Nhà văn Trần Hữu Lục trong ký ức nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ

Tiểu Vũ31/08/2021 22:30
Nhà văn Trần Hữu Lục trong ký ức nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ

Hoàn toàn không thể đi ra đường, ngay cả một vòng hoa viếng tang cũng không thể có trong trường hợp toàn thành phố giãn cách triệt để "ai ở đâu ở yên đó", chúng tôi chỉ còn biết viết mấy dòng này tưởng nhớ và tiễn đưa bạn xưa về bên kia thế giới” – nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ viết.

Nhà văn - nhà thơ Trần Hữu Lục về cõi vĩnh hằng lúc 8 giờ 30 phút ngày 30.8.2021 tại Bệnh viên Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) do nhiễm COVID-19.

huu-luc.jpg
Di ảnh của văn Trần Hữu Lục - Ảnh: Gia đình cung cấp

Ông ra đi ra đi giữa lúc Sài Gòn đang thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội để chống dịch COVID-19 nên giới văn nghệ sĩ, trong đó có nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ – người bạn thân của ông lúc sinh thời đã không thể đến với gia đình và thắp nén nhang tiễn biệt ông lần cuối.

Trong một chia sẻ trên trang cá nhân, nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đã có bài viết dài bày tỏ niềm thương tiếc và nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc của ông với nhà văn Trần Hữu Lục.

Dưới đây là nội dung bài viết của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ: 

Nhà văn Trần Hữu Lục vừa từ bỏ gia đình, bạn bè ra đi ngày hôm qua, 30.8.3021, mà sáng nay tôi mới được biết, khi nhà báo Vĩnh Thắng nhắn tin qua điện thoại.

Thương tiếc bạn, và được bạn thân Trần Minh Thảo (Trần Hồng Quang, Hồng Hữu) từ Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhắn tôi gửi vòng hoa tang, nhưng tôi đã hỏi nhiều nơi mà đều bị từ chối, vì giữa mùa đại dịch, trong những ngày TP.HCM giãn cách triệt để này, chẳng nơi nào còn có hoa nữa; ngay cả rau tươi để ăn mà gia đình tôi cũng không mua được, nói gì đến hoa.

Nhà văn Trần Hữu Lục sinh ngày 14.3.1944, tại TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Anh học Quốc học trước tôi hai năm, đỗ Tú tài 2 năm 1963. Sau đó, anh học Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Huế, ra trường trước tôi một năm (1968).

Tôi quen và sau đó trở thành bạn với anh khi được mời đến trường Đại học Sư phạm Huế để dự buổi tổng kết của nhóm sinh viên thực hiện đặc san Đỉnh Triều, vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ, tháng 1.1966. Lúc ấy, tôi vừa vào Lớp Dự bị Văn khoa Huế; được mời vì đã có thơ đăng trên nhiều tạp chí ở Sài Gòn. Nhóm thực hiện tập san Đỉnh Triều, thực chất là những sinh viên thuộc Hội Hồng Sơn, tập hợp sinh viên của nhiều trường Đại học ở Huế, có xu hướng tiến bộ, yêu nước.

Tên gọi Hồng Sơn là muốn nhắc đến ngọn núi Hồng Lĩnh, ở quê hương của đại thi hào Nguyễn Du. Nhưng thực ra, bên trong còn cả một nỗi niềm tâm sự, một khát vọng cháy bỏng, xuất phát từ hai câu thơ u uẩn của Tiên Điền tiên sinh trong bài My trung mạn hứng:

Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ
Hồng Sơn sơn hạ Quế giang thâm

(Ta có một tấm lòng chẳng biết tỏ cùng ai. Dưới chân núi Hồng, dòng Quế giang sâu thẳm).

239830250_1931989536957732_339835538975667594_n.jpg
Từ  phải sang: Huỳnh Ngọc Sơn, Trần Minh Thảo, Trần Hữu Lục, Tần Hoài Dạ Vũ tại TP.HCM -  Ảnh: Tư liệu của Võ Văn Điểm

Về sau, Hội Hồng Sơn do không hoạt động được, nên đến tháng 8.1968, xuất bản Tạp chí Việt và trở thành nhóm Việt. Tạp chí Việt là "Tờ báo vận động văn học nghệ thuật về nguồn". Hai chữ "Về nguồn" được giải thích ở ngay trang bìa 4 của Tạp chí Việt, số ra mắt tháng 8.1968: "Chúng tôi hô hào về nguồn bởi vì dân tộc đang bị đe dọa trước đủ thứ tai ương, có nguy cơ hủy diệt giống nòi. Và chúng tôi gọi là về nguồn trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, bởi vì thấy rằng văn học nghệ thuật bây giờ đã tách xa yếu tính và chức năng của nó".

Gần 20 năm sau khi Hội Hồng Sơn, rồi Tạp chí Việt và nhóm Việt ra đời, trên Tạp chí Sông Hương, số 15, tháng 9 và 10.1985, hai nhà giáo Trần Thức và Hoàng Dũng của Trường Đại học Sư phạm Huế, trong bài "Những chặng đường của nhóm Việt", đã có một tổng kết: "1965 - 1975, từ Hồng Sơn đến Việt là một chặng đường biết bao gian lao thử thách... Chỉ tính từ khi Tạp chí Việt ra đời (tháng 8.1968) đến ngày thống nhất đất nước, nhóm Việt đã đóng góp hàng trăm truyện ngắn, hàng nghìn bài thơ, chưa kể các bài phê bình, lý luận, biên khảo, các tác phẩm thuộc các thể loại khác như nhạc, họa...".

Trần Hữu Lục gần như không tham gia vào những hoạt động cụ thể của nhóm Việt, ngoài việc góp bài tham dự rất thường xuyên, đều đặn, hầu hết là truyện ngắn. Và ngay từ năm 1968, khi Trần Duy Phiên, Trần Minh Thảo, Ngô Văn Ban, Trần Văn Hòa (Hoàng Hòa) và tôi thực hiện số Tạp chí Việt đầu tiên (từ Việt số 3 thì chỉ còn Ngô Văn Ban và tôi lo mọi công đoạn cho tờ báo ra đời), Trần Hữu Lục đã có truyện ngắn được chọn đăng trên Tạp chí Văn ở Sài Gòn.

Sau khi tốt nghiệp Ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Huế, Trần Hữu Lục chọn về dạy ở Trường Trung học Bùi Thị Xuân, Đà Lạt. Đây là thời gian mà Trần Hữu Lục và Trần Minh Thảo (dạy ở Trường Trung học Bảo Lộc), do gần Sài Gòn (về mặt địa lý), nên đại diện cho nhóm Việt để mang bài vở về tòa soạn Tạp chí Đối Diện (Đứng Dậy), đặt văn phòng tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng; vì từ năm 1969, nhóm Việt được Linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Chủ bút Tạp chí Đối Diện mời giữ chuyên mục Văn nghệ (chủ yếu là văn học) trên tờ báo thường xuyên bị kiểm duyệt, tịch thu này.

Sau năm 1975, nhà văn Trần Hữu Lục chuyển về làm việc ở Xưởng phim Giáo khoa của Bộ Giáo dục, tại đường Trần Bình Trọng, quận 5, TP.HCM. Rồi lại chuyển sang làm báo Tuổi Trẻ, Tạp chí Du lịch TP.HCM.

Năm 1999, nhà văn Trần Hữu Lục được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Trần Hữu Lục đã xuất bản nhiều tác phẩm, thuộc nhiều thể loại, như Cách một dòng sông (tập truyện ngắn, Đối Diện xuất bản, 1971), Chiếc bóng (truyện ngắn, 1989), Đưa đò (tản văn, bình văn, 2002), Thu phương xa (thơ, 2003), Chuyện Huế ít người biết (biên soạn, 2004), Mẹ và con (truyện ngắn, bút ký, 2006)… trong đó, được bạn đọc yêu thích nhất vẫn là những truyện ngắn giàu tinh thần yêu nước của anh trong tác phẩm đầu tay Cách một dòng sông (1971).

Trần Hữu Lục đã từng tâm sự: "Tôi viết văn dấn thân và đã xuất bản tác phẩm đầu tay Cách một dòng sông khi còn trẻ. Từ đó đến nay tôi vẫn tiếp tục viết văn, làm thơ... Tôi vẫn nuôi dưỡng ngọn lửa sáng tạo dù hiện thực cuộc sống và thẩm mỹ văn chương ngày nay đã đổi khác. Tôi vẫn chọn nghề văn dù biết rằng viết được những gì mình mong ước chẳng phải dễ dàng gì... (trích từ Nhà văn Việt Nam hiện đại, In lần thứ 4, Kỷ yếu của Hội Nhà văn Việt Nam, 2010, tr. 1024).

Ngày 30.8.2021, nhà văn Trần Hữu Lục đã từ bỏ gia đình và bằng hữu vì bị nhiễm COVID-19.

Hoàn toàn không thể đi ra đường, ngay cả một vòng hoa viếng tang cũng không thể có trong trường hợp toàn thành phố giãn cách triệt để "ai ở đâu ở yên đó", chúng tôi chỉ còn biết viết mấy dòng này tưởng nhớ và tiễn đưa bạn xưa về bên kia thế giới.

Mong bạn sớm tìm thấy sự thanh bình nơi cõi vĩnh hằng. Xin chân thành chia buồn cùng toàn thể gia đình nhà văn Trần Hữu Lục.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sách giả, sách lậu bán trên Shopee: Đâu chỉ mình First News điêu đứng

Thông tin Công ty First News chuẩn bị kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam vì bán sách giả, sách lậu đang nhận được sự chú ý của nhiều độc giả.
2

Hà Nội: Quán cà phê rộng 1.600m2 với 3 tấn sách đặt trên chiếc kệ khổng lồ

Quán cà phê mới mở nằm tại 348 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, thu hút phần lớn khách hàng trẻ tới chụp ảnh và trải nghiệm nhờ không gian giếng trời độc đáo có kệ sách khổng lồ chứa khoảng 3 tấn sách.

Nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục qua đời vì COVID-19

Nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục, tác giả “Tượng đài Sông Hương”, “Đưa đò’, “Vạn Xuân”, “Sông Hương ngoài biên giới”…đã qua đời tại TP.HCM do nhiễm COVID-19.

Nhan sắc quyến rũ của tân hoa hậu Scotland 2021

Claudia Todd vừa đăng quang Hoa hậu Scotland 2021 cách đây ít ngày. Người đẹp tóc vàng có nhan sắc trẻ trung, gợi cảm và lôi cuốn.

Sóng và đáy sông

Chuyện kể (theo Wikipedia) vào năm 1609 có một vị Tướng quân (Shogun) Nhật Bản khi đến làm khách ở triều đình Tây Ban Nha đã khoe khoang rằng trang phục của người Nhật không hề thay đổi qua hàng nghìn năm.

Nhạc sĩ Vũ Thành An và tác phẩm 'Sài Gòn buồn' của Đỗ Vẫn Trọn

Bài thơ “Sài Gòn buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn được nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An phổ thành bản nhạc cùng tên đã gây xúc động cho nhiều người nghe.

Áo dài 'Cảm ơn Sài Gòn' của Nguyễn Công Trí bán đấu giá 700 triệu đồng gây quỹ thiện nguyện

Một chiếc áo dài trong bộ sưu tập "Cảm ơn Sài Gòn" của nhà thiết kế Nguyễn Công Trí đã được mua với giá cao nhất, 700 triệu đồng trong phiên đấu giá gây quỹ “Từ trái tim tới trái tim – Từ thời trang thành hơi thở”.

Trước scandal, Triệu Vy đã âm thầm rút tài sản ra khỏi nhiều công ty

Đây được xem là động thái tháo chạy của Triệu Vy trước khi tên tuổi và sự nghiệp nữ diễn viên "Tiểu Yến Tử" bị cấm hoàn toàn ở Trung Quốc.

Triệu Vy và Trịnh Sảng bị cắt quyền phát ngôn trên mạng xã hội

Mới đây, làng giải trí Hoa ngữ được phen xôn xao khi Triệu Vy và Trịnh Sảng trở thành cái tên tiếp theo những người có nguy cơ mất trắng sự nghiệp.

Cậu bé 4 tháng tuổi kiện nhóm Nirvana vì hình ảnh 'khiêu dâm' sau 30 năm

Cậu bé xuất hiện trên bìa album "Nevermind" của nhóm nhạc rock Nirvana đã vừa đệ đơn kiện vì bị "trục lợi" từ hình ảnh khỏa thân có tính chất "khiêu dâm".

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025