Kiểu "giả hiếu thảo mới" đang lan rộng, bà mẹ 68 tuổi ôm mặt khóc

Hiểu Đan06/04/2025 13:00
Kiểu "giả hiếu thảo mới" đang lan rộng, bà mẹ 68 tuổi ôm mặt khóc

Chuyện này có xảy ra trong gia đình bạn không?

Năm nay 68 tuổi, bà Lý (Trung Quốc) nghĩ rằng khi về già có thể sống cùng con trai, cuộc sống sẽ an nhàn và ấm áp hơn. Nhưng bà không ngờ rằng, thực tế lại cho bà một cái tát đau đớn.

Sau khi chồng qua đời, bà sống một mình ở quê, dù cuộc sống có khó khăn nhưng bà vẫn có thể tự chăm sóc bản thân. Sau đó, sức khỏe bà dần yếu đi, con trai gọi điện khuyên bà: "Mẹ, mẹ hãy về sống với chúng con đi, sống chung chúng con có thể chăm sóc mẹ".

Ban đầu, bà Lý từ chối. Bà không muốn làm phiền cuộc sống của con cái, và bản thân cũng chưa quen với việc sống cùng họ. Nhưng tuổi tác đã cao, bà cảm thấy cần có người bên cạnh. Mang trong lòng hy vọng về một cuộc sống về già vui vẻ, bà quyết định chuyển về sống cùng con trai. Bà tưởng tượng rằng sẽ ăn cơm cùng gia đình, trò chuyện, đi dạo với cháu, và cả nhà sẽ sống hòa thuận, vui vẻ.

Nhưng không ngờ, "chăm sóc theo kiểu cùng sống" của con trai cuối cùng lại trở thành một cơn ác mộng.

1 kiểu

Ảnh minh hoạ

Tưởng được con hiếu thảo chăm sóc, nào ngờ...

Ngày đầu tiên chuyển đến, bà Lý đã bận rộn từ sáng sớm. Vừa sáng, bà đã dậy làm bữa sáng, thu dọn cặp sách cho cháu, sắp xếp quần áo. Ăn sáng xong, con dâu vội vã đi làm, còn con trai uống xong tách trà rồi cũng bỏ đi.

Cả ngôi nhà rộng lớn chỉ còn lại một mình bà.

Bà thở dài, cầm chổi quét dọn nhà cửa, giặt giũ, lau nhà… Mãi đến bữa trưa, bà mới có thể ngồi xuống nghỉ một chút. Bà tưởng đây là việc thỉnh thoảng giúp đỡ, không ngờ lại trở thành công việc thường xuyên mỗi ngày.

Con dâu đi làm về, chỉ nói một câu: "Mẹ, hôm nay nhà cửa thật sạch sẽ" rồi bỏ qua, chẳng có lời cảm ơn hay "Mẹ vất vả rồi". Cháu trai vừa ăn vừa phàn nàn: "Bà chiên trứng lúc nào cũng quá cứng, chỉ có mẹ là làm ngon". Bà cười nhẹ không nói gì, nhưng trong lòng lại cảm thấy đắng cay.

Dần dần, cả con trai và con dâu đều quen với sự hiện diện của bà, quen với việc bà lo lắng mọi thứ trong nhà, làm hết mọi công việc, nhưng lại quên mất rằng bà cũng cần được chăm sóc.

Ngày qua ngày, bà Lý nhận ra rằng, mình không chỉ phải làm việc nhà mà còn phải đóng góp tiền. Trước đây, con trai vẫn gửi tiền cho bà, nhưng dần dần, khi công ty gặp khó khăn, số tiền cũng ngày càng ít đi.

Con nói: "Mẹ, gần đây nhà mình đang thiếu tiền, mẹ giúp đỡ một chút nhé". Bà Lý lấy dần tiền tiết kiệm của mình để mua thức ăn, trả tiền điện nước, thậm chí cả tiền tiêu vặt của cháu cũng trở thành gánh nặng của bà.

Một lần, bà nói về việc giá cả thực phẩm tăng lên, con trai lại nhăn mặt nói: "Mẹ, nhà mình có thể tiết kiệm thì tiết kiệm đi". Bà Lý giật mình, bà bỏ tiền ra, sao lại không có quyền tự do chi tiêu nữa?

Điều khiến bà càng thất vọng hơn nữa là khi trời mưa to, mái nhà ở quê của bà bị dột, và hàng xóm gọi điện thông báo phải sửa ngay. Bà muốn bàn với con trai về chuyện này. "Con trai, nhà mái bị dột rồi, phải sửa thôi". Đứa con trả lời: "Đâu có tiền mà sửa? Mà mẹ đã về ở đây rồi, sao lại cần quan tâm tới nhà ở quê làm gì?".

Bà Lý ngẩn người.

Tới lúc này, bà mới nhận ra rằng, mình không còn nơi để quay lại nữa.

Bà Lý không muốn than vãn, vì bà hiểu con cái cũng đang gặp khó khăn và áp lực. Nhưng bà không ngờ rằng, "chăm sóc theo kiểu sống cùng" lại trở thành một "hi sinh vô điều kiện" mà không nhận lại được sự quan tâm nào.

Câu chuyện của bà Lý không phải là trường hợp cá biệt.

Rất nhiều người cao tuổi đều mong muốn có sự chăm sóc, quan tâm và tình yêu thương. Nhưng những gì họ nhận lại chỉ là công việc nhà, những hy sinh không ngừng nghỉ và thậm chí cả sự tiêu tốn về tài chính.

Cho dù là kiểu chăm sóc nào, chúng ta cũng cần lưu ý những điều sau:

Tình yêu gia đình không nên dựa trên "hi sinh vô điều kiện": Chăm sóc người già là một quá trình tương tác hai chiều, không phải là một bên chỉ biết hy sinh. Nếu con cái thực sự muốn chăm sóc cha mẹ, họ không nên xem cha mẹ như lao động trong gia đình mà cần dành cho họ sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa. Khi tình yêu gia đình biến thành sự "mong muốn nhận lại" thì cái gọi là "chăm sóc" cuối cùng chỉ làm cho cha mẹ cảm thấy cô đơn, lạnh nhạt.

Trong câu chuyện của bà Lý, con trai và con dâu đã quen với sự hy sinh của bà, nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc đền đáp lại bà. Thái độ "được cho là đương nhiên" này thực tế phản ánh hiện tượng "ăn bám cha mẹ một cách vô hình" – Cha mẹ về sống cùng để "thưởng thụ tuổi già", nhưng thực tế lại trở thành lực lượng lao động chính trong gia đình.

Mô hình gia đình như vậy không chỉ tiêu tốn sức khỏe của người già mà còn vô hình hủy hoại mối quan hệ cha mẹ – con cái.

Cần có nhiều lựa chọn phương thức chăm sóc người già: Không phải tất cả người già đều thích sống cùng con cái. Tấm lòng hiếu thảo của con cái không chỉ thể hiện ở việc "để cha mẹ sống chung," mà còn thể hiện ở việc tôn trọng phong cách sống và nhu cầu của cha mẹ.

Có những người già đã quen với sự độc lập, thích sống trong môi trường quen thuộc và chỉ cần được thăm nom, quan tâm định kỳ.

Có những người già lại muốn vào các cộng đồng dưỡng lão hoặc nhà dưỡng lão, để giao lưu với bạn bè cùng tuổi và tận hưởng cuộc sống riêng của mình.

Nếu chỉ đơn giản đưa người già về sống chung mà không xem xét đến nhu cầu thực tế của họ, thì kiểu "chăm sóc theo kiểu sống cùng" này chỉ khiến người già cảm thấy cô đơn và bị kìm hãm hơn.

Ý nghĩa thật sự của việc chăm sóc người già là làm sao để họ được an ủi và thỏa mãn cả về tinh thần lẫn thể chất, chứ không phải để họ bị gánh nặng của trách nhiệm gia đình đè lên.

3. Độc lập tài chính là điều kiện cần thiết để có một tuổi già đầy phẩm giá: Khó khăn của bà Lý phần lớn bắt nguồn từ việc bà không còn độc lập về tài chính. Rất nhiều người già đã dành cả cuộc đời để hy sinh cho con cái, nhưng khi đến lúc bản thân cần dùng tiền, họ lại phát hiện ra mình không còn quyền tự do chi tiêu. Vì vậy, khi lên kế hoạch cho cuộc sống về già, người già cần phải giữ được sự độc lập tài chính.

Lương hưu, tiền tiết kiệm, tài sản bất động sản, v.v. đều là những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng cuộc sống khi về già. Một khi đã giao toàn bộ tài chính cho con cái, người già sẽ trở nên bị động, và thậm chí như bà Lý, không thể tự quyết định việc sửa chữa ngôi nhà mà mình từng sống.

"Chăm sóc theo kiểu sống cùng" cuối cùng đã dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Chuyện này có xảy ra trong gia đình bạn không?


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

"Mẹ ơi, chúng ta không được đi khoang hạng nhất vì nghèo sao?" - Câu trả lời của bà mẹ xứng đáng đưa vào sách giáo khoa

Trên chuyến bay trở về nhà sau dịp Tết Nguyên đán, đứa trẻ hỏi 1 câu khiến bà mẹ có phần lúng túng.
2

Bài học khó nhất đời người là ‘Sống trong hiện tại’, hãy học cách bình thản đón nhận mọi thứ

Người thường khi ăn cơm, trong lòng lại nghĩ việc khác. Khi ngủ, trong đầu vẫn còn muộn phiền. Đó không phải tu hành. Nếu có thể ăn là ăn, ngủ là ngủ, thì đó chính là tu hành.
4

Chi phí hẹn hò ngày càng cao, nhiều người “quay xe” quen búp bê người lớn

Chi phí tương tác ngoài đời thực ngày càng cao cũng là lý do khiến cho "bạn gái AI" đã trở thành lựa chọn tiết kiệm. Một nhà đầu tư thẳng thắn nói: "Những gì chúng tôi bán không phải là silicon, mà là thuốc giảm đau để chống lại sự cô đơn".
5

Chủ tịch Alibaba nêu những thứ siêu AI không thể có, hoài nghi về robot hình người

Phát biểu tại sự kiện Jumpstarter của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba ở Hồng Kông (Trung Quốc), Chủ tịch Thái Sùng Tín cho rằng phần lớn những giá trị con người trân trọng không được phản ánh trong dữ liệu huấn luyện AI.

Manus mạnh hơn cả DeepSeek: Liệu người làm công ăn lương có hoàn toàn sụp đỗ?

Với một cỗ máy làm việc 24/7 không than phiền, người lao động như chúng ta phải làm sao…

Bài học khó nhất đời người là ‘Sống trong hiện tại’, hãy học cách bình thản đón nhận mọi thứ

Người thường khi ăn cơm, trong lòng lại nghĩ việc khác. Khi ngủ, trong đầu vẫn còn muộn phiền. Đó không phải tu hành. Nếu có thể ăn là ăn, ngủ là ngủ, thì đó chính là tu hành.

"Mẹ ơi, chúng ta không được đi khoang hạng nhất vì nghèo sao?" - Câu trả lời của bà mẹ xứng đáng đưa vào sách giáo khoa

Trên chuyến bay trở về nhà sau dịp Tết Nguyên đán, đứa trẻ hỏi 1 câu khiến bà mẹ có phần lúng túng.

Chi phí hẹn hò ngày càng cao, nhiều người “quay xe” quen búp bê người lớn

Chi phí tương tác ngoài đời thực ngày càng cao cũng là lý do khiến cho "bạn gái AI" đã trở thành lựa chọn tiết kiệm. Một nhà đầu tư thẳng thắn nói: "Những gì chúng tôi bán không phải là silicon, mà là thuốc giảm đau để chống lại sự cô đơn".

Chủ tịch Alibaba nêu những thứ siêu AI không thể có, hoài nghi về robot hình người

Phát biểu tại sự kiện Jumpstarter của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba ở Hồng Kông (Trung Quốc), Chủ tịch Thái Sùng Tín cho rằng phần lớn những giá trị con người trân trọng không được phản ánh trong dữ liệu huấn luyện AI.

9 sự thật phũ phàng của cuộc đời mà ai cũng phải chấp nhận

Thực sự, 9 điều này không ai nói với bạn về cuộc sống, nhưng nghe đều thấm thía.

Tỷ phú Rockefeller dặn con: Trên đời có 2 loại người không thể giàu có

Những người thích tiết kiệm, khư khư giữ tiền trong ngân hàng để an toàn. Nhưng làm như vậy không khác gì đóng băng tiền, bạn phải biết rằng bạn không thể làm giàu bằng cách dựa vào lãi suất", tỷ phú Rockefeller nhắn nhủ con trai.

Kiểu "giả hiếu thảo mới" đang lan rộng, bà mẹ 68 tuổi ôm mặt khóc

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 06/04/2025 13:00
Chuyện này có xảy ra trong gia đình bạn không?

Giờ mới biết sử dụng 5 món đồ này, tôi trách IQ mình thấp "kịch đáy"

Kỹ năng - Thư Hân - 06/04/2025 12:00
Hóa ra từ trước đến giờ tôi đã trách oan cho 5 thiết kế này.

Hoàng Thường vô địch thiên hạ nhưng thua đau đớn trước Phương Lạp

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 06/04/2025 11:00
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại này của Hoàng Thường?

Chỉ nhìn tư thế đi, Diệp Vấn đã tiên đoán về cái chết của Lý Tiểu Long

Phong cách sống - Minh Phương - 06/04/2025 10:00
Diệp Vấn, sư phụ của Lý Tiểu Long, đã tiên đoán cậu đệ tử "nổi loạn" này sẽ đoản mệnh chỉ nhờ một ánh mắt.

Cô gái trong 'Sex Education' giỏi, đẹp 'hiếm có' nhưng cứ đẩy mọi người ra xa

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 06/04/2025 09:00
Đôi khi, điều dũng cảm nhất chúng ta có thể làm không phải là đứng một mình.

Từ bỏ - Kiên trì là cần thiết, nhưng buông bỏ đúng lúc lại là đỉnh cao của sự khôn ngoan

Từ sách - Phim - Quìn - 06/04/2025 08:00
Chúng ta thường được dạy rằng kiên trì là chìa khóa của thành công. Nhưng điều đó không có nghĩa là bám chặt vào mọi thứ bằng mọi giá.

Bệnh nhân ghép thận 'mong được thắp nhang tri ân người hiến'

Truyền cảm hứng - Lê Phương - 05/04/2025 13:37
Ly, 36 tuổi, khỏe mạnh sau hơn một tháng ghép thận, mong được thắp nén nhang tri ân người đã hiến tạng, "hồi sinh" cuộc đời chị.

Chiến tranh máy tính

Blog GS John VU - GS John Vu - 05/04/2025 13:00
Theo một số nghiên cứu, chiến tranh tiếp đây trong thế kỉ 21 có thể không phải là làm chiến tranh theo qui mô đầy đủ với bom nguyên tử mà là “Chiến tranh máy tính” nơi các nước tấn công lẫn nhau bằng “vi rút và sâu máy tính” hay “Tấn công xi be.”

Tính năng ẩn ứng dụng khỏi màn hình chính iPhone

Kỹ năng - Cẩm Bình - 05/04/2025 12:00
Trang CNET cho biết hệ điều hành iOS 18 của Apple có hai tính năng mới giúp tăng bảo mật ứng dụng trên iPhone.

Video robot Trung Quốc nhào lộn như người thật sau khi nâng cấp AI

Thư giãn - Hoàng Vũ - 05/04/2025 11:00
G1 - mẫu robot hình người đến từ công ty Unitree (Trung Quốc) - đã thực hiện thành công cú lộn ngang đầy ấn tượng, đánh dấu bước tiến quan trọng trong khả năng vận động linh hoạt và kiểm soát cân bằng của các hệ thống máy học.

Manus mạnh hơn cả DeepSeek: Liệu người làm công ăn lương có hoàn toàn sụp đỗ?

Suy ngẫm - Diệu Đan - 05/04/2025 10:00
Với một cỗ máy làm việc 24/7 không than phiền, người lao động như chúng ta phải làm sao…

Đoạn video đau lòng trong 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt' chạm đến nỗi sợ của tất cả người mẹ

Điện ảnh - SA - 05/04/2025 09:00
Thời gian trôi đi nhưng câu chuyện vẫn ám ảnh người trong cuộc đến hết đời.

Từ bỏ - Làm cách nào để thoát ra khi bộ não khiến bạn mắc kẹt trong những quyết định sai lầm?

Từ sách - Phim - Quìn - 05/04/2025 08:00
Bạn từng rơi vào tình huống này chưa? Bạn đã dành rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí tiền bạc để theo đuổi một công việc, một mối quan hệ hay một dự án, nhưng dù cố gắng đến đâu, kết quả vẫn không như mong đợi.

Xem phim "Sex Education", tôi biết cách dạy con dù tuổi dậy thì nổi loạn cũng không lầm đường lạc lối!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 04/04/2025 13:00
Bộ phim đã giúp tôi thay đổi suy nghĩ trong việc dạy con, từ đó cải thiện mối quan hệ mẹ con và hỗ trợ con trưởng thành tốt hơn.

Bài học khó nhất đời người là ‘Sống trong hiện tại’, hãy học cách bình thản đón nhận mọi thứ

Suy ngẫm - Diệu Đan - 04/04/2025 12:00
Người thường khi ăn cơm, trong lòng lại nghĩ việc khác. Khi ngủ, trong đầu vẫn còn muộn phiền. Đó không phải tu hành. Nếu có thể ăn là ăn, ngủ là ngủ, thì đó chính là tu hành.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 06/04/2025