Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng

Minh Phương18/08/2022 14:00
Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng

Luôn ám ảnh về cái chết, Tần Thủy Hoàng luôn khao khát tìm kiếm một phương thuốc trường sinh. Tuy nhiên, khao khát này dường như lại khiến vị hoàng đế Trung Quốc sớm trở về thế giới bên kia.

 

NỖI ÁM ẢNH CÁI CHẾT

Tần Thủy Hoàng sinh năm 259 TCN. Ông là vị vua thứ 36 của nước Tần và là người đầu tiên chấm dứt thời kỳ Chiến quốc, thống nhất Trung Quốc. Kế vị cha, ông lên ngôi vua từ năm 13 tuổi và trở thành hoàng đế ở tuổi 38.

Sau khi chinh phục 6 nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng tự đặt cho mình danh xưng Thủy hoàng đế với mục đích chứng minh rằng nhà Tần vĩ đại hơn các triều đại khác.

Tần Thủy Hoàng là người bị ám ảnh bởi cái chết. Ông đã cho xây dựng một hệ thống đường hầm với nhiều lối đi ngầm trong cung điện của mình và chỉ di chuyển trong thành qua hệ thống này. Tần đế được cho là đã xây dựng một cung điện dưới lòng đất, với kết cấu kiến trúc tương tự và diện tích bằng 1/3 hoàng cung thật trên mặt đất để tránh nguy cơ bị ám sát.

Sự ám ảnh cái chết thậm chí khiến Tần Thủy Hoàng khi mới lên ngôi ở tuổi 13 đã ra lệnh xây dựng lăng mộ khổng lồ dưới lòng đất tại núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây để chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh hằng ở thế giới bên kia.

Sau 38 năm xây dựng với hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công lành nghề, khu lăng mộ này mới được hoàn thành. Theo số liệu thăm dò khảo cổ mới nhất, lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía Bắc dãy núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, có chiều dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc sang Nam. Với tổng diện tích 41.600 m2, tương đương diện tích 5 sân bóng đá quốc tế, đây là lăng mộ lớn nhất trong triều đại Tần và Hán.

Theo Sử ký của sử gia Tư Mã Thiên, khu lăng mộ chứa nhiều cung điện và đồ tạo tác, châu báu quý hiếm. Hai con sông Trường Giang và Hoàng Hà chảy vào biển lớn cũng được mô phỏng trong ngôi mộ bằng cách sử dụng thủy ngân.

Phần sàn lăng mộ miêu tả các con sông và đặc điểm đất liền, phần trần phía trên là hình trang trí các chòm sao trên trời. Ý tưởng này được cho là để Tần Thủy Hoàng tiếp tục cai trị vương quốc ngay cả khi sang thế giới bên kia.

Mặc dù chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho cuộc sống ở bên kia thế giới, nhưng về những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng lại đột ngột thay đổi ý định, muốn trở thành bất tử cùng với triều đại và cơ đồ mà ông gây dựng nên.

Theo Sử ký, sự thay đổi này chủ yếu do tác động từ những sự kiện và cả giấc mơ mà Tần đế tin là điềm báo "lành ít, dữ nhiều" về vận mệnh của mình cũng như của nhà Tần. Đó cũng là lúc khao khát trường sinh bất tử trỗi dậy mạnh mẽ trong vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, thôi thúc Tần đế bằng mọi giá tìm ra "thuốc trường sinh".

CUỘC TÌM KIẾM "THUỐC TRƯỜNG SINH"

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 1

Tần Thủy Hoàng huy động hiền tài, pháp sư trong khắp thiên hạ để tìm thuốc trường sinh (Ảnh minh họa: Ancient Origin).

Có rất nhiều câu chuyện về việc tìm thuốc trường sinh của Tần Thủy Hoàng được sử sách ghi chép và người đời kể lại. Theo các tài liệu chính sử và dã sử ghi chép lại, Tần Thủy Hoàng thời còn tại vị luôn tìm phương pháp "trường sinh bất lão". Công cuộc này được cho là kéo dài 10 năm. Tần Thủy Hoàng đã yêu cầu tất cả ngự y, pháp sư và hiền tài trong nước ra sức tìm kiếm phương thuốc giúp phá vỡ quy luật tự nhiên "sinh - lão - bệnh - tử" để được trường tồn cùng với trời đất.

Các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện các bản chiếu chỉ chứng minh hoàng đế Tần Thủy Hoàng luôn khao khát tìm kiếm thuốc "trường sinh bất tử". Kết luận này được đưa ra sau khi các nhà khảo cổ tiến hành nghiên cứu 36.000 thẻ gỗ tìm thấy năm 2002 ở đáy một giếng nước tại Hồ Nam, Trung Quốc, được xem là chiếu chỉ của Tần Thủy Hoàng. Trong đó, ông yêu cầu các quan chức địa phương ra sức tìm kiếm một phương thuốc trường sinh bất tử.

"Mệnh lệnh này của Tần Thủy Hoàng đã được ban bố rộng rãi, đến cả những ngôi làng ở biên giới hoặc các vùng xa xôi, hẻo lánh nhất", Zhang Chunlong, nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu tỉnh Hồ Nam, cho biết.

Thông tin trên thẻ gỗ cũng cho biết, quan lại địa phương và dân chúng từng rất lo sợ vì không thể tìm được phương thuốc quý nào như vậy để dâng hoàng đế. Trong số hàng nghìn thẻ gỗ, một thẻ cho thấy một ngôi làng tên Duxiang đã thành thật thừa nhận chưa tìm ra phương thuốc dù đã nỗ lực tìm kiếm. Một ngôi làng khác tên Langya trình báo có một loại thảo mộc từ ngọn núi ở địa phương có thể đáp ứng nguyện vọng của Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng đã tìm đến hàng trăm phương sĩ (hay pháp sư) từ các nước chư hầu cũ, trong đó có pháp sư tên Từ Phúc của nước Tề, để lập một nhóm phụ trách việc tìm kiếm thuốc trường sinh. Sau chuyến vượt biển tìm thuốc trường sinh đầu tiên không có kết quả, Từ Phúc trở về và tâu rằng đã tìm thấy đảo Bồng Lai, nơi đây có thần tiên nắm giữ thuốc trường sinh, nhưng muốn lấy được thần dược phải có lễ vật gồm 3.000 đồng nam, đồng nữ.

Ở lần tiếp theo, Từ Phúc yêu cầu phải có cung lớn và vũ khí để đuổi cá kình cản đường trên biển. Tần đế đã nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu này mà không mảy may nghi ngờ. Tuy nhiên, ở chuyến đi cuối cùng, do không tìm thấy thuốc trường sinh, Từ Phúc và đoàn tùy tùng không quay trở lại và được cho là lưu lạc đến Nhật Bản.

Thủy Hoàng vẫn chờ tin Từ Phúc trong vô vọng. Năm 211 TCN, khoảng 8 năm sau khi Từ Phúc "một đi không trở lại", một thiên thạch đã rơi xuống vị trí Đông Quận, một phần của lãnh thổ nước Tần tiếp giáp giữa 2 nước Tần - Tề, nay thuộc thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Trên thiên thạch này có khắc 7 chữ nói rằng hoàng đế sẽ chết và giang sơn sẽ phân chia lại. "Điềm báo" này khiến Tần đế tức giận và càng nôn nóng tìm kiếm thuốc trường sinh.

NGỘ ĐỘC "THUỐC TRƯỜNG SINH"?

Giấc mơ trường sinh và cái chết bí ẩn của Tần Thủy Hoàng - 2

Tần Thủy Hoàng qua đời trong một chuyến tuần du (Ảnh minh họa: Ancient Origin).

Cuộc tìm kiếm phương thuốc bất tử của Tần Thủy Hoàng thất bại. Ông chết vào năm 210 trước Công nguyên sau 11 năm trị vì. Các nhà khoa học tin rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tần vương là do vị vua này đã uống thủy ngân mỗi ngày.

Theo các ghi chép Sử ký, trong một lần vô tình Tần Thủy Hoàng tìm thấy một cuốn sách cổ về y học trong đó đề cập đến một loại chất có thể mang lại bất tử cho con người, chính là thủy ngân. Tần đế đã cho người đi khắp nơi thu thập thủy ngân để các pháp sư tinh luyện thành "thuốc trường sinh" dùng dần và cũng để tạo ra dòng sông thủy ngân bên trong lăng mộ đồ sộ mà ông bí mật cho xây dựng trong hàng chục năm.

Người Trung Quốc cổ đại quan niệm, sông thủy ngân có thể ban cho ai đó một sự sống bất tử. Có lẽ chính niềm tin này khiến Tần Thủy Hoàng nuốt thủy ngân để được trường sinh.
Tuy nhiên, năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng đã đổ bệnh nặng trong lúc đi tuần du ở phía Đông. Ông uống thuốc của một trong những pháp sư đã luyện thuốc trường sinh, bị nhiễm độc thủy ngân quá liều và qua đời ngay lập tức.

Các cận thần cố gắng che giấu hoàng đế đã băng hà càng lâu càng tốt. Ông được đưa về kinh thành bằng kiệu che kín và ngụy trang bằng cá ươn để giấu mùi tử thi. Thậm chí, hoàng đế vẫn được dựng ngồi trong kiệu với thức ăn như thể đang ăn. Chỉ khi về đến kinh thành Hàm Dương, triều đình mới thông báo hoàng đế đã băng hà.

Theo các ghi chép, Tần Thủy Hoàng có thể đã qua đời vì ngộ độc chính loại "thuốc trường sinh". Trong khi đó, dù không có tư liệu lịch sử cụ thể, nhưng các nhà sử học tin rằng hoàng đế nhà Tần mắc nhiều loại bệnh cũng phần nào khiến ông đoản mệnh.

Một nguyên nhân khác được cho là Tần đế làm việc quá sức, cơ thể suy nhược. Theo "Sử ký", Tần Thủy Hoàng thường xuyên thức đêm để lo việc triều chính. Hơn nữa, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, ông còn tiến hành 5 chuyến du ngoạn quy mô lớn, dấu chân của ông đã đặt đến hầu khắp các ngõ ngách của Trung Quốc. Khối lượng công việc lớn cộng với chuyến đi thuyền dài ngày có thể khiến vị hoàng đế này lao lực.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những suy luận của các chuyên gia thông qua tư liệu và sử sách. Suốt hơn 2000 năm qua, các nhà khoa học và khảo cổ không thể khẳng định nguyên nhân thực sự khiến Tần đế băng hà. Điều này là bởi họ vẫn chưa thể khám phá phía sâu trong lăng mộ và chưa thể tiếp cận được nơi đặt thi hài Tần Thủy Hoàng.

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện lăng mộ Tần Thủy Hoàng vào mùa xuân năm 1974 sau khi một số nông dân đang đào giếng gần Tây An phát hiện hàng loạt tượng binh sĩ làm bằng đất nung với kích thước tương đương người thật. Sau nhiều thập niên khảo sát, các nhà khảo cổ nhận định, đó là một phần trong đội quân gồm 8.000 binh sĩ đất nung bảo vệ vòng ngoài cho lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Họ cũng xác định sự tồn tại của một cung điện nằm sâu hàng chục mét dưới lòng đất.

Tuy nhiên, đến nay, khu lăng mộ này vẫn là một nơi được coi là gần như "bất khả xâm phạm" vì nhiều lý do bao gồm cả về khoa học và yếu tố tâm linh.

Sau khi Tần đế qua đời, đất nước sớm rơi vào hỗn loạn vì tranh giành ngôi báu giữa các thế lực. Trong cuộc đời mình, Tần Thủy Hoàng từng cho rằng triều đại của mình sẽ cai trị Trung Quốc 10.000 thế hệ nhưng sự thực, sau cái chết của ông, triều đại nhà Tần kéo dài không đến 3 năm.
Theo Live Science, BBC, Acient Origin


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Chú chó trốn khỏi kẻ trộm giữa mưa và cử chỉ được khen hết lời của 2 cô gái lạ

Mỗi một cử chỉ đẹp, dù nhỏ đến đâu cũng rất đáng trân trọng.

Nhân viên nghỉ trưa ở một công ty tại TP.HCM được “phục vụ” miễn phí đủ thứ

1 tiếng 30 phút nghỉ trưa ở một công ty tại TP.HCM nhân viên được “phục vụ” mọi dịch vụ như đi nghỉ dưỡng, từ ăn uống, ngủ nghỉ, làm đẹp,… đều có đủ.

Bộ sưu tập mô hình máy bay của chàng trai 10x ở Hà Nội

Sinh năm 2002, Võ Hoàng Hiếu hiện đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành Cơ khí tại Đại học Thủy Lợi đã dựng hàng trăm máy bay mô hình.

Nét đẹp văn hóa thờ Mẫu Tứ Phủ được đưa vào BST 'Dạ yến nhà quan'

Với nét đẹp trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ, NTK Hoài Sang đã thổi hồn vào 40 mẫu thiết kế mang tên "Dạ yến nhà quan" đầy sáng tạo.

Ngôi làng 'bác học' 1000 năm tuổi tại Việt Nam

Ngôi làng 1000 năm tuổi nằm bên sông Hồng đang thu hút sự chú ý của bạn bè quốc tế và cả giới trẻ thủ đô.

Những phát minh kỳ lạ nhất, dù chưa chắc hữu dụng nhưng tính sáng tạo thì vô biên

Con người từ vài trăm năm trước đã có những phát minh mà bây giờ nghe lại chúng ta chỉ có thể thắc mắc hoặc phì cười.

Hình ảnh ngoài đời và nhân vật trên phim của 11 vị khách tàu Titanic

Rất nhiều nhân vật phụ trong phim Titanic của James Cameron được xây dựng từ những hành khách thật trên chuyến tàu định mệnh.

Thư viện cho 'mượn người' thay vì sách: Bạn có thể 'đọc' câu chuyện về cuộc đời từ những người xa lạ

Bạn có thể "đọc" bất kỳ ai, từ các nhà tổ chức tang lễ, các chính trị gia, đến những đứa trẻ và họ sẽ mang đến cho bạn những câu chuyện mới mẻ trong cuộc sống của họ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 26/04/2024 12:00
Để thành công trong kinh doanh, bạn phải biết khách hàng của mình muốn gì, và cung cấp cho họ điều họ muốn, sau rốt tất cả các khách hàng sẽ trả tiền cho bạn về việc kinh doanh này. Cũng có thể nói cùng điều như vậy với việc quản lí.

Trước khi qua đời, con người có nghe được lời người thân nói không?

Thư giãn - Kim Linh - 26/04/2024 11:00
Nghiên cứu của một ĐH tại Canada đã tìm giải mã những phản ứng khi nghe thấy giọng người thân của bệnh nhân sắp qua đời.

Người đàn ông giấu tên để lại phong bì hơn 18 triệu đồng kèm lá thư ở hiệu sách

Truyền cảm hứng - Minh Nhật - 26/04/2024 10:00
Có những câu chuyện tưởng chừng đã là quá khứ nhưng vẫn day dứt cho đến hiện tại và mãi mãi sau này.

Người đàn bà trong tôi - Phản kháng để thoát khỏi lệnh giám hộ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 26/04/2024 09:00
Tôi cũng thấy rất phấn khích trong thời gian đầu biểu diễn tại sân khấu Las Vegas. Người hâm mộ đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều năng lượng. Tôi đã có những màn thể hiện đáng nhớ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khúc mắc với cha mẹ sẽ ảnh hưởng lên sự nghiệp của bạn

Từ sách - Phim - Quìn - 26/04/2024 08:00
Cụ thể thì những khúc mắc chưa được hoá giải giữa bạn và cha mẹ có thể ảnh hưởng ra sao lên sự nghiệp và con đường thành công của bạn?

Công nghiệp Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/04/2024 12:00
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đang đi tới sự thiếu hụt nhân công có kĩ năng cao. Họ nói Ấn Độ sẽ không thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng đúng với mục tiêu nếu vấn đề này không được giải quyết ngay tức khắc.

Việt Nam, dân tộc gầy nhất thế giới đang béo lên nhanh nhất

Phong cách sống - Thanh Long - 25/04/2024 11:00
Những đứa trẻ đang ăn kem và bim bim trước cổng trường, và đó là lúc 7 giờ sáng, trước giờ vào học của chúng.

35 tuổi là một cột mốc: Để thoát khỏi lo lắng và sống một cuộc sống ung dung tự tại

Suy ngẫm - Diệu Đan - 25/04/2024 10:00
Không lo lắng, không sợ hãi, thuận theo tự nhiên, mới có thể ung dung mà sống.

Người đàn bà trong tôi – Lệnh giám hộ, án tử đối với khả năng sáng tạo của Spears

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 25/04/2024 09:00
Tôi biết bên trong mình có một nội lực nào đó, nhưng tôi cảm nhận được nó đang dần yếu đi mỗi ngày. Theo thời gian, ngọn lửa trong tôi đã lụi tàn. Ánh mắt tôi không còn tia sáng nào nữa.

Sát-na này là thiên thu - Cái giá của cơn giận

Từ sách - Phim - Quìn - 25/04/2024 08:00
Thời gian chính là thứ vô thường nhất trên đời. Chúng ta không thể khiến thời gian dừng lại, càng không thể điều khiển thời gian tiến hay lùi. Thời gian vì thế rất quý báu. Chớp mắt, có khi chạm đến ngưỡng cuối của cuộc đời.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 26/04/2024