban Nha
Hoàng gia Tây Ban Nha và vai trò của vua Juan Carlos trong hoàng gia Tây Ban Nha nói riêng trải qua một con đường dài và quanh co: sinh ra trong khi bị lưu đày sau khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ, Juan Carlos không bao giờ nghĩ rằng ông sẽ làm vua, cho đến khi tướng Franco chọn ông là người kế vị của ông ấy với tư cách là nguyên thủ quốc gia. Ông đã kế vị ngai vàng vào năm 1975, nhưng thoái vị để nhường ngôi cho con trai ông, Felipe, vào năm 2014. Ở thời điểm đó, gia đình ông vướng nhiều vụ bê bối khác nhau, và ông đã đưa ra những lý do cá nhân là động lực cho quyết định của ông.
Sa hoàng Nicholas II của Nga
Một vị vua đã thoái vị trong hoàn cảnh bất hạnh là sa hoàng Nicholas II của Nga, người đã cúi đầu trước cuộc Cách mạng Tháng Mười trong một nỗ lực không thành công để cứu sống bản thân và gia đình. Ông không chỉ thoái vị, mà còn thay mặt con trai, Alexi thoái vị. Buồn thay, sa hoàng và gia đình ông vẫn bị tử hình vào ngày 17.7.1918.
Hoàng đế Napoleon Bonaparte của Pháp
Napoleon Bonaparte đã vươn lên từ gia cảnh Ý khiêm tốn để trở thành vị tướng quân đội trong cuộc Cách mạng Pháp vào năm 1789, cuối cùng được phong là hoàng đế đầu tiên của Pháp vào năm 1804. Sau 10 năm nắm quyền, ông bị phế truất trong Hiệp ước Fontainebleau, nơi ông ký một văn bản đồng ý thoái vị. Một năm sau đó, ông thoát khỏi cảnh lưu đày trên đảo Elba và trở lại nắm quyền, trước khi bị người Anh đánh bại lần cuối cùng tại trận chiến Waterloo. Những ngày cuối đời, ông sống trên đảo núi lửa Saint Helena, ông mất 6 năm sau đó, khi chỉ mới 51 tuổi.
Nữ hoàng Beatrix của Hà Lan
Hoàng gia Hà Lan có một lịch sử lâu đời về chuyện thoái vị, với ba thế hệ gần đây nhất nhường ngôi cho các con của họ sau một vài thập niên nắm quyền. Người gần đây nhất là Nữ hoàng Beatrix. Bà là nữ hoàng trong 33 năm, từ năm 1980 đến năm 2013. Người kế vị bà là con trai lớn, Willem - Alexander. Khi thông báo về quyết định này trên truyền hình quốc gia, bà nói đã đến lúc “phải đặt trách nhiệm của đất nước vào tay thế hệ trẻ”.