'Giấc mơ' của Nguyễn Hoài Hương: Khoái cảm cho con mắt

Tiểu Vũ17/03/2021 09:30
'Giấc mơ' của Nguyễn Hoài Hương: Khoái cảm cho con mắt

Triển lãm "Giấc mơ" của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương không chỉ bề thế về quy mô, đa dạng về vật liệu và chất liệu mà còn mang đến dấu ấn mới, đó là tranh sơn mài.

Định hình và định danh từ các triển lãm nhóm từ cuối thập niên 1980, đến nay bộ tứ nổi bật của nhóm họa sĩ TP.HCM thời kỳ đổi mới (1986), gồm Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Hoài Hương và Đỗ Hoàng Tường, vẫn miệt mài trên con đường sáng tạo mỹ thuật của riêng mình, thỉnh thoảng tham gia chung một triển lãm.

Có thể nói “mỗi người một vẻ”, ai cũng muốn “tìm một con đường, tìm một lối đi”, lấy sự thăng hoa của bạn làm chất xúc tác và sự thăng hoa cho bản thân. Họ âm thầm “cạnh tranh”, tôn nhau lên, nên vẫn giữ được hòa khí tao nhã và sự thân thiết đến tận bây giờ.

hoai-huong-2.jpg
Họa sĩ Nguyễn Hoài Hương. - Ảnh: Sang Nguyễn

Trong bốn người, Nguyễn Thanh Bình sớm chọn việc vẽ toàn thời gian, còn Nguyễn Trung Tín vừa đi dạy vừa vẽ, Đỗ Hoàng Tường vừa làm báo vừa vẽ đến khi “hưu non”, còn Nguyễn Hoài Hương vừa làm thiết kế vừa vẽ. Ở họ có một điểm chung là dù bận rộn đến mấy thì ai cũng chuyên tâm và thăng hoa trong việc vẽ của mình.

hat-chau-van.jpg
Tác phẩm Dạ liên (sơn mài, 120cm x 224cm, 2019) của Nguyễn Hoài Hương

Triển lãm cá nhân Giấc mơ với Nguyễn Hoài Hương không chỉ bề thế về quy mô, đa dạng về vật liệu, chất liệu, mà còn mang đến một dấu ấn mới, đó là tranh sơn mài. Trong các vật liệu dùng để sáng tác, sơn mài mới đến với Nguyễn Hoài Hương gần 4 năm nay, nhưng có lẽ là vật liệu "hợp cạ" hơn cả.

nguyen-hoai-huong.jpg
Tác phẩm Giấc mơ trưa 2 (sơn mài, 120cm x 224cm, 2019) của Nguyễn Hoài Hương

"Hợp cạ" là vì cá tính và công việc lâu nay của Hoài Hương gần gũi với sự tỉ mỉ, nặng tính thiết kế, trang trí. Sơn mài dung chứa những điều này một cách tự nhiên, nên phát huy được nhiều sở trường và cảm hứng của Hoài Hương. Hơn nữa, sơn mài cũng giống như cuộc đời, luôn ẩn tàng những bí mật và bất ngờ, chỉ sau khi mài thì mới lộ diện ra. Sự lộ diện này thường nằm ngoài các tiên liệu hoặc dự phóng của tác giả, vì vậy tính sáng tạo, chất nghệ nhiều hơn tính thợ, chất nghề.

da-lien.jpg
Tác phẩm Dạ liên (sơn mài, 120cm x 224cm, 2019) của Nguyễn Hoài Hương

Kế đến, vì sự chăm chỉ, có phương pháp làm việc cuốn chiếu - dây chuyền và quản trị công việc rất khoa học, nên Hoài Hương đến với sơn mài tương đối nhẹ nhàng, hiệu quả. Cũng vì có phương pháp nghiên cứu và sáng tạo, làm việc hữu hiệu, lại đang trong nguồn cảm hứng trôi chảy, nếu mọi điều diễn ra được như ý, chừng 3-5 năm nữa thôi, Hoài Hương sẽ có thêm rất nhiều bộ tranh sơn mài bề thế.

Xem những bức sơn mài khổ lớn mới thấy hết công phu, sự kết hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ thuật. Vài bức sử dụng cả ngàn vỏ trứng, chỉ lấy chỏm trứng để cẩn ngược và mài.

Không gian làm việc và nghệ thuật của Hoài Hương khá bề thế, với bài trí khoa học, sắp đặt rất tạo cảm hứng thị giác. Có thể nói chính các không gian này đã góp một phần đáng kể trong việc hình thành nên tác phẩm. Đặc biệt với sơn mài, vốn nặng nhọc và mất thời gian thì không gian làm việc cùng phương pháp làm việc hữu hiệu giúp ích rất nhiều.

xuong-sang-tac-1.jpg
Xưởng sáng tác của Nguyễn Hoài Hương. - Ảnh: Sang Nguyễn

Cuối cùng, với kinh nghiệm mấy chục năm làm trong nghề thiết kế và kiến trúc, lắng nghe biết bao nhiêu ý tưởng, yêu cầu của khách hàng - mà không phải lúc nào cũng đúng hoặc đẹp - Hoài Hương đã đạt đến độ thông hiểu, bao dung cần thiết. Bản thân anh lại khá chỉn chu, thích cái nhìn gián tiếp, u mặc kiểu Đông phương, nên khi đi vào sự u uẩn và thẳm sâu của sơn mài, đã hình thành sự liên thông tự nhiên, làm toát lên được đặc trưng và sự quyến rũ thị giác của vật liệu này.

nguyen-hoai-huong1.jpg
Tác phẩm Mùa xuân 2 (sơn mài, 120cm x 300cm, 2019) của Nguyễn Hoài Hương

Triển lãm Giấc mơ không đơn thuần là cuộc bày biện các tác phẩm gần nhau, mà là một tổng thể thiết kế mang tính nội thất. Với khoảng 40 năm trong nghề thiết kế và thi công nội ngoại thất, cùng kiến trúc, Nguyễn Hoài Hương có tư duy tổng thể và tổng hòa, nên khi bày biện một tác phẩm, cũng là kết quả sau cùng của tư duy ấy. Anh hình dung không gian sẵn có của bảo tàng như một căn nhà trống, để từ đó đưa tác phẩm, ánh sáng, thảm sàn, chấn phong, màu sắc… vào theo một thiết kế sắp đặt, nhằm mang lại cảm giác đời sống thường nhật, gần gũi và mang các công năng nhất định.

Nghĩa là ở nơi ấy, người xem như đi giữa không gian sống của một gia đình, chứ không phải bàng quan, có khoảng cách như thường thấy ở các triển lãm kiểu phòng trưng bày. Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng thật ra rất khó, nếu không có đủ kinh nghiệm và vật dụng thiết kế, khó mà làm chỉn chu cho được. Thế nên không gian, sự bài trí của triển lãm Giấc mơ sẽ là một điểm nhấn khác biệt, chỉ có xem trực tiếp mới cảm nhận hết được, mọi sự mô tả gián tiếp sẽ khó thể hiện.

nguyen-hoai-huong12.jpg
Tác phẩm Trừu tượng 3 (sơn mài, 120cm x 210cm, 2020) của Nguyễn Hoài Hương

Một điểm đáng lưu ý nữa, có lẽ cũng là quan trọng nhất, Giấc mơ vừa kế thừa những gì mà Nguyễn Hoài Hương đã theo đuổi suốt mấy chục năm qua, vừa là bước chuyển mới. Ở đây cũng là các hình ảnh Bắc bộ, không khí Huế và không gian kiến trúc Việt quen thuộc, nhưng đã được tinh lược thành các biểu tượng và biểu hiệu. Đôi khi chỉ là một bông hoa, một cây bằng lăng, hoặc chỉ vài mảng màu, gam màu đã đủ diễn đạt một vùng quê, một nếp nhà, một cảm nghĩ. Đặc biệt, đến với sơn mài trừu tượng, Nguyễn Hoài Hương càng phát huy được cái nhìn gián tiếp và tinh thần u mặc mà bản thân đã thủ đắc, chiêm nghiệm từ lâu.

giac-mo-thu-moi.jpg

Có lẽ sơn mài trừu tượng, với các bảng màu đặc trưng của Bắc bộ và Huế sẽ còn làm nên cuộc bùng phát cảm hứng và sáng tạo cho Nguyễn Hoài Hương ở tương lai gần, bởi điều này đã được thể hiện rõ qua các tác phẩm trưng bày tại Giấc mơ.

Triển lãm Giấc mơ của Nguyễn Hoài Hương sẽ khai mạc vào lúc 18 giờ ngày 20.3, kéo dài đến hết 28.3.2021 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (97 Pho Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1).

Cái khoái cảm của con mắt

Thập niên 1980-1990 của thế kỷ trước, hội họa Việt Nam đã có một bước chuyển quan trọng bởi sự xuất hiện một thế hệ họa sĩ mới, Hà Nội với nhóm năm người (Gang of five) và TP.HCM với nhóm bốn người, trong đó có Hoài Hương. Họ là những nhân vật tiêu biểu, những nhà cách tân thật sự của thời mở cửa.

Không giống với ba người còn lại (Đỗ Hoàng Tường, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trung Tín), Nguyễn Hoài Hương khởi đầu bằng sự kết hợp giữa hội họa với công việc thiết kế cảnh quan nội - ngoại thất, trực tiếp thiết kế kiến trúc và thiết kế đồ nội thất theo phong cách Á Đông. Vừa vẽ tranh, vừa thiết kế, sau 40 năm kể từ ngày tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP.HCM, hội họa và thiết kế đã hòa trộn với nhau để trở thành một Hoài Hương của hôm nay.

Tranh sơn mài của Hoài Hương lộng lẫy, rực rỡ nhưng không phải cái lộng lẫy vàng son cổ điển, mà nó tươi mới với một bảng màu không thường thấy trong sơn mài truyền thống: Màu tím Huế, màu xanh dương, màu xanh lá cây, màu nâu đất nhạt và màu vàng chanh, tất cả có độ trong mà không quá bóng bẩy. Còn về hình thì hình thiếu nữ khỏa thân, hoa sen, lá sen, lá chuối… là những motif mang nặng tính trang trí, nhưng rất riêng biệt của Hoài Hương. Chúng được sắp đặt trong một không gian phi thực, nhưng không có ý vị siêu thực. Một số bức sơn mài trừu tượng là tiếp tục cuộc chơi về màu sắc về chất thể để thỏa mãn khoái cảm thị giác vì mạnh mẽ và duyên dáng.

Tranh sơn dầu của anh vẫn là cái đẹp thuần túy thị giác của người có tâm hồn lãng mạn, nhẹ nhàng, có một chút hoài cổ, thích đắm chìm trong những buổi chiều tím vắng lặng còn rơi rớt chút nắng vàng trên những ngôi làng cổ vùng đồng bằng Bắc bộ, một phong cách hội họa nằm giữa lãng mạn và ấn tượng theo kiểu Việt Nam.

Một họa sĩ được đào tạo bài bản nhưng không quá quan tâm đến hội họa cổ điển và các trường phái hội họa hiện đại, không muốn làm cái gì cho khác người, không cao đạo, không lớn tiếng, trung thành với những gì mình thích, đứng ngoài sự khen chê, im lặng làm việc. Hoài Hương đã có một gia sản đáng nể về hội họa và thiết kế mang chữ ký của riêng mình. Chữ ký của một họa sĩ Việt Nam hiện đại biết tiếp nhận vẻ đẹp của mỹ thuật truyền thống để tạo ra vẻ đẹp riêng, không quá lạ lẫm với đại chúng.

Hội họa của Hoài Hương là hội họa của con mắt, cái khoái cảm của con mắt, giống như một bản nhạc không lời, nghe không phải để hiểu mà nghe để thư giãn, để tìm sự bình yên.

 Dương Thụ


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Ngắm thư viện hoàng gia thời Nguyễn đồ sộ giữa lòng Cố đô Huế

Chiều 15/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ khai trương Lầu Tàng Thơ - thư viện Hoàng gia thời Nguyễn tại đường Đinh Tiên Hoàng, TP Huế.

Gặp người tử tù trong bức ảnh nổi tiếng ‘Mẹ con ngày gặp lại’

Đó là bức ảnh “Mẹ con ngày gặp lại” được nhà nhiếp ảnh Lâm Hồng Long chụp khoảnh khắc "có một không hai" của mẹ con ông Lê Văn Thức .

Theo bạn, có điều gì đặc biệt ở bức ảnh này?

Bạn có nghĩ đây là những bức ảnh chân dung đẹp không? Có điều gì khiến bạn cảm thấy... bất thường không?

Gạc Ma: Thiêng liêng và bất tử

Sự kiện ngày 14.3.1988, gắn với những địa danh Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao, đã trở thành bất tử trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Tưởng nhớ 64 chiến sĩ Gạc Ma và 'vòng tròn bất tử' 33 năm trước

Hàng trăm người dân, thân nhân liệt sĩ đã đến Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) để dâng hương hoa tưởng nhớ 33 năm sự kiện Hải chiến Gạc Ma.

Công an Hà Nội xác nhận vụ tàng trữ, phát hành hơn 40.000 cuốn sách giả tại đường Láng có dấu hiệu vi phạm Bộ Luật Hình sự 2015

Vì tính chất nghiêm trọng của vụ thu giữ 40.000 cuốn sách giả vào ngày 8.1.2021 vừa qua, Phòng An Ninh nội bộ, Công an Thành phố Hà Nội đã xác minh việc tàng trữ và tiêu thụ sách giả của nhiều NXB ở Việt Nam tại Đường Láng, Hà Nội có dấu hiệu vi phạm Bộ Luật Hình sự 2015.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam giành HCV cuộc thi ảnh quốc tế

Tác phẩm "Những thiên thần Tây Nguyên" của nghệ sĩ nhiếp ảnh Ninh Mạnh Thắng vừa xuất sắc giành 2 Huy chương vàng và Bằng Danh dự salon tại cuộc thi ảnh quốc tế Three Country Grand Circuit 2020.

Tượng đài 48 tỷ đồng từng 'dậy sóng' dư luận đang chờ nghiệm thu

Sau 2 năm triển khai, công trình tượng đài Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, từng làm "dậy sóng" dư luận hồi giữa năm 2020 đã hoàn thành, đang chờ nghiệm thu.

40 tác giả nổi tiếng nói gì về việc đọc sách

Kỹ năng - TĐ tổng hợp - 24/04/2024 11:00
Bất kỳ nhà văn vĩ đại nào cũng cần phải là một người ham đọc sách. Dưới đây là những câu nói của 40 tác giả nổi tiếng khi nói về việc đọc.

Nếu giỏi chụp ảnh bằng điện thoại và có kỹ năng photoshop, đây sẽ là công việc giúp giới trẻ kiếm bộn tiền

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 24/04/2024 10:00
Điện thoại thông minh không chỉ để giải trí, nó còn là phương tiện giúp nhiều bạn trẻ kiếm được một khoản thu nhập không nhỏ nhờ vào ứng dụng chụp ảnh.

Thích Đồng Tâm, 'từ bỏ' học vị, xuất gia viết sách giúp người an yên

Từ sách - Phim - Lưu Đình Long - VNN - 24/04/2024 09:00
“Mỗi một tác phẩm mang dấu ấn riêng về sự trải nghiệm Pháp (cuộc sống) vận hành theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình tu học và chiêm nghiệm của bản thân tôi”, Đại đức Thích Đồng Tâm chia sẻ.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Khi nỗi đau cũng là một liều thuốc chữa lành

Từ sách - Phim - Quìn - 24/04/2024 08:00
Bởi nỗi đau cũng là một trong số những chất xúc tác giúp bạn kết nối với thế giới và trước khi bước vào kết nối rộng lớn ấy, bạn cần học cách kết nối với chính mình.

Phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/04/2024 12:00
Hiện nay phần mềm không còn là sản phẩm đem bán ra thị trường nữa mà là nhân tố bản chất chi phối cuộc sống của mọi người và ảnh hưởng chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Hoàng Nam Tiến: Đại học không phải cấp 4, hãy biến trí tuệ nhân tạo thành 'con sen', 'osin'

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 23/04/2024 11:00
Sinh viên cần bộc lộ khả năng làm chủ trí tuệ nhân tạo, tạo ra sự khác biệt chứ không phải dùng trí tuệ nhận tạo để tạo ra bài giải...

5 bí quyết giúp cuộc sống tiến vào trạng thái "ổn định"

Suy ngẫm - Trung Hạ - 23/04/2024 10:00
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.

Bộ sách “Đủ duyên ta lại tương phùng” - Tìm bình yên trong từng ý niệm

Từ sách - Phim - Lan Phương - 23/04/2024 09:00
Những câu chữ trong bộ sách Đủ duyên ta lại tương phùng sẽ giúp độc giả có những phút dừng lại, chiêm nghiệm, từ đó, nhen lên trong lòng một chút ấm áp, thắp lên một chút bình an.

Người đàn bà trong tôi - Cô đơn trong chính gia đình mình

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 23/04/2024 08:00
Danh tiếng tạo nên thần tượng lớn và cũng chính danh tiếng khiến Britney Spears chìm trong khổ đau...

Sự phân chia công nhân công nghệ lớn lao

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/04/2024 12:00
Với tấm bằng cử nhân về Khoa học máy tính, Rennie Sawade có thể kiếm việc làm dễ dàng trong ngành công nghệ phần mềm. Nhưng anh ta chỉ tìm được việc tạm thời, ngắn hạn kiểu như hợp đồng 5 tháng mà anh ta hiện đang làm tại một công ti ở Seattle.

Thầy giáo "Tây" đi bộ từ Hà Nội vào TPHCM gây quỹ 1 tỷ đồng cho trẻ nghèo

Truyền cảm hứng - Nguyễn Vy - DT - 22/04/2024 11:00
Bàn chân tứa máu, bầm dập, nhiều lần suýt mất mạng vì tai nạn khi đi bộ hơn 2.000 km từ Hà Nội vào TPHCM nhưng hai thầy giáo người nước ngoài đã hoàn thành hành trình, gây quỹ được gần 1 tỷ đồng.

Quan điểm ‘ngang ngược’ của người Do Thái về làm giàu: Cứ ‘bay lên’ trước, điều chỉnh tâm thái sau!

Suy ngẫm - Diệu Đan - 22/04/2024 10:00
Làm sai, tiền sẽ chảy đi nơi khác; làm đúng, tiền sẽ chảy vào túi. Đơn giản là vậy, nhưng khôg phải ai cũng kiên trì và quyết liệt hành động như người Do Thái.

Sát-na này là thiên thu - 8 hiểu biết để yêu thương không đau khổ

Từ sách - Phim - TĐ - 22/04/2024 09:00
Khi ta bắt đầu thương yêu một ai đó, hãy yêu thương như một người có trí tuệ, yêu theo cách người có trí, như thế sẽ chỉ có hạnh phúc chứ chẳng có khổ đau.

Từ bỏ - Tiêu chí khai tử giúp bạn nhận biết khi nào nên cất bước ra đi

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 22/04/2024 08:00
Trong cuốn sách "Từ bỏ", tác giả Annie Duke cho biết ưu điểm của tiêu chí khai tử là bạn luôn có cơ hội thiết lập nó bất cứ lúc nào khi đã bắt đầu một hành trình.

Tác giả Trung Nghĩa: ‘Đọc sách cũng như yêu’

Từ sách - Phim - Tiểu Vũ - 21/04/2024 12:00
Đọc sách cũng như yêu” là tác phẩm của nhà văn, nhà báo, Đại sứ văn hóa đọc Trung Nghĩa ra mắt nhân sự kiện Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại TP.HCM.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 24/04/2024