Ở nước ngoài có một tin tức như này, tuy không phải chuyện gì to tát, những nó lại khiến người đọc vô cùng xót xa.
Ở một góc phố nọ ở Quảng Đông, Trung Quốc, có một phụ nữ đang quỳ rạp xuống đường khóc lóc nức nở.
Thì ra, chị và chồng mình tới Quảng Đông làm việc, chồng bỗng nhiên bị bệnh cần phải vào viện chữa trị gấp, chị vội vàng ra ngân hàng rút tiền để đi chữa trị cho chồng nhưng lại bị thu mất 27 tệ tiền phí thủ tục. (khoảng 94 ngàn đồng)
Một người cảnh sát trông thấy chị khóc như vậy liền chạy tới hỏi thăm, vì muốn an ủi mà chủ động đề nghị tặng chị 27 tệ, nhưng chị lịch sự từ chối: "Tôi không thể cầm tiền của anh", nói xong chị vừa lau nước mắt vừa rời đi.
Không ít người để lại bình luận dưới tin tức:
"Có 27 tệ thôi mà, có cần thiết phải như thế không?"
"Vì có 27 tệ mà khóc lóc tới mức vậy, khiếp!"
Trong mắt họ, 27 tệ đó chẳng qua cũng chỉ đáng tiền một ly trà sữa, một ly cà phê, không đáng để ý, tiêu rồi thì thôi, người phụ nữ chỉ vì 27 tệ mà khóc như vậy thì mất mặt quá.
Đây chính là thực tế cuộc sống, thế giới này quả thực không tồn tại cái gọi là đồng cảm, rất ít người hiểu được rằng, một người trưởng thành, vì kiếm tiền, dù chỉ là một đồng một hào nó cũng vất vả ra sao!
27 tệ, với rất nhiều người, nó có thể là tiền ăn của cả một ngày, là những đồng tiền phải vất vả tăng ca, vất vả lao động ra sao mới kiếm được.
Nếu có thể, ai mà muốn vì 27 tệ cỏn con ấy tính toán so đo khóc lóc thảm thương tới như vậy?
Nhưng áp lực cuộc sống ép họ phải tính toán, bởi với họ, bớt được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Vì vậy, rất nhiều khi, đừng coi thường những người chỉ vì vài đồng bạc mà kì kèo, tính toán, bạn hoàn toàn không biết họ phải trải qua những gì, bạn chưa từng nghèo, bạn sẽ chẳng thể hiểu được.
Một kênh tin tức của Trung Quốc đưa tin về sự việc người phụ nữ khóc vì 27 tệ
Tháng 5 năm nay, dịch bệnh ở Quảng Châu, Trung Quốc bùng phát trở lại, một đoạn video bỗng dưng trở nên phổ biến ở đất nước tỷ dân, trong đoạn video là một cô gái gần như mất kiểm soát cảm xúc, không ngừng hét lên:
"Tôi không cần biết, tôi nhất định phải đi làm!"
"Tôi không thể mất công việc này, tôi không cần biết ai nói gì, tôi không muốn nghe."
"Tóm lại, tôi nhất định phải giữ được công việc này."
Thì ra, vì tình hình dịch bệnh cấp bách, người dân được yêu cầu giãn cách tại nhà, nhưng cô gái trong video một mực muốn đi làm. Tình hình chung là quan trọng, thái độ của cô gái là hoàn toàn sai, nhưng nếu đứng từ góc độ của cô ấy để suy nghĩ, khó tránh được chút xót xa.
Dịch bệnh bùng phát đã gần 2 năm, ai mà không biết sự nguy hiểm của virus, ai mà chẳng biết ở nhà chính là sự bảo vệ tốt nhất cho bản thân? Nhưng với nhiều người mà nói, không đi làm là không có thu nhập, cuộc sống sinh hoạt của cả nhà già trẻ lớn bé thì vẫn tiếp tục, so với dịch bệnh, áp lực về cái ăn cái mặc cái mưu sinh có lẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Không phải họ không biết sợ dịch bệnh, chỉ là bị cuộc sống đưa đẩy, nếu không vì sinh tồn, mất ai chịu chấp nhận mạo hiểm sức khỏe để đi làm?
Trong một bộ phim truyền hình nước ngoài có tên "Remembrance of Things Past", nữ chính tới ngày đèn đỏ, vô cùng đau bụng, nhưng 10 phút nữa lại có một hội nghị rất quan trọng, cô uống thuốc giảm đau rồi tiếp tục làm việc.
Đồng nghiệp khuyên cô đừng lạm dụng thuốc giảm đau, cô chỉ cười nói: "Không uống thì làm sao mà đi họp được!"
Cấp trên của cô dù sắp phải sinh con cũng vẫn tới công ty làm việc, tới chỉ đạo mọi người tổ chức một hoạt động lớn, kết quả là vỡ nước ối ngay giữa hội nghị. Lúc bị đưa lên xe cấp cứu, cô vẫn không quên công việc, trước khi cửa xe đóng, vẫn với lại nói với cấp dưới: "Sản phẩm tuần tới phải chốt được rồi gửi cho tôi nhé!"
Một bên là công việc, một bên là sức khỏe, cơ thể mệt mỏi, đau đớn, vẫn chịu được, nhưng công việc mà không duy trì phong độ, không làm tới nơi tới chốn thì sẽ khó mà giữ được vị trí.
Vì cuộc sống, chúng ta miễn cưỡng mỉm cười, chúng ta âm thầm chịu đựng, chúng ta không gì là không thể. Không lẽ không có những khi muốn vỗ ngực rồi hào sảng nói "Anh/chị đây không làm nữa!" rồi quay đầu bước ra khỏi công ty ư? Có lẽ có, nhưng vì bao nhiêu miệng ăn ở nhà, chúng ta chỉ đành hít một hơi thật sâu, tự cổ vũ mình rồi lại tiếp tục mỉm cười cố gắng hoàn thành công việc.
Con người ta sống ở đời, nhiều khi tự ti, nhỏ bé, cũng chỉ vì vài đồng bạc, và cũng chỉ vài đồng bạc cỏn con thôi, cũng có thể khiến một người thỏa hiệp với thực tế cuộc sống.
Trên mạng có một câu hỏi khá được quan tâm rằng: "Vì sao lại tồn tại những người quan trọng hóa vài đồng bạc như vậy nhỉ?" Người đặt ra câu hỏi này, có lẽ đang sống một cuộc sống rất sung túc, đầy đủ, và họ tất nhiên sẽ cảm thấy khó hiểu với những người phân vân tiếc vài đồng bạc.
Họ thậm chí còn cho rằng đó là "tư duy người nghèo", nghèo vẫn hoàn nghèo. Nhưng vấn đề là, nếu có thể, ai mà lại không muốn nhàn nhã ngồi đó tận hưởng cuộc sống, sống một cuộc sống vô lo vô nghĩ?
50 ngàn bạc, với nhiều người, nó chẳng đủ tiền mua một ly cà phê, nhưng với rất nhiều người, nó thậm chí là tiền ăn của cả ngày.
Trên mạng có một câu hỏi khác rằng: "Cảnh nghèo mà bạn từng được chứng kiến, nó như thế nào?"
Có người nói, anh ấy từng chứng kiến rất nhiều người 2h sáng đã đi ra chợ rau bày hàng, chỉ vì muốn kiếm một vị trí tốt, rồi ngồi ở đó từ lúc đó tới 6,7h tối, cả ngày chỉ kiếm được 100-200 ngàn.
Còn có người nói, có một lần tới bệnh viện, vô tình gặp một cặp vợ chồng đang đứng nói chuyện với bác sỹ, bác sỹ nói chỉ cần 50 triệu là có thể chữa khỏi bệnh cho cậu bé, nhưng hai vợ chồng lại khóc lóc nói không có đủ tiền chữa bệnh cho con, sau cùng chỉ đành từ bỏ việc trị liệu.
Có thể có người sẽ nói, có 50 triệu thôi, làm gì mà không có?
Người xưa nói, "một phân tiền cũng có thể làm khó anh hùng hảo hán", đứng trước áp lực của cuộc sống, làm gì có nhiều cái gọi là "đơn giản" tới vậy, phần nhiều là sự bất lực và đau đớn.
Mong rằng tất cả chúng ta, những người có một điều kiện sống khá giả, đầy đủ, khi đối xử với những người có điều kiện không bằng chúng ta, có thể thêm một phần cảm thông, bớt đi một phần coi thường. Bạn không phải họ, không trải qua những gì họ phải trải qua, bạn không có tư cách đi bình luận hay đánh giá cuộc sống của họ.
Cần phải biết rằng, nghèo khó không phải lựa chọn của những người nghèo, nhưng hiểu lầm, coi thường những người nghèo khó lại chính là sự nghèo nàn về suy nghĩ.
Điều đầu tiên mà một người lớn nên học, đó chính là hãy biết cảm thông và thấu hiểu với những khó khăn của người khác!
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị