"Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ": Vì sao bị ném đá?

30/09/2021 18:00
"Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ": Vì sao bị ném đá?

Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" gây tranh cãi trên mạng xã hội. TS Vũ Thu Hương- tác giả quan điểm này cho rằng, có thể điều này không "lọt tai" nhưng tốt cho trẻ.

Trao đổi với PV Dân trí rõ hơn về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương cho rằng, từ "phạt" nghe không "lọt tai" nhưng thực ra nên hiểu hình thức "phạt" như thế nào. Trong khi dùng từ "khuyên nhủ nhẹ nhàng", thoạt nghe rất "lọt tai" nhưng hoàn toàn không ổn với đứa trẻ.

"Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc đánh đập hay hành hạ trẻ em nhưng hãy cứ phạt theo cách mà tôi nói ở trên, tôi tin sẽ tốt cho chúng", TS Hương nói.

Nên hiểu "phạt" theo hình thức nào

Quan điểm "giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ" mà bà đưa ra gây tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội. Bà suy nghĩ gì về điều này?

- Khi đưa ra quan điểm "giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt đang dần hủy hoại giới trẻ", tôi cho rằng, người lớn đã trưởng thành, hiểu biết và rất ý thức nhưng tại sao phải sống và làm việc theo pháp luật? Là vì điều đó giúp kiểm soát được hành động của họ. Tất cả những việc sai trái đều phải phạt, đây là cách để mọi người nhìn vào và tránh vượt quá giới hạn cho phép trong cuộc sống để ở giới hạn bình thường.

Khi bản thân bị trả giá hoặc đơn giản chỉ cần nhìn người khác bị trả giá nếu làm sai luật pháp hoặc sai quy tắc, chúng ta lập tức rút kinh nghiệm. Chẳng hạn đi trên đường, nhìn thấy một người bị cảnh sát phạt vì vượt đèn đỏ, rõ ràng sẽ không có ai dám vượt đèn đỏ nữa.

Với trẻ em cũng vậy. Trẻ em khác người lớn ở chỗ, từ khi sinh ra đến khi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chúng không phải chịu quy định của pháp luật.

Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ: Vì sao bị ném đá? - 1

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội. 

Nhiều người nói đúng, khi bé chúng không hiểu gì cả nhưng nhiệm vụ của nhà giáo dục là làm sao từ khi bé đến trưởng thành, trẻ em hiểu rằng, chúng cần phải tuân thủ pháp luật. Điều này khiến cho trẻ con không vi phạm những điều không thể chấp nhận được.

Chẳng hạn việc trẻ đánh bạn là sai. Khi người lớn hết lời khuyên nhủ chúng, đấy là điều sai trái nhưng trẻ nghe xong, lần sau lại tiếp tục đánh bạn, vậy phải làm thế nào? Tôi cho rằng, chỉ cần phạt một lần thôi, lần sau chúng sẽ tự rút kinh nghiệm.

Một tài liệu tâm lý ở nước ngoài đã chỉ ra, áp dụng hình phạt với trẻ nhỏ không những không có tác dụng, ngược lại, có thể khiến chúng cảm thấy tồi tệ hơn, thậm chí đau đớn và xấu hổ, dễ nảy sinh hành động tiêu cực. Bà lý giải gì về điều này?

- Tôi nghĩ, điều quan trọng hình phạt đó là gì? Phần lớn mọi người đều nghĩ, phạt là đánh, là mắng, là chửi nhưng theo tôi, hình phạt tôi đề cập đến hoàn toàn không phải như vậy.

Có rất nhiều kiểu hình phạt. Thậm chí trong hành động tra tấn, bạo hành trẻ nhiều khi chưa hẳn là hình phạt. Chẳng hạn bố mẹ cáu lên đánh con, đó là sự trút giận. Những hành động gây tổn hại đến thể chất và tinh thần sức khỏe của trẻ, là bạo hành. Còn những hành động không gây bất cứ tổn hại gì cho đứa trẻ, tại sao lại gọi là hình phạt?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, là một chuyên gia giáo dục.

Mới đây, Tiến sĩ Vũ Thu Hương có bài chia sẻ quan điểm "Giáo dục bằng khuyên nhủ, không phạt" với trẻ nhỏ.

Nữ tiến sĩ giáo dục chia sẻ, trẻ không bị phạt dễ nảy sinh tính coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép.

Quan điểm này gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Khi con đánh bạn, nhà giáo dục đưa hình phạt để giáo dục trẻ đơn giản có thể là bắt chép phạt. Con phải chép nhiều hơn các bạn trong lớp một trang vở. Nếu học sinh đó chép nhiều hơn các bạn khác trong lớp một trang, tôi nghĩ không vấn đề gì về cả tâm lý lẫn sức khỏe.

Thế nhưng tác dụng của hình phạt đó đưa đến cho đứa trẻ có thể rất lớn. Lần sau cứ mỗi lần đánh bạn, nghĩ lại hình thức phải chép phạt trong giờ đáng ra được chơi, đứa trẻ sẽ không dám đánh bạn nữa.

Với những đứa trẻ bé hơn, chưa có khả năng viết, hình phạt có thể yêu cầu con ngồi yên một chỗ không được đi lại trong khoảng 5-10 phút để nghĩ về những việc con đã làm. Tại sao chúng ta phải khuyên nhủ khi đứa trẻ hoàn toàn ý thức được việc gì được làm, việc gì không được làm?

Dần dần, với cách thức áp dụng như trên, đứa trẻ sẽ hình thành ý thức hành vi nào được và không được phép. Điều này vừa đảm bảo an lành cho đứa trẻ, vừa giúp lập lại trật tự xã hội.

Từ "phạt" không lọt tai nhưng không phải vấn đề kinh khủng

Nhiều nhà tâm lý thường rất ngại dùng từ "phạt" khi đề cập đến vấn đề giáo dục trẻ nhỏ. Là chuyên gia về lĩnh vực này, từng có nhiều lớp đào tạo tham vấn tâm lý cho trẻ em, vì sao bà lại dùng từ dễ gây tranh cãi như vậy?

- Tôi vẫn muốn nhắc lại hình thức "phạt" ở đây là gì. Chẳng hạn một giáo viên tiểu học than phiền với tôi: "Ôi em rất ức chế vì cháu bé ấy viết rất xấu, ở trong lớp thường hay phá lớp. Em ấy việc tập viết để phạt một lúc trước giờ ăn. Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến trẻ nhưng sau đó, phụ huynh lại kiện". Vấn đề tôi đặt ra ở đây sau câu chuyện này, khi chúng ta quá nâng cao vấn đề, khiến sự việc trở nên trầm trọng.

Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều trẻ em từ nhỏ đến lớn và tôi luôn có hình phạt. Khi tôi hỏi "đi với bác các con cảm thấy thế nào"? Nhiều trẻ trả lời: "Đi với bác chúng con rất thoải mái vì biết được phép làm gì và không được phép làm gì. Bọn con chỉ cần tránh những điều bác phạt là được".

Giáo dục bằng khuyên nhủ đang dần hủy hoại giới trẻ: Vì sao bị ném đá? - 2

"Phạt" mà tôi nói ở đây có khi chỉ là yêu cầu trẻ chép nhiều hơn các bạn khác một trang vở. 

Thực tế không phải tất cả trẻ con nào ở cạnh tôi đều bị phạt, thậm chí chúng trở nên rất ngoan bởi khi thấy một bạn nào đó trong lớp bị phạt, chắc chắn chúng sẽ tránh. Lấy thí dụ tầm 6h tối, tôi yêu cầu các con phải tắm, nếu giờ đó chưa tắm sẽ bị phạt. Như thế chúng sẽ phải kéo nhau đi tắm trước 6h. Dần dần, điều đó sẽ thành nếp và không trẻ nào vi phạm nữa.

Thay vì áp dụng hình phạt, theo bà tại sao chúng ta không tìm hiểu nguyên nhân khiến con sai để "điều trị" từ gốc?

- Vấn đề không phải trẻ con nào cũng lý giải được tại sao chúng làm như thế. Có nhiều điều trẻ con không hiểu nhưng nhà giáo dục thì biết, có những đứa trẻ không chỉ phá lớp mà đã phá ở nhà rất nhiều. Bố mẹ khuyên nhủ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.

Vì thế sau này khi gặp chuyện, đứa trẻ đó cũng sẽ khuyên nhủ người khác. Khi chúng ta sống và làm mọi việc trong khuôn khổ quy định, đứa trẻ đó cũng sẽ học theo.

Cho nên khi giáo dục trẻ con, chúng ta cũng đặt ra những quy định. Nhiều người nghĩ, "phạt" mà tôi nói ở đây là đánh, chửi, mắng…, nhưng hoàn toàn không phải như thế.

Chúng ta đưa ra quy tắc để hướng đến sự đối xử công bằng. Còn khi áp dụng việc khuyên nhủ, nghĩa là người lớn đang đặt vai trò mình là "bề trên" nói với người dưới và trẻ sẽ có phản ứng tâm lý không muốn lắng nghe nữa.

Nếu bố mẹ sợ hình phạt có ảnh hưởng tâm lý đến con mình, bố mẹ hãy đặt ra các quy định và bản thân mình cũng phải chịu phạt nếu sai. Như vậy đứa trẻ sẽ có tâm lý thoải mái và lần sau khi vi phạm, chúng sẽ vui vẻ chịu phạt.

Vì sao tôi nhấn mạnh chữ "phạt" bởi nếu không có các quy định, đứa trẻ sẽ khó tuân thủ.

Vì sao một số quốc gia ở nước ngoài tuân thủ luật pháp rất tốt, thậm chí quá nghiêm, chẳng hạn ném mẩu thuốc ra đường cũng bị xử phạt ngay, bởi vì họ tuân thủ điều đó đến mấy trăm năm.

Ở đây với trẻ con cũng vậy, ban đầu có thể chỉ vài ba quy định nhưng sau đó dần dần ta có thể tăng lên. Lúc đầu chúng có thể phạm luật và bị phạt nhưng tôi tin sau một thời gian, chúng sẽ có ý thức tốt.

Bà đánh giá thế nào nếu thay từ "phạt" bằng "kỉ luật tích cực"? Có lẽ tên gọi này phù hợp hơn khi áp dụng vào việc giáo dục trẻ nhỏ?

- Tôi nghĩ mỗi người tìm hiểu và đánh giá khoa học ở mỗi góc độ khác nhau. Nhưng khi nhìn tổng thể, ta sẽ thấy khác.

Nói đơn giản hơn, giáo dục khuyên nhủ như nhốt bọn thú cưng lại, vuốt ve yêu thương, rủ rỉ với chúng nhưng chỉ cần mở cửa đàn thú ấy sẽ chạy tung ra. Nhưng nếu được huấn luyện theo một nguyên tắc nhất định, chúng sẽ vẫn được ra ngoài, được hoạt động nhưng vẫn giữ được an toàn cho chúng nó.

Từ "phạt" nghe không "lọt tai" nhưng thực ra không phải vấn đề gì kinh khủng quá. Trong khi đó có thể dùng từ khuyên nhủ nhẹ nhàng, thoạt nghe rất lọt tai nhưng hoàn toàn không ổn với đứa trẻ.

Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc đánh đập hay hành hạ trẻ em nhưng hãy cứ phạt theo cách mà tôi nói ở trên, tôi tin sẽ tốt cho đứa trẻ.

Xin trân trọng cám ơn bà!

M. Hà (thực hiện)

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Cô gái học hết tiểu học được mời về làm việc vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao

Dù chỉ mới học hết tiểu học, nhưng cô gái này khiến nhiều người khâm phục khi vươn lên trở thành "nữ tướng" của Haidilao và là tỷ phú sở hữu khối tài sản hơn 42.000 tỷ đồng.
2

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.
3

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.
4

43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Nhận nuôi một người lớn rất đơn giản, cô sẽ không cần chứng minh năng lực tài chính, môi trường nuôi dạy trẻ...mà vẫn có người chăm sóc khi về già.

Ở miền Tây có một nơi sinh ra nhiều hoàng hậu nhất Việt Nam

Chuyện miền Tây có nhiều cô gái xinh đẹp không phải là lần đầu tôi được nghe. Dù có rất ít lần tin vào điều này thế nhưng nó vẫn khiến nhiều người tò mò, trong đó có cả tôi.

Ăn trong hạnh phúc

Chánh niệm là một khái niệm xuất phát từ văn hóa Phật giáo. Trong những năm gần đây, chánh niệm bắt đầu được quan tâm hơn tại nhiều quốc gia phương Tây, đặc biệt là trong ăn uống.

Cuộc đời của thần đồng hội họa 10 tuổi nhưng có cơ thể của bà lão 80

Cô bé Iryna Khimich đến từ Ukraine được biết tới như một thần đồng hội họa. Điều bất hạnh là cô bé bị mắc bệnh lão hóa sớm, khiến Iryna ở tuổi lên 10 nhưng có cơ thể rệu rã của một bà lão 80.

4 đặc điểm giúp phân biệt những tỷ phú thành công như Jeff Bezos hay Elon Musk với người khác

Các giám đốc điều hành hay lãnh đạo từ một số công ty thành công nhất trên thế giới, bao gồm LinkedIn, Facebook và Google đã tổ chức các cuộc họp “bằng chân” (tức là đứng hoặc đi bộ) vì họ tin rằng đó là lúc mọi người tập trung, sáng tạo và hiệu quả nhất.

Mất mà không tức giận, Được mà không kiêu ngạo, Yên lặng mà không tranh giành

Mất đi không tức giận, đời là thế; có được cũng không kiêu ngạo, mỉm cười cho qua; tĩnh lại, không tranh giành, tiêu diêu tự tại sống một đời bình yên. Mong rằng rất cả chúng ta đều có thể sống vui vẻ mỗi ngày, ăn ngon ngủ say giấc.

Phương thức sống tốt nhất: Đọc khi mơ hồ, vận động khi bận rộn, suy nghĩ khi một mình

Tương lai của một người, tiềm ẩn trong cách mà họ đang sống.

10 biểu hiện của một người không có tiền đồ: Quan ngại nếu chẳng may bạn sở hữu!

Nhiều người thường có thói quen tìm đủ lý do bao biện cho lỗi lầm của mình, nhưng đây là một thói quen xấu cần thay đổi gấp. Bởi chỉ có kẻ thua cuộc mới tìm lý do, còn người chiến thắng sẽ luôn tìm cách!

Bạn chưa từng nghèo, bạn sẽ không bao giờ có thể hiểu được cảm giác bất lực vì nghèo khó

Nghèo khó không phải lựa chọn của những người nghèo, nhưng hiểu lầm, coi thường những người nghèo khó lẽ nào không phải là sự nghèo nàn về suy nghĩ?

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 26/04/2024