Giá đắt phải trả khi loài người thuần hóa động vật hoang dã thành gia súc

Anh Tú17/11/2023 11:00
Giá đắt phải trả khi loài người thuần hóa động vật hoang dã thành gia súc

Nền văn minh nhân loại như ta biết sẽ không tồn tại nếu không có các loại gia súc được thuần hóa để cung cấp thực phẩm, sức kéo... Nhưng có vẻ như nhiều căn bệnh hiểm nghèo trong lịch sử loài người cũng từ đó mà ra.

bo.jpg
Thuần hóa bò ở Ấn Độ

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng trực tiếp cho thấy việc thuần hóa và chăn nuôi gia súc trùng hợp với sự gia tăng các bệnh do động vật gây ra, như bệnh dịch hạch (yersinia pestis) và bệnh sốt tái phát do chấy rận (LBRF)...

Các nhà khảo cổ từ lâu đã hoài nghi rằng khi những người săn bắn hái lượm du mục ở lục địa Âu - Á bắt đầu định cư và trồng trọt, chăn nuôi vào khoảng 12.000 năm trước, nguy cơ mầm bệnh truyền từ động vật sang người cũng tăng lên.

Những tiến bộ gần đây trong phân tích DNA cổ đại cuối cùng đã cho phép các chuyên gia đưa giả thuyết đó vào thử nghiệm. Sàng lọc 405 tỉ chuỗi DNA được thu thập từ 1.313 hài cốt người cổ đại từ khắp Âu - Á, nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà địa chất học Martin Sikora tại Đại học Copenhagen lãnh đạo, đã xác định được nhiều gien thuộc về vi khuẩn.

Cuộc tìm kiếm quy mô của nhóm về DNA mầm bệnh đã cung thông tin cấp đủ và chi tiết suốt dòng thời gian kéo dài 12.500 năm về sự xuất hiện và lây lan của các căn bệnh chính ở loài người.

Trong khi nhiều vi khuẩn lây nhiễm cho con người vẫn ổn định trong suốt thời kỳ lấy mẫu, thì các bệnh lây truyền từ động vật sang người chỉ được phát hiện từ khoảng 6.500 năm trước.

Trên thực tế, vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, cũng có ở bọ chét nhỏ trên các loài gặm nhấm và mầm bệnh gây ra LBRF ở chấy rận, đều không thể phát hiện được trong hài cốt của con người cho đến khoảng 6.000 năm trước - thời điểm gần như trùng khớp với thời kỳ quá trình chuyển đổi từ xã hội săn bắt hái lượm sang xã hội nông nghiệp chăn nuôi.

Kể từ thời điểm đó, DNA của vi sinh vật lây từ động vật sang người đã được phát hiện một cách nhất quán trong bộ gien của hài cốt người cổ đại được nghiên cứu.

Sự gia tăng bệnh lây truyền từ động vật sang người không chỉ là kết quả của sự tương tác trực tiếp giữa người và động vật. Nó cũng có thể xuất phát từ thực tế là khi cộng đồng con người ngày càng đông hơn, điều kiện vệ sinh giảm xuống và mật độ các loài gây hại như loài gặm nhấm, bọ chét, chấy rận và ve tăng lên. Ví dụ, sự bùng phát của LBRF thường gắn liền với điều kiện sống và vệ sinh kém.

Sikora và các đồng nghiệp kết luận: “Do đó, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng trực tiếp đầu tiên về sự chuyển đổi dịch tễ học của bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người gia tăng sau khi bắt đầu nền văn minh nông nghiệp, rồi trải qua các thời kỳ lịch sử”.

Ngày nay, bệnh lây truyền từ động vật sang người chiếm hơn 60% các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện. Tuy nhiên cách đây hàng thiên niên kỷ, những vi khuẩn như vậy vẫn là thứ mới lạ đối với cơ thể con người.

Những xã hội sơ khai ở thảo nguyên Á - Âu tiếp xúc với mầm bệnh lây truyền từ động vật trước những xã hội khác có thể cũng là một… lợi thế cho chính họ. Những cộng đồng này không chỉ được tiếp cận với nguồn thịt và sữa thường xuyên mà cơ thể của họ còn có thời gian sớm để thích nghi với các mầm bệnh mới từ động vật.

Sikora và các đồng nghiệp đã tìm thấy sự gia tăng đột biến về tỷ lệ phát hiện DNA của vi khuẩn lây truyền từ động vật sang người trong hài cốt người trên khắp lục địa Á - Âu, có niên đại khoảng 5.000 năm trước.

Điều này cho thấy rằng khi những người chăn nuôi thảo nguyên di cư đến các vùng mới vào khoảng thời gian này, họ không chỉ mang theo kiến thức về nông nghiệp, mà cũng mang theo bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Nhóm tác giả phỏng đoán: “Những người chăn nuôi du mục, thông qua việc tiếp xúc liên tục trong thời gian dài với động vật, có thể đã phát triển khả năng miễn dịch đối với một số bệnh lây truyền từ động vật sang người và sự di cư của họ đã mang những căn bệnh này về phía tây và phía đông”.

Nếu điều này là đúng, nhiều người ở châu Âu bản địa thời đó có thể đã chết do sự di cư của người từ nơi khác đến, điều này khá giống với những gì xảy ra sau này với người bản địa ở những nơi khác trên thế giới trong thời kỳ người châu Âu đi khai phá thuộc địa. Theo thời gian, khi cộng đồng người ở Á - Âu ngày càng dày đặc hơn, mầm bệnh lây truyền từ động vật sang người càng phát triển, biến các đợt bùng phát đặc hữu thành dịch bệnh.

Vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, có thể sống ở ngựa, bò và cừu, đã gây ra dịch bệnh đầu tiên ở đế chế La Mã vào khoảng năm 540. Phân tích bộ gien gần đây cũng cho thấy Y. pestis tồn tại ở mức độ thấp hơn, tương đối liên tục từ 5.700 năm trước đến khoảng 2.700 năm trước.

Vào thời trung cổ, bệnh dịch hạch là kẻ giết người hàng loạt. Chỉ trong 3 nghĩa trang thời trung cổ ở Đan Mạch, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 11 trong số 39 cá nhân mắc bệnh này vào thời điểm họ qua đời.

Để so sánh, LBRF đạt đỉnh điểm vào khoảng 2.000 năm trước, khi hầu như không có bất kỳ dấu hiệu dịch hạch nào được phát hiện. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ dịch hạch lây lan do tình trạng đông đúc và vệ sinh kém, chiến tranh, cưỡng bách di cư, nghèo đói hoặc nạn đói.

Vẫn cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để hiểu lý do tại sao những đợt bùng phát dịch lại xảy ra. Dù vậy, nhóm nghiên cứu cho biết phát hiện của họ cung cấp “bằng chứng chắc chắn” rằng một sự thay đổi lớn trong cách sống của con người hàng nghìn năm trước cuối cùng đã dẫn đến sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm từ động vật, đồng thời “điều này đã tác động sâu sắc đến lịch sử và sức khỏe con người toàn cầu trong suốt nhiều thiên niên kỷ và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay".


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

AI vẽ lại chân dung Gia Cát Lượng, hậu thế: "Sao hình vẽ lại thành ra như vậy?"

Dưới sức mạnh của trí tạo nhân tuệ (AI), cư dân mạng đã "sụp đổ" trước những bức hình chân dung của Gia Cát Lượng.
2

Thích khách kỳ lạ nhất Trung Quốc chỉ dùng lời nói, không giết người vẫn hoàn thành nhiệm vụ

Vì sao vị thích khách này không cần đâm chém vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình?
3

Cao thủ kỳ lạ của Kim Dung: Quách Tĩnh, Kha Trấn Ác coi thường, sau giỏi kinh thiên động địa

Quách Tĩnh và Kha Trấn Ác không ngờ rằng, cao thủ này đã học được rất nhiều loại võ công lợi hại trong suốt cuộc đời mình.
4

Cao thủ sinh nhầm thời của Kim Dung: Nếu xuất hiện ở Thần điêu hiệp lữ thì ngang cơ Thiên hạ Ngũ tuyệt

Điểm đặc biệt là trình độ võ thuật của cao thủ này chỉ xếp hạng 3 trong Thiên long bát bộ.
5

Giá đắt phải trả khi loài người thuần hóa động vật hoang dã thành gia súc

Nền văn minh nhân loại như ta biết sẽ không tồn tại nếu không có các loại gia súc được thuần hóa để cung cấp thực phẩm, sức kéo... Nhưng có vẻ như nhiều căn bệnh hiểm nghèo trong lịch sử loài người cũng từ đó mà ra.

Quách Tĩnh và Kiều Phong ai mạnh nhất: Hành động của Hoàng Dung tiết lộ đáp án bất ngờ

Quách Tĩnh và Kiều Phong đều những cao thủ có võ công cao nhất nhì võ lâm. Nếu cùng tỉ thí thì ai sẽ là người mạnh nhất?

Tôn Ngộ Không tôn người này làm thầy thì thực lực có thể mạnh hơn Như Lai Phật tổ

Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu Tôn Ngộ Không tôn người này làm sư phụ thì thực lực đã mạnh hơn nhiều.

AI "hồi sinh" chân dung các Hoàng đế nhà Thanh

Bằng những bức tranh cổ, AI đã vẽ lại chân dung của các vị Hoàng đế thời nhà Thanh ở Trung Quốc.

Vì sao Quách Tĩnh, Hoàng Dung không kể cho Dương Quá nghe sự thật về Dương Khang?

Hóa ra Quách Tĩnh và Hoàng Dung nhất quyết không kể hết cho Dương Quá nghe sự thật về Dương Khang vì có 3 lý do.

Đội quân đất nung mộ Tần Thủy Hoàng được tạo ra thế nào? Sau khi một bức tượng nứt vỡ, đáp án mới hé mở

Từng có nghi vấn cho rằng các chiến binh được nặn từ người sống hiến tế nên mới có gương mặt sống động đến vậy.

Ma có thật không?

Rất nhiều người trong số chúng ta tin rằng ma, hay linh hồn người chết, là có thật. Nhưng liệu có cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó không?

AI phục chế màn biểu diễn đỉnh cao của ảo thuật gia nhà Thanh

Ở thời điểm công nghệ chưa phát triển, màn biểu diễn của ảo thuật gia thời nhà Thanh quả thực vô cùng mãn nhãn.

Cao thủ là đệ tử của Kiều Phong, võ công mạnh tới mức Thiên hạ ngũ tuyệt nhìn thấy là tránh?

Vì sao Kiều Phong dù đã tự sát vẫn có được đệ tử là cao thủ mạnh như vậy?

Động vật có khả năng nhận thức bản thân khi soi gương không?

Thư giãn - Anh Tú - 29/11/2023 13:00
Nghiên cứu về việc liệu động vật có thể nhận ra mình trong gương hay không bắt đầu được thực hiện từ năm 1970 và kể từ đó chỉ một số ít loài đã vượt qua bài kiểm tra.

Câu chuyện cuộc sống - Mục tiêu là động lực của thành công

Truyền hình - PV - 29/11/2023 12:00
Con người có những lợi ích to lớn khi có mục tiêu để hành động, bởi mục tiêu của bản thân đôi khi là hành trình để chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách.

Xu hướng mới: SMAC

Blog GS John VU - GS John Vu - 29/11/2023 11:00
Các công ti làm khoán ngoài CNTT phải nhanh chóng chuyển vào SMAC (phương tiện xã hội, di dộng, phân tích dữ liệu lớn và tính toán mây – Social media, Mobility, big data Analytics and Cloud computing) nếu không sẽ mất kinh doanh vào tay người khác.

10 bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các tỷ phú: Những lời khuyêncó thể thay đổi cuộc đời bạn

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 29/11/2023 10:00
Những lời khuyên của các tỷ phú giàu nhất thế giới sẽ giúp bạn có định hướng phát triển trong công việc cũng như cuộc sống.

Xoay chuyển tình hình Biển Đông - Ở một nơi chứa đầy truyền thuyết và thần thoại

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 29/11/2023 09:00
Các nhà khoa học biển của Việt Nam như Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi và Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn hoàn toàn đồng ý rằng quản lý đại dương là nguồn sống thiết yếu cho tương lai của quốc gia và khu vực.

Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram - Instagram đã thu hút người nổi tiếng như thế nào?

Từ sách - Phim - Quìn - 29/11/2023 08:00
Tháng 3/2016, tài khoản @franciscus của Giáo hoàng Francis sau khi đăng bài đầu tiên đã thu hút hơn 300.000 lượt thích. Cột mốc này là một thành tựu rực rỡ trong chiến lược của Instagram nhằm thu hút người nổi tiếng của mình.

Lời khuyên cho người tốt nghiệp bị thất nghiệp

Blog GS John VU - GS John Vu - 28/11/2023 13:00
Tốt nghiệp đại học nhưng không thể tìm được việc làm, không phải bởi vì thiếu tri thức và kĩ năng, mà vì kinh tế đang trong cơn suy thoái. Làm sao thoát khỏi tình trạng này?

Câu chuyện cuộc sống - A dua 'căn bệnh' cần loại bỏ

Truyền hình - 28/11/2023 12:00
A dua được biết đến như là một căn bệnh hùa theo người khác một cách thiếu suy nghĩ hoặc để lấy lòng một ai đó.

Chuột có thể có trí tưởng tượng

Thư giãn - Cẩm Bình - 28/11/2023 11:00
Tạp chí khoa học Science ngày 2.11 vừa đăng tải một nghiên cứu phát hiện chuột có thể suy nghĩ về đồ vật và địa điểm không ở ngay trước mặt chúng.

Cô gái khuyết tật, 2 lần vô địch điền kinh thế giới: 'Tôi không muốn bố phải dằn vặt suốt cuộc đời'

Truyền cảm hứng - Nguyễn Phượng - 28/11/2023 10:00
Để người bố vơi bớt đi cảm giác tội lỗi về tai nạn của con gái, cô gái khuyết tật 27 tuổi đã không ngừng nỗ lực và trở thành nhà vô địch giải đua xe lăn thế giới.

Xoay chuyển tình hình Biển Đông - 'Đảo Thiên đường' khu dự trữ sinh quyển thế giới

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 28/11/2023 09:00
Có 23.000 cư dân trên đảo đang sống chan hòa với Biển Đông. Các ngư dân, một số có tàu vỏ gỗ cỡ nhỏ và nhiều người dùng thúng chai, ngày ngày thả lưới giăng câu để đánh bắt bào ngư, cá vược, cá mú, tôm hùm, mực và hải sâm.

Khoảnh khắc người sáng tạo - Bận rộn không phải là thước đo của thành công

Từ sách - Phim - Quìn - 28/11/2023 08:00
Thực tế, việc bạn đánh đổi giấc ngủ cho 2-3 công việc cùng một lúc thể hiện việc bạn quá kém cỏi trong việc lập kế hoạch và đưa ra lựa chọn cho riêng mình.

Câu chuyện cuộc sống - Phải làm gì nếu trẻ không thích đi học?

Truyền hình - PV - 27/11/2023 12:00
Nhiều trẻ rất sợ khi bắt đầu đi học. Có phụ huynh đồng hành và giúp con vượt qua nỗi sợ, tuy nhiên vẫn có nhiều phụ huynh la mắng, cảnh báo con mà không biết rằng con đang gặp phải nỗi sợ khi phải làm quen với môi trường mới.

Bí ẩn vụ trộm bộ não của thiên tài Albert Einstein

Thư giãn - Linh Anh - 27/11/2023 11:00
Chỉ vài giờ sau khi Einstein qua đời, bộ não của ông đã bị đánh cắp một cách đầy bí ẩn, "vụ trộm thế kỷ" kinh hoàng được che giấu hơn 3 thập kỷ.

7 điều đúc kết, hạnh phúc cũng từ đây mà ra

Suy ngẫm - Trung Hạ - 27/11/2023 10:00
Đời người là những trải nghiệm và đúc kết. Vậy mấy chục năm qua, bạn đã nhận ra được điều gì tâm đắc nhất về cuộc sống?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 30/11/2023